Phong thánh “tương đương”, một đặc trưng của Đức Giáo hoàng Phanxicô?
ALETEIA – Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đã phong thánh cho nhiều người nhất: 912 người. Một số người trong số họ đã được công nhận là thánh thông qua quy trình đặc biệt: phong thánh “tương đương”, hay còn gọi là phong thánh theo lòng sùng kính cộng đồng.
Vài tháng sau khi được bầu chọn làm giáo hoàng, vào ngày 9/10/2013, Đức Phanxicô đã tuyên bố nhà huyền bí người Ý, Angela xứ Foligno (1248–1309) là thánh, mà không cần chần chừ thêm nữa. Không có ngày lễ phong thánh, không có công thức bằng tiếng Latin; nữ tu dòng Phanxicô chính thức gia nhập hàng ngũ các thánh chỉ bằng sắc lệnh đơn giản.
Công nhận lòng sùng kính cộng đồng
Trong Giáo hội Công giáo, phải mất một thời gian dài để được đưa vào sổ bộ các thánh. Vô số trường hợp đã bị sa lầy trong quá trình này. Tuy nhiên, hình thức phong thánh ngoại thường áp dụng cho trường hợp của Thánh Angela thực sự tồn tại. Các vị giáo hoàng sử dụng hình thức đặc biệt này để xác nhận sự thánh thiện của những người đã có tiếng tăm về sự thánh thiện và là đối tượng của lòng sùng kính có từ thời xa xưa – qua nhiều thế kỷ.
Nói cách khác, họ từ lâu đã được vox populi (tiếng nói giáo dân) coi là “thánh”, nhưng hồ sơ phong thánh của họ đã bị thất lạc trong những bước ngoặt của lịch sử. Đây là quá trình đặc biệt của hình thức gọi là phong thánh “tương đương” (equipollent canonization).
Phương cách nhanh chóng này bỏ qua việc công nhận phép lạ được cho là do sự chuyển cầu của vị đó. Vì họ đã có được lòng sùng kính không ngừng và danh tiếng về những phép lạ, nên giáo hoàng ngay lập tức công nhận lòng sùng kính có từ trước đối với vị thánh và bỏ qua nghi lễ trang trọng.
Đức Biển Đức XVI đã sử dụng sự công nhận tương tự này cho Thánh Hildegard xứ Bingen, người cũng được công nhận là tiến sĩ Giáo hội.
Một số ví dụ
Trong những năm qua, vị giáo hoàng người Argentina đã thực hiện các cuộc phong thánh tương đương khác. Vào ngày 17/ 12/2013, ngài đã đưa vào sổ bộ các thánh vị linh mục Dòng Tên người Pháp Pierre Favre (1506-1546). Thánh nhân là bạn đồng hành của Thánh Inhaxiô Loyola, và cũng là đồng sáng lập Dòng Tên. Quyết định này, được công bố vào ngày sinh nhật của Đức Giáo hoàng Phanxicô, được hiểu là dấu chỉ cho thấy lòng sùng kính cách riêng của giáo hoàng đối với vị thánh – mà bản thân giáo hoàng cũng là một tu sĩ Dòng Tên.
Thánh Phanxicô Xaviê, Thánh Inhaxiô Loyola và Thánh Pierre Favre, những người đồng sáng lập Dòng Tên
Tháng 4/2014, Đức Phanxicô đã tuyên bố ba trường hợp phong thánh tương đương cùng lúc, đó là Joseph de Anchieta (1534-1597), linh mục Dòng Tên người Tây Ban Nha truyền giáo tại Brazil; François de Laval (1623-1708), nhà truyền giáo người Pháp là giám mục đầu tiên của Quebec ở Canada, và Marie Chúa Nhập thể (1599-1672), nữ tu dòng Ursuline người Pháp, cũng là nhà truyền giáo ở Bắc Mỹ.
Vào ngày 5/ 7/ 2019, đến lượt vị giám mục Bồ Đào Nha thế kỷ 16, Bartôlômêô Các Vị Tử đạo (1514-1590), Tổng Giám mục của Braga, được đưa vào hàng ngũ các thánh qua một sắc lệnh.
Vào ngày 24/4/2021, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã công nhận sự thánh thiện của một nữ tu người Ý dòng Đaminh từ thời Trung cổ, Margaret xứ Castello (1287-1320), theo cách tương đương.
Tiếp theo: một nhóm nữ tu?
Theo thông lệ, những cuộc phong thánh cụ thể này được yêu cầu trực tiếp bởi một đại diện tối cao của Giáo hội - một cộng đồng, một giáo phận, v.v.
Một nhóm nữ tu người Pháp cũng là một phần của tiến trình phong thánh tương đương sắp tới: 16 nữ tu dòng Cát Minh Compiègne, bị chém đầu vào ngày 17/ 7/1794, trong cuộc Cách mạng Pháp. Họ được biết đến trên toàn thế giới nhờ những cuộc đối thoại nổi tiếng mà Bernanos đã viết về họ. Trên thực tế, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ủy quyền trao hồ sơ này lên Bộ Phong thánh vào ngày 20/1/2022.
Việc phong thánh tương đương là hình thức vinh danh các vị thánh được thực hiện bằng một sắc lệnh đơn giản của giáo hoàng mà không cần theo tiến trình thông thường, bao gồm việc xác minh phép lạ. Những vị thánh này “phải có lòng sùng kính lâu dài và không bị gián đoạn, cũng như danh tiếng về những dấu chỉ và ân sủng”. Việc phong thánh của họ được yêu cầu bởi một đại diện của Giáo hội, trực tiếp đến giáo hoàng.
Đức Biển Đức XIV đã chính thức hóa quá trình này vào những năm 1700. Thông qua đó, một giáo hoàng mời gọi Giáo hội hoàn vũ công nhận ngày lễ của vị thánh, với Thánh lễ và Kinh Phụng vụ.
Điều này công nhận rằng phán quyết của Giáo hội đã được đưa ra về sự thánh thiện của một người, mặc dù không tuân theo cách thức phong thánh thông thường. Việc phong thánh tương đương vẫn rất hiếm và chỉ xảy ra với một tỷ lệ rất nhỏ các vị thánh.
______________
Tâm Bùi (TGPSG) chuyển ngữ
Nguồn: aleteia.org
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha Phanxicô: Một nữ tu sẽ là Chủ tịch Phủ Thống đốc thành Vatican
-
Hành hương thời Tân ước - Phần 3: Đức Giêsu, người hành hương chịu chết để cứu độ con người -
Tài liệu Tuần Cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất năm 2025 -
Cuba thả tù nhân, hoan nghênh sự trung gian hòa giải của Tòa thánh -
Hoa Kỳ: Phép lạ của Đức Bà Cứu Chữa trước ngọn lửa -
Phỏng vấn Thanh tra Tông toà tại giáo xứ Mễ Du -
Đức Thánh Cha bị ngã và bị bầm ở cẳng tay phải -
Canh tân và Hòa giải: Thượng phụ Luciani và Năm Thánh 1975 -
Các Giám mục Á châu chuẩn bị thành lập văn phòng hiệp hành khắp khu vực -
Đức Thánh Cha bổ nhiệm ba chuyên gia Hoa Kỳ, trong đó có hai phụ nữ, làm thành viên Bộ của Giáo triều
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô