Điểm lại các sự kiện trong tháng 7 năm 2022
Chạm tháng bảy thương mẹ nghèo vất vả
Cánh đồng làng trời lúc ráo lúc mưa
Cha trở về trời tối vấp rào thưa
Chân tóe máu mùi bùn nâu vương áo.
Đoạn giữa bài thơ “Chạm tháng bảy” của tác giả Nguyễn Lan Hương đã diễn tả tình con thương cha mẹ vất vả trong tháng Bảy mưa ngâu. Tháng 7 là tháng có nhiều sự kiện diễn ra trong Giáo hội toàn cầu và Giáo hội Việt Nam.
Giáo hội toàn cầu
1. Hôm thứ Bảy 2/7/2022, trong cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 90 phút dành cho hãng tin Reuters Đức Thánh Cha đã bác bỏ những tin đồn nói rằng ngài có ý định từ chức cũng như tin đồn cho rằng ngài đang bị ung thư. Ngài cũng cho biết ngài tôn trọng quyết định của Toà án Tối cao Hoa Kỳ về việc đảo ngược phán quyết "Roe v. Wade" nhưng một lần nữa lên án việc phá thai. (xem bài viết)
2. Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, do thông tín viên Philip Pullella thực hiện, Đức Thánh Cha cho biết Hiệp định tạm thời của Tòa thánh với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa "đang diễn tiến tốt đẹp" và ngài hy vọng nó có thể được gia hạn vào tháng 10 tới. (xem bài viết)
3. Đáp ứng lời kêu gọi của Vatican cách đây hai năm, tính tới ngày 05/7/2022, đã có 35 tổ chức tôn giáo hiện diện tại 6 quốc gia, với tổng tài sản hơn 1, 25 tỷ đô la, thông báo thoái vốn khỏi các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch. (xem bài viết)
4. Trong phần thứ ba của cuộc phỏng vấn của hãng tin Reuters, Đức Thánh Cha đã chia sẻ kế hoạch gia tăng vai trò của phụ nữ trong Giáo triều Rôma, đồng thời thông báo ý định bổ nhiệm hai người nữ vào Bộ Giám mục, cơ quan hỗ trợ Đức Thánh Cha trong việc chọn các giám mục. (xem bài viết)
5. Nhân dịp Chúa nhật Biển cử hành vào ngày 10/7, Đức Hồng Y Michael Czerny, Bộ trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện đã gửi sứ điệp, kêu gọi quan tâm đến những người làm việc trên biển, đặc biệt về đời sống tinh thần, bởi vì họ không chỉ “giữ cho nền kinh tế thế giới vận hành nhưng còn tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của mỗi người”. (xem bài viết)
6. Trong một điện thư chia buồn, được ký bởi Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin, Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự đau buồn sâu sắc về vụ ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe và lên án sự vô nghĩa của nó. (xem bài viết)
7. Trả lời phỏng vấn của nhà báo chuyên về Vatican, Ignazio Ingrao, của đài truyền hình Tg1 của Ý, Đức tổng giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh, khẳng định rằng chuyến viếng thăm Kiev của Đức Thánh Cha sẽ được bắt đầu chuẩn bị sau chuyến thăm Canada và không loại trừ khả năng Đức Thánh Cha sẽ đến Ucraina vào tháng Tám. (xem bài viết)
8. Đức Tổng Giám mục William Lori của Baltimore, Chủ tịch Ủy ban về các hoạt động phò sự sống của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ, nói rằng quyết định của Tổng thống Mỹ sử dụng quyền lực tổng thống của mình "để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phá thai ở đất nước chúng ta" là "vô cùng đáng lo ngại và bi thảm." (xem bài viết)
9. Ngày 11/7/2022, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình các sự kiện xung quanh lễ phong chân phước cho Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô I. Thánh lễ sẽ được Đức Thánh Cha chủ sự tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 10:30 sáng Chúa Nhật ngày 4/9/2022 (xem bài viết)
10. Ngày 13/7/2022, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ba người nữ, gồm hai nữ tu và một trinh nữ thánh hiến, làm thành viên của Bộ Giám mục, cơ quan sẽ chịu trách nhiệm đánh giá các ứng viên giám mục cho các giáo phận. Đây là những người nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm thành viên của Bộ Giám mục. (xem bài viết)
11. Trả lời phỏng vấn của Televisa Univision, Đức Thánh Cha nói rằng nếu từ nhiệm, ngài sẽ không ở lại trong Vatican, cũng không trở về Argentina, bởi vì ngài là giám mục Roma, ngài sẽ ở lại Roma như là nguyên giám mục của Roma. Tuy thế, Đức Thánh Cha khẳng định rằng ngài không có ý định từ chức vào lúc này. (xem bài viết)
12. Ngày 14/7/2022, Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống và Giáo phận Roma đã đưa ra hướng dẫn cử hành Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ hai, vào Chúa Nhật ngày 24/7/2022, có chủ đề: "Trong tuổi già, vẫn sinh hoa kết quả". (xem bài viết)
13. Trong năm 2021, Talitha Kum châu Á, Liên đoàn các nữ tu Công giáo dấn thân đấu tranh chống nạn buôn người, đã giải cứu 26.065 phụ nữ khỏi nạn buôn người. (xem bài viết)
14. Sau khi đọc kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật 17/7/2022, Đức Thánh Cha thông báo rằng Chúa Nhật tới ngài sẽ lên đường đi Canada. Ngỏ lời với người dân Canada, Đức Thánh Cha nói đó là cuộc hành hương thống hối, để gặp gỡ và ôm lấy các dân tộc bản địa. (xem bài viết)
15. Sau khi đọc kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật 17/7/2022, Đức Thánh Cha thông báo rằng Chúa Nhật tới ngài sẽ lên đường đi Canada. Ngỏ lời với người dân Canada, Đức Thánh Cha nói đó là cuộc hành hương thống hối, để gặp gỡ và ôm lấy các dân tộc bản địa. (xem bài viết)
16. Chỉ còn đúng một tuần nữa, ĐTC Phanxicô sẽ lên đường viếng thăm Canada trong 6 ngày, từ 24 đến 30/7/2022, với mục đích đẩy mạnh tiến trình chữa lành những vết thương và hòa giải trong tương quan giữa các cộng đoàn thổ dân bản xứ và Giáo Hội Công Giáo. (xem bài viết)
17. Logo chuyến chuyến viếng thăm Canada của Đức Thánh Cha được một hoạ sĩ tài năng Người Bản địa Canada thiết kế, diễn tả ý nghĩa của chủ đề "Bước đi cùng nhau". Logo có hình tròn tượng trưng cho sự gặp gỡ, bao gồm, bình đẳng, với các yếu tố vừa bao gồm các yếu tố biểu tượng của Công giáo như chim bồ câu, chìa khóa thánh Phêrô, vừa bao gồm các yếu tố của các dân tộc bản địa Canada như cái trống, bò rừng, vv. (xem bài viết)
18. Theo Đức cha Poisson, chuyến thăm Canada của Đức Thánh Cha là một chuyến thăm lịch sử vì nhiều lý do. Ngoài việc lắng nghe và đối thoại với các dân tộc Bản địa, bày tỏ sự gần gũi của ngài và đề cập đến sự tham gia của Giáo hội Công giáo trong hoạt động của các trường nội trú trên khắp Canada, chuyến thăm của Đức Thánh Cha sẽ là cơ hội để gặp gỡ cộng đoàn Công giáo rộng lớn hơn ở Canada. (xem bài viết)
19.Trong thông cáo báo chí được công bố ngày 19/7/2022, Bộ Kinh tế của Toà Thánh công bố một chính sách thống nhất mới về các khoản đầu tư tài chính của Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican. Chính sách mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9/2022, nhắm tạo ra một khoản lợi tức đủ để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động của Tòa thánh thông qua các khoản đầu tư phù hợp với các giáo huấn của Giáo hội. (xem bài viết)
20. Trong sứ điệp cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo 01/9/2022, Đức Thánh Cha kêu gọi các hành động quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP27 và Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học COP15, đồng thời kêu gọi thông qua bốn nguyên tắc chính. (xem bài viết)
21. TGPSG / Aleteia -- Về sự "mâu thuẫn" của Tổng thống Biden đối với việc phá thai, Đức Giáo hoàng nói rằng: Ông Biden nên nói chuyện với giám mục của mình. (xem bài viết)
22. WHĐ (23.7.2022) – Vào Chúa nhật ngày 24.7, Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxicô sẽ bắt đầu một chuyến tông du ngoài nước Ý lần thứ 37 tới Canada. Dự kiến kéo dài từ 6 ngày, từ 24-29.7.2022, chuyến công du với chủ đề "Bước đi cùng nhau" được xem là cuộc “hành hương thống hối” đầu tiên nhằm mục đích tiếp tục hành trình chữa lành và hòa giải với các Dân tộc bản địa tại quốc gia này. (xem bài viết)
23. Ngày 23/6/2022 Vatican đã công bố chương trình chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Canada, từ ngày 24-30/7/2022. Chuyến đi có khẩu hiệu là "Bước đi cùng nhau", với nhiều cuộc gặp gỡ các đại diện của các Dân tộc Bản địa và các tín hữu Công giáo bản địa. Đây là một bước trong tiến trình hòa giải, hàn gắn các dân tộc bản địa. (xem bài viết)
24. Vào lúc 9 giờ 16 phút sáng Chúa Nhật 24/7/2022, theo giờ Roma, chiếc máy bay Airbus A330 của hãng hàng không ITA Airways đã cất cánh từ sân bay Fiumicino của Roma đưa Đức Thánh Cha và đoàn tuỳ tùng đi Canada, bắt đầu chuyến tông du thứ 37 của ngài tại nước ngoài. Chuyến bay sẽ đáp xuống phi trường Edmonton, tỉnh bang Alberta của Canada, sau khoảng 10 giờ bay. (xem bài viết)
26. Trên chuyến bay đến Canada, trước khi đi dọc lối đi của máy bay chào các nhà báo tháp tùng trên chuyến bay, Đức Thánh Cha đã nhớ và ca ngợi các ông bà nhân ngày Giáo hội cử hành Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ hai, vào Chúa Nhật 24/7/2022, và đã cùng mọi người đọc kinh Truyền Tin. (xem bài viết)
27. Sau khi bay khoảng 10 tiếng rưỡi, vượt qua chặng đường dài 8.430 km, vào lúc 11 giờ 9 phút sáng Chúa Nhật 24/7/2022 giờ Edmonton, Canada, tức là lúc 0 giờ 9 phút sáng thứ Hai 25/7/2022 giờ Việt Nam, chuyến bay của hãng hàng không ITA chở Đức Thánh Cha khởi hành từ Roma đã đáp xuống phi trường quốc tế của thành phố Edmonton, thuộc tỉnh bang Alberta của Canada. (xem bài viết)
28. Nhà thờ Thánh Tâm được xây dựng vào năm 1913, là một trong những nhà thờ Công giáo cổ nhất của thành phố. Năm 1991 Đức tổng giám mục Joseph MacNeil đã dành giáo xứ này cho các Dân tộc Bản địa First Nations, Métis và Inuit. Tại đây đức tin Công giáo được diễn tả trong bối cảnh của văn hoá bản địa. (xem bài viết)
29. Sân vận động Commonwealth là một khu phức hợp rộng 17 ha, nằm cách trung tâm thành phố chỉ vài phút trong khu McCauley. Đây là một trung tâm thể thao đa năng ngoài trời, chủ yếu là nơi tổ chức các trận đấu của đội bóng đá Edmonton Elks của Canada, các sự kiện và các buổi hòa nhạc thể thao lớn và quốc tế. Việc xây dựng Sân vận động này bắt đầu vào năm 1975, và hoàn thành vào năm 1978, nhân dịp Thế vận hội Khối Thịnh vượng chung, với sức chứa 42.500 khán giả. Trong những năm qua, nơi đây đã trải qua một số lần cải tạo và hiện đại hóa. Ngày nay, với sức chứa 56.302 chỗ ngồi, Sân vận động Commonwealth là sân vận động ngoài trời lớn nhất Canada. (xem bài viết)
30. Hôm nay chúng ta mừng lễ ông bà ngoại của Chúa Giêsu. Chúa muốn chúng ta gặp gỡ nhau đông đảo vào dịp rất quý báu đối với anh chị em cũng như đối với tôi. Chính tại nhà của hai thánh Gioakim và Anna, trẻ Giêsu đã biết những người họ hàng lớn tuổi của mình và cảm nhận được sự gần gũi, tình yêu dịu dàng và khôn ngoan của ông bà. Chúng ta cũng hãy nghĩ về ông bà của chúng ta và suy tư về hai khía cạnh quan trọng. (xem bài viết)
31. Hồ Thánh Anna là điểm hành hương của các tín hữu Công giáo từ cuối thế kỷ XIX. Mỗi năm, hàng ngàn tín hữu hành hương từ các nơi, đặc biệt là Mỹ và Canada, đến tắm mình trong hồ nước thánh và cầu nguyện. Hồ được người Nakota Sioux gọi là Wakamne - "Hồ của Thiên Chúa", người Cree gọi là "Hồ của Chúa Thánh Thần", nổi tiếng với nước chữa lành bệnh và ý nghĩa thiêng liêng của nó đối với cả tín hữu Công giáo và các Dân tộc Bản địa ở Canada và vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Hồ được cha Jean Baptiste Thibault, một nhà truyền giáo gọi là "Hồ Thánh Anna". (xem bài viết)
32. Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hồ Thánh Anna, 26/07/2022
Anh chị em thân mến, âba-wash-did! Tansi! Oki! [Chúc một ngày tốt lành!]
Tôi rất vui mừng được có mặt ở đây, một người hành hương với anh chị em và giữa anh chị em. Trong những ngày này, và đặc biệt là hôm nay, tôi đã bị đánh động bởi tiếng trống đồng hành với tôi bất cứ nơi nào tôi đến. (xem bài viết)
33. Vào lúc 17:45 ngày 27/7 giờ địa phương, tức 4:45 sáng ngày 28/7 giờ Việt Nam, ĐTC gặp gỡ Chính quyền dân sự, Đại diện các dân tộc bản địa và Ngoại giao đoàn tại “Citadelle de Québec”. Mở đầu bài diễn văn trước những người hiện diện, ĐTC đã cảm ơn Bà Thống đốc Toàn quyền Mary Sion, Thủ tướng Justin Trudeau về những lời chào mừng gởi đến ngài. (xem bài viết)
34. Diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô Gặp gỡ Chính quyền dân sự, Đại diện các dân tộc bản địa và Ngoại giao đoàn
Tôi gửi lời chào thân ái đến quý vị, và tôi xin cảm ơn Bà Mary Simon và Ngài Justin Trudeau vì những lời tốt đẹp và lịch thiệp của họ. Tôi rất vui khi có thể nói chuyện với quý vị, những người có trách nhiệm phục vụ người dân của đất nước vĩ đại này, nơi “từ biển tới biển” (như câu khẩu hiệu của quốc gia), đã cho thấy một di sản thiên nhiên đặc biệt. Trong số rất nhiều vẻ đẹp của xứ sở này, tôi nghĩ đến những khu rừng phong bát ngát và ngoạn mục khiến cho những miền quê Canada trở nên đầy màu sắc và đa dạng một cách độc đáo. (xem bài viết)
35. Québec là thành phố đông dân thứ hai sau Montreal, nằm phía đông Canada trên bờ sông San Lorenzo hùng vĩ. Được Unesco công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1985, Québec là một thành phố mang đậm nét châu Âu, kiến trúc kiểu Pháp và là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Bắc Mỹ. (xem bài viết)
36. Nhà thờ Chính tòa Notre-Dame de Québec, nơi có nhà nguyện đầu tiên do Champlain xây vào năm 1633, được xây dựng vào năm 1647, với tên là Notre-Dame de la Paix. Năm 1664, Nhà thờ trở thành giáo xứ đầu tiên ở miền bắc Mexico và được dâng kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Năm 1674, nhà thờ được nâng lên Nhà thờ Chính toà, sau khi Thánh François de Laval được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi của giáo phận mới của thành phố Québec. (xem bài viết)
37. Tôi xin gửi đến anh chị em lời chào nồng nhiệt và tôi cảm ơn anh chị em đã đến đây từ nhiều nơi khác nhau. Sự rộng lớn của vùng đất này giúp liên tưởng đến chặng đường dài trên hành trình hàn gắn và hòa giải mà chúng ta đang cùng nhau đối diện. Thật vậy, cụm từ đã gần gũi với chúng ta từ hồi tháng Ba, khi các phái đoàn bản địa đến thăm tôi tại Roma, cũng như đã truyền cảm hứng cho chuyến viếng thăm của tôi ở đây giữa anh chị em, là Bước Đi Cùng Nhau – Hiệp Hành. (xem bài viết)
38. Trong cuộc gặp gỡ cuối cùng tại Canada, sau khi lắng nghe chia sẻ của các cựu học sinh các trường nội trú, Đức Thánh Cha lại xin tha thứ cho các chính sách đồng hóa văn hóa của nhiều người Công giáo, điều đã phá vỡ mối dây liên kết giữa cha mẹ và con cái và gây tai tiếng cho các em nhỏ. Ngài đưa ra ba lời khuyên cho người trẻ Inuit: tiếp tục hướng thượng, đến với ánh sáng và liên kết hoạt động theo nhóm. Ngài mời họ đến gặp Chúa Giêsu trong gương mặt của người Inuit. (xem bài viết)
39. Thứ Sáu, 28/7/2022, ngày cuối cùng trong chuyến tông du 6 ngày của Đức Thánh Cha tại Canada. Sau 3 giờ bay từ Québec, vào lúc 16 giờ Iqaluit nghĩa là vào khoảng 3 giờ sáng thứ Bảy 29/7 giờ Việt Nam, Đức Thánh Cha đến sân bay Iqaluit. Tại đây ngài được Đức cha Anthony Wieslaw Krótki và chính quyền địa phương đón tiếp. Sau đó ngài đến trường tiểu học Nakasuk gặp riêng một số cựu học sinh các trường nội trú. (xem bài viết)
40. Tối thứ Sáu 29/7/2022, sau khi có cuộc trò chuyện ngắn với bà Toàn quyền Canada Đức Thánh Cha đã từ giã Iqaluit lên đường về Roma. Ngài đến Roma vào lúc quá 8 giờ sáng thứ Bảy 30/7/2022, kết thúc chuyến tông du thứ 37 tại nước ngoài. (xem bài viết)
41. Tối thứ Sáu 29/7/2022, Đức Thánh Cha đã từ giã miền Iqaluit của Canada để trở về Roma sau chuyến viếng thăm kéo dài 6 ngày tại Canada. Như thường lệ, trên chuyến bay, Đức Thánh Cha đã trả lời một số câu hỏi của các ký giả tháp tùng trên chuyến bay. (xem bài viết)
Giáo hội Việt Nam
1. TGPSG - Buổi gặp gỡ Hiệp Hành của Giáo phận được tổ chức lúc 8g thứ Bảy ngày 2-7-2022, tại hội trường Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Trung tâm Mục vụ TGPSG. (xem bài viết)
2. WHĐ (06.7.2022) – “Con đường Loan báo Tin Mừng và xây dựng Giáo hội Việt Nam của Đức cha Pierre Lambert de la Motte và việc đào tạo linh mục trong bối cảnh tiến trình hiệp hành và hậu Covid-19" là chủ đề của Hội nghị Thường niên các Đại Chủng Viện Việt Nam năm 2022. Hội nghị do Ủy ban Giáo sĩ Chủng sinh trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra trong 6 ngày từ chiều thứ Hai ngày 04.7 đến sáng thứ Bảy ngày 09.7.2022 tại Tòa Giám mục Giáo phận Đà Lạt. (xem bài viết)
3. WHĐ (07.7.2022) – "Lạy Chúa Trời xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài." Đó là tâm tình khởi đi từ thẳm sâu lòng yêu mến của tất cả các tham dự viên dâng lên Thiên Chúa trong giờ Kinh Sáng cho một khởi đầu ngày làm việc thứ III của Hội nghị. (xem bài viết)
4. WHĐ (08.7.2022) – "Lạy Chúa, này con xin đến để thi thành thánh ý Chúa" (Dt 10, 7). Đó là tâm tình và ước nguyện của Hội Nghị muốn thưa lên cùng Thiên Chúa tình yêu trong ngày sống và làm việc mới này (07.7.2022). Trong bầu khí thiêng liêng, toàn thể Hội Nghị cùng chung lòng ca ngợi và chúc khen Chúa trong giờ Kinh Sáng và Thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu Thánh Thể và xin ơn thánh hóa các linh mục. (xem bài viết)
5. TGPSG - “Cầu nguyện là việc làm ưu tiên rất quan trọng trong đời sống mỗi người”. Đức Tổng Giám mục (TGM) Marek Zalewski, Đại Diện Tòa Thánh tại Việt Nam đã rút ra kết luận trên từ Tin mừng (Lc 10, 38-42) khi ngài đến thăm và dâng thánh lễ tại giáo xứ Gia Định vào lúc 16g30 ngày 17-7-2022. (xem bài viết)
6. WHĐ (15.7.2022) – “Lắng nghe bằng Trái tim” là chủ đề của cuộc Hội ngộ Truyền Thông thường niên năm 2022 do Ủy ban Truyền thông Xã hội trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức. (xem bài viết)
7. WHĐ (19.7.2022) – Lần đầu tiên Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức một giải bóng đá mang cấp độ toàn quốc dành cho các giáo sĩ Việt Nam. Theo lời của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, giải bóng đá đặc biệt này được tổ chức với mục đích: (xem bài viết)
8. WHĐ (23.7.2022) – Hôm nay, ngày 23 tháng 07 năm 2022, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo: (xem bài viết)
Tâm tình cuối tháng
Trong sứ điệp cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo 01/9/2022, Đức Thánh Cha kêu gọi các hành động quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP27 và Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học COP15, đồng thời kêu gọi thông qua bốn nguyên tắc chính.
Chúng ta không thể không nhận ra sự tồn tại của một "món nợ sinh thái" (Laudato si’, 51) của các quốc gia giàu có về kinh tế, vốn đã gây ô nhiễm nặng nề nhất trong hai thế kỷ qua; điều này đòi hỏi các quốc gia đó phải thực hiện các bước tham vọng hơn ở COP27 và COP15. Điều này bao gồm hành động kiên quyết trong phạm vi biên giới của họ, giữ lời hứa hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các quốc gia nghèo hơn về kinh tế, vốn đã gánh chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng khí hậu. Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính hơn nữa cho bảo tồn đa dạng sinh học cũng cần được khẩn trương xem xét. Ngay cả những nước kinh tế kém hơn cũng có những trách nhiệm đáng kể nhưng “khác nhau” (Laudato si’ 52); sự chậm trễ của những người khác không bao giờ có thể biện minh cho hành động của một người. Tất cả chúng ta phải hành động một cách dứt khoát. Chúng ta đang đạt đến "điểm đổ vỡ" (Laudato si’, 61).
Trong Mùa Thụ tạo này, chúng ta hãy cầu nguyện để các hội nghị thượng đỉnh COP27 và COP15 có thể liên kết gia đình nhân loại (Laudato si’ 13) để đối phó hiệu quả với cuộc khủng hoảng khí hậu và sự suy giảm đa dạng sinh học. Nhớ lại lời khuyên của Thánh Phaolô: vui với người vui, khóc với người khóc (Rm 12, 15), chúng ta hãy khóc với tiếng kêu thảm thiết của thụ tạo, chúng ta hãy lắng nghe nó và đáp lại bằng những việc làm, để chúng ta và các thế hệ tương lai vẫn có thể tiếp tục vui mừng với bài ca êm ái về cuộc sống và hy vọng của các thụ tạo.
Roma, Thánh Gioan Laterano, 16/7/2022, Lễ nhớ Đức Mẹ Núi Cát Minh
Tóc Ngắn tổng hợp
bài liên quan mới nhất
- Điểm lại các sự kiện trong tháng 10 năm 2024
-
Điểm lại các sự kiện trong tháng 9 năm 2024 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 8 năm 2024 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 7 năm 2024 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 6 năm 2024 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 5 năm 2024 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 4 năm 2024 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 3 năm 2024 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 2 năm 2024 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 1 năm 2024
bài liên quan đọc nhiều
- Điểm lại các sự kiện trong tháng 4 năm 2023
-
Điểm lại các sự kiện trong tháng 8 năm 2023 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 1 năm 2024 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 08 năm 2020 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 07 năm 2020 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 09 năm 2020 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 12 năm 2021 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 11 năm 2022 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 3 năm 2021 -
Điểm lại các sự kiện trong tháng 5 năm 2021