Điểm lại các sự kiện trong tháng 8 năm 2024

Điểm lại các sự kiện trong tháng 8 năm 2024

Điểm lại các sự kiện trong tháng 8 năm 2024

Lúa chiêm vàng mượt nương đồng

Gió ru diều sáo, nắng hồng gọi hoa.

Rộn lòng con thảo gần xa

Yêu thương tình Mẹ bao la biển trời.

Tìm hoa, rảo khắp núi đồi

Về tôn vinh Mẹ nức lời ca dâng.

Tỏ niềm tín thác xin vâng

Bao lòng cảm mến bâng khuâng dạt dào.

Đoạn đầu bài thơ “Hoa dâng Mẹ” của tác giả Thanh Chi đã diễn tả tâm tình của đoàn con thảo dâng Mẹ trong tháng 8. Tháng Tám là tháng có nhiều sự kiện diễn ra trong Giáo hội toàn cầu và Giáo hội Việt Nam.

 

Giáo hội toàn cầu

Ý cầu nguyện tháng Tám 2024 của Đức Giáo hoàng: Cầu cho các nhà lãnh đạo chính trị

Cùng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo chính trị

1. Trong ý cầu nguyện tháng Tám năm 2024, Đức Giáo hoàng Phanxicô mời gọi mọi người cùng cầu xin cho các nhà lãnh đạo chính trị biết phục vụ người dân của họ. (xem thêm)

 Giáo hội Papua New Guinea: Truyền giáo qua hội nhập văn hoá của Tin Mừng

2. Nhân chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Papua New Guinea vào tháng 9 tới, với sự cộng tác của Dòng Thánh Tâm (MSC), Vatican News đưa ra cái nhìn về công cuộc loan báo Tin Mừng giữa các bộ lạc Papua, sự ra đời của Giáo hội Công giáo trên đảo và những hoa trái được sinh ra từ sự hội nhập văn hóa của Tin Mừng tại quốc gia này… (xem thêm)  

Tòa Thánh lên tiếng về sự xúc phạm người Kitô giáo trong lễ khai mạc Olympic

3. VATICAN - Tòa Thánh đã bày tỏ sự buồn lòng và tiếc nuối trước một số phần của lễ khai mạc Thế vận hội Olympic vào ngày 26 tháng 7 tại Paris. (xem thêm)

Tuyên bố của Toà Thánh về xúc phạm tôn giáo ở Olympic 2024

4. WHĐ (04.08.2024) - Hôm thứ Bảy ngày 03.08.2024, Phòng Báo chí Vatican công khai tuyên bố của Tòa thánh về việc xúc phạm tôn giáo ở Olympic 2024. Sau đây là toàn văn Việt ngữ của tuyên bố này. (xem thêm)  

Đức Thánh Cha: Văn chương giáo dục trái tim và tâm trí, mở ra lắng nghe người khác

5. Vatican News (04.08.2024) - Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thư cho các ứng viên linh mục, cũng như cho các nhân viên mục vụ và tất cả các Kitô hữu, nhấn mạnh giá trị của việc đọc sách như một phần trên con đường trưởng thành cá nhân, vì sách mở ra những không gian nội tâm mới, giúp đối diện với cuộc sống và hiểu người khác. (xem thêm)

60 năm Thông điệp Ecclesiam Suam của Đức Thánh Cha Phaolô VI

6. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ban hành thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phaolô VI (6/8/1964), Thông điệp Ecclesiam suam, xin gửi đến quý độc giả bài phân tích nội dung thông điệp được coi như “Hiến chương của cuộc đối thoại giữa Giáo hội và thế giới”, xoay quanh ba điểm: 1/ Bối cảnh. 2/ Nội dung. 3/ Nhận xét. Bài viết trích từ tập san Thời sự Thần học, số 65, tháng 8/2014. (xem thêm)  

Những Nghị phụ cuối cùng của Công đồng Vatican II

7. Đức Giám mục Daniel Verstraete, người mừng sinh nhật lần thứ 100 vào thứ tư 07-08 này, là người lớn tuổi nhất trong nhóm này. Ngài là một trong bốn nghị phụ còn sống cho tới nay, người đã tham dự công đồng được tổ chức ở Roma từ 1962 đến 1965. (xem thêm)

Thư của Đức Giáo hoàng Phanxicô về vai trò của văn chương trong đào tạo

THƯ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG TRONG ĐÀO TẠO

8. Ban đầu tôi đã chọn đặt tiêu đề cho Thư này quy chiếu đến việc đào tạo linh mục. Nhưng rồi nghĩ thêm, tôi thấy chủ đề này cũng áp dụng cho việc đào tạo tất cả những ai liên can đến công việc mục vụ, quả thực là liên can đến mọi Kitô hữu. Điều tôi muốn đề cập ở đây, đó là giá trị của việc đọc tiểu thuyết và thi ca xét như một phần con đường trưởng thành cá nhân của chúng ta. (xem thêm)  

Chương trình đào tạo về Vai trò Lãnh đạo của Giáo dân tại Rôma

9. (WHĐ / Rôma, 08.08.2024) - Từ ngày 5 đến ngày 11/7/2024, The Lay Centre ở Rôma đã tổ chức khóa hè cho chương trình đào tạo về Vai trò Lãnh đạo của Giáo dân (Lay Leadership Program). Được đồng tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Mục vụ của Đại học Loyola Chicago (IPS), chương trình năm nay đã quy tụ 21 giáo dân trẻ đến từ nhiều quốc gia như Colombia, Đức, Guatemala, Hungary, Ấn Độ, Ý, Latvia, Lebanon, Bồ Đào Nha, Nga, Slovenia, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và Việt Nam. (xem thêm)

Cuộc khảo sát toàn giáo xứ ở Uganda giúp hiểu điểm mạnh và thách đố của giáo xứ

10. Giáo xứ Thánh Gia Katulikire ở Giáo phận Hoima, Uganda, cung cấp nơi trú ẩn cho những người tị nạn từ Congo, Kenya và Nam Sudan, cùng với những người Uganda di tản trong nước. Để hiểu rõ hơn về cách điều hành đời sống giáo xứ, Sơ Lucy Akello đã thực hiện một cuộc khảo sát về cộng đồng, đưa ra một bức tranh rõ ràng về những điểm mạnh và thách thức của giáo xứ, đồng thời là một mô hình có giá trị để các giáo xứ khác noi theo. (xem thêm)  

Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô

11. WHĐ (14/8/2024) - Làm sao để tóm gọn đường hướng mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô? Đây là câu hỏi rất lớn, khi Giáo hoàng Phanxicô luôn cố gắng “tìm thấy Chúa trong mọi sự”. Theo đó, Đức Giáo hoàng đã đưa ra rất nhiều chương trình nghị sự dành cho Roma, và sau đó là cho toàn Giáo hội. Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn về những chương trình này, chúng ta có thể nhìn thấy nơi khẩu hiệu của ngài. (xem thêm)

Đức Hồng Y Bo: Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tác động đến các dân tộc Châu Á

12. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Vatican, chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Châu Á đã nói về tầm quan trọng của chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Từ ngày 2 đến ngày 13 tháng Chín, trong khuôn khổ chuyến tông du lần thứ 45 của mình, Đức Phanxicô sẽ thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore. (xem thêm)  

Phong thánh “tương đương”, một đặc trưng của Đức Giáo hoàng Phanxicô?

13. ALETEIA – Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đã phong thánh cho nhiều người nhất: 912 người. Một số người trong số họ đã được công nhận là thánh thông qua quy trình đặc biệt: phong thánh “tương đương”, hay còn gọi là phong thánh theo lòng sùng kính cộng đồng. (xem thêm)

Đức Giáo hoàng Piô X là một trong những nhà cải cách vĩ đại nhất trong lịch sử Giáo hội

14. Rome Reports - Vào ngày này cách đây 110 năm, người được nhớ đến như một trong những vị giáo hoàng cải cách vĩ đại nhất trong lịch sử đã qua đời — Thánh Giáo hoàng Piô X. (xem thêm)  

 Singapore sẽ đón Đức Giáo hoàng đông đảo như đón Taylor Swift

15. TGPSG / Aleteia -- Có đông đảo người Công giáo Singapore muốn tham dự Thánh lễ của Đức Giáo hoàng đến nỗi dù đã có tới 48.000 vé dự lễ được phân phối, khoảng 40% số người nộp đơn vẫn không bảo đảm sẽ nhận được vé dự lễ.(xem thêm)

Chương trình tông du Indonesia của Đức Giáo hoàng Phanxicô

16. TGPSG -- Vào tháng 9 tới, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ đến thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore. (xem thêm)  

Tương quan Công giáo và Hồi giáo sẽ được củng cố trong cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Indonesia

Nhà thờ Công giáo ở Jacarta

17. Các lãnh đạo Hồi giáo ở Indonesia cho rằng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha vào tháng 9 tới, sẽ là cột mốc trong việc xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa các tín đồ Hồi giáo và Kitô hữu, và sẽ làm cho quốc gia có đông người Hồi giáo nhất thế giới trở thành một quốc gia tốt đẹp hơn. (xem thêm)

Giải thích cách Thánh Gioan Phaolô II, Đức Biển Đức XVI và Đức Phanxicô chống lại ma quỷ

18. TGPSG / CNA – Trong một cuốn sách tiếng Ý xuất bản vào tháng 4/2023, “Esorcisti contro Satana” (Những nhà trừ quỷ chống lại Satan), nhà báo Fabio Marchese Ragona đã tiết lộ cách Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI và Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đối mặt với ma quỷ trong suốt triều đại của các ngài, thúc đẩy thừa tác vụ trừ quỷ hoặc thậm chí thực hành việc này. (xem thêm)  

Nghiên cứu mới khẳng định vết máu trên Tấm khăn liệm thành Turin nhất quán với sự tra tấn Chúa Kitô

19. TGPSG/CNAMột nghiên cứu mới từ một nhà nghiên cứu người Ý phân tích máu trên Tấm Khăn liệm thành Turin cho rằng các vết máu nhất quán với sự tra tấn và đóng đinh Chúa Giêsu Kitô như được mô tả trong Tin Mừng. (xem thêm)  

Thi hài của Thánh Têrêsa Avila vẫn còn nguyên vẹn sau gần 5 thế kỷ

20. TGPSG/CNA – Giáo phận Avila ở Tây Ban Nha đã báo cáo vào ngày 28/8/2024 rằng thi hài của Thánh Têrêsa Avila, Tiến sĩ Hội thánh, vẫn còn nguyên vẹn sau khi thánh nhân qua đời vào ngày 4/10/1582, cách đây gần 5 thế kỷ. (xem thêm)

Phỏng vấn Đức Hồng y Ignatius Suharyo về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Indonesia

21. Trong bầu khí phấn khởi trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha, trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Fides của Bộ Loan báo Tin Mừng, Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Tổng Giám Mục Jakarta cho biết lý do của cuộc hành hương của Đức Thánh Cha, và những hy vọng đang đến trong đất nước có đa số dân theo Hồi giáo. (xem thêm)  

Giáo hội Việt Nam

ỦY BAN GIÁO DÂN - THƯỜNG HUẤN THÁNG 08/2024: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN CÙNG NHAU LOAN BÁO TIN MỪNG

1. WHĐ (01.08.2024) - Căn tính truyền giáo của Giáo Hội một đàng được thể hiện qua đời sống cá nhân của mỗi Kitô hữu giáo dân, những người được mời gọi từ những gia đình công giáo đa dạng trên nền tảng thiêng liêng phong phú, những người đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội. (xem thêm)

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM GIỚI THIỆU BIỂU TƯỢNG (LOGO) CHÍNH THỨC

2. WHĐ (04.08.2024) - Trong Hội nghị thường niên kỳ I/2024 từ ngày 17 đến 21 tháng 04 vừa qua tại Vĩnh Long, Hội đồng Giám mục đã duyệt, chọn biểu tượng (logo) chính thức. Văn phòng Hội đồng Giám mục trân trọng giới thiệu biểu tượng chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam. (xem thêm)  

Thánh lễ Sai Đi ngày 02-8-2024 của Tổng Giáo phận Sài Gòn

3. TGPSG -- Các linh mục được Chúa sai đi phải sống thánh và có trái tim của Chúa, luôn biết động lòng xót thương dân chúng… (xem thêm)

Hội thảo nguồn nhân lực - Tương lai của hội dòng và nhà trường

4. WHĐ (16/8/2024) - Hướng tới việc đào sâu và tìm kiếm giải pháp hiệu quả đối với các vấn đề liên quan đến quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong các trường mầm non Công Giáo, Tiểu Ban Giáo dục Mầm non trực thuộc Ủy ban Giáo dục Công giáo Việt Nam đã tổ chức hội thảo NGUỒN NHÂN LỰC – TƯƠNG LAI CỦA HỘI DÒNG VÀ NHÀ TRƯỜNG vào ngày 10 tháng 8 năm 2024 tại Trung tâm hội nghị Vườn Cau (xem thêm)  

5. Hiện diện trong buổi tuyên xưng đức tin này có Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski - Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, 13 giám mục, các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, các thân nhân và nhiều giáo dân của các giáo phận khác nhau. (xem thêm)

Linh mục đoàn Sài Gòn: Thánh lễ tạ ơn Kim Khánh và Ngân Khánh Linh mục ngày 21-8-2024

6. TGPSG -- “Thiên Chúa đã vẽ con đường thẳng của hành trình đời linh mục bằng những con đường cong queo, ngoằn ngoèo.” (xem thêm)  

Thường huấn 2024 của linh mục đoàn Sài Gòn

7. TGPSG -- “Nhân cách linh mục” là chủ đề của Thường huấn năm 2024 dành cho linh mục đoàn Sài Gòn – đã diễn ra từ thứ Hai 19-8 đến thứ Tư 21-8 tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. (xem thêm)

Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc ngày 22/8/2024

8. WHĐ (22/8/2024) – Để “có Chúa cùng hoạt động” và có tầm nhìn của Thiên Chúa thì cần cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa.

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã nhấn mạnh như thế trong Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc, được cử hành vào lúc 08g30 thứ Năm 22/8/2024 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Ban Mê Thuột. (xem thêm)  

Bổ nhiệm Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc

9. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Đaminh Nguyễn Tuấn Anh, thuộc linh mục đoàn giáo phận Xuân Lộc, làm Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc. (xem thêm)

Tâm tình cuối tháng

Trong phần cuối thơ của  Đức Thánh Cha Phanxicô nói về vai trò của văn chương trong đào tạo, ngài đã chia sẻ: 

Văn chương giúp người đọc lật đổ các thần tượng của một ngôn ngữ qui ước tĩnh tại, tự mãn một cách sai lầm, và tự qui chiếu về chính mình, một thứ ngôn ngữ mà đôi khi cũng có nguy cơ làm vấy bẩn những diễn ngôn trong Giáo hội của chúng ta, giam hãm sự tự do của Lời Chúa. Ngôn từ văn chương là một ngôn từ làm cho ngôn ngữ chuyển động, giải phóng và thanh lọc nó. Cuối cùng, nó mở ngôn từ đó ra cho những cảnh giới rộng lớn hơn và có sức biểu cảm hơn nữa. Nó mở ngôn từ của con người chúng ta ra để đón nhận Lời vốn hiện diện trong tiếng nói của con người, không phải khi nó thấy mình là sự hiểu biết đã đầy tràn, đã dứt khoát và trọn vẹn, nhưng là khi nó trở thành một sự lắng nghe và mong đợi Đấng đang đến để đổi mới mọi sự.

Cuối cùng, sức mạnh tinh thần của văn chương đưa chúng ta trở lại với nhiệm vụ trước hết mà Thiên Chúa ủy trao cho gia đình nhân loại chúng ta: nhiệm vụ “đặt tên” cho các hữu thể và sự vật khác. Sứ mạng làm người quản lý công trình sáng tạo, được Thiên Chúa giao cho Ađam, trước hết đòi hỏi sự nhìn nhận phẩm giá của chính ông và nhìn nhận ý nghĩa sự hiện hữu của các hữu thể khác. Các linh mục cũng được giao phó nhiệm vụ nguyên thủy này là “đặt tên”, ban ý nghĩa, trở thành khí cụ hiệp thông giữa công trình tạo dựng và Ngôi Lời trở nên xác phàm và năng lực soi sáng của Người trên mọi chiều kích của thân phận con người chúng ta.

 Sự gần gũi giữa linh mục và nhà thơ như thế soi sáng sự kết hợp bí tích huyền nhiệm và bất khả phân ly giữa Lời Thiên Chúa và lời nói của con người chúng ta, tạo nên một sứ vụ trở thành một việc phục vụ xuất phát từ việc lắng nghe và lòng trắc ẩn, một đặc sủng trở thành trách nhiệm, một tầm nhìn về sự thật và sự thiện tự tỏ lộ như vẻ đẹp. Làm sao chúng ta có thể bỏ qua không suy ngẫm những lời mà thi sĩ Paul Celan để lại cho chúng ta: “Những ai thực sự học cách nhìn, sẽ đến gần những gì không nhìn thấy được”.

 

Top