Điểm lại các sự kiện trong tháng 6 năm 2024

Điểm lại các sự kiện trong tháng 6 năm 2024

Điểm lại các sự kiện trong tháng 6 năm 2024

Hãy cho thế giới biết về Lòng Thương Xót

Hãy ngắm nhìn Trái Tim bị đâm thâu

Ngọn lửa Xót Thương tuôn chảy Suối Ân Sâu

Các thương tích chính là nơi nương náu.

Đoạn đầu bài thơHãy ngắm nhìn Trái Tim bị đâm thâu” của tác giả Phạm Thị Kim Hải đã diễn tả tâm tình con cái dâng lên Thánh Tâm Chúa Giesu trong tháng 6. Tháng Sáu là tháng có nhiều sự kiện diễn ra trong Giáo hội toàn cầu và Giáo hội Việt Nam.

Giáo hội toàn cầu

1. “Bí tích Thánh Thể là câu trả lời của Thiên Chúa cho cơn đói sâu thẳm nhất của tâm hồn con người, cho cơn đói sự sống đích thực. Trong Bí tích Thánh Thể, chính Chúa Kitô thực sự hiện diện giữa chúng ta để nuôi dưỡng, an ủi và nâng đỡ chúng ta trên hành trình của chúng ta.” (xem thêm)

2. Theo báo cáo của Tổ chức International Christian Concern, Lực lượng Dân chủ Đồng minh cũng đã thực hiện một cuộc tấn công vào ngôi làng Kitô giáo Ndimo ở bang Ituri. Tổ chức trên cho biết 11 Kitô hữu đã bị hành quyết bằng dao rựa và súng trường vào ngày 13/5/2024 trong khi một số người khác bị bắt cóc và một số ngôi nhà bị đốt cháy.  (xem thêm)

3. Trong bài diễn văn, trước hết Đức Thánh Cha cùng ACLI tạ ơn Chúa, Đấng đã đồng hành và hỗ trợ họ trên con đường này, đồng thời cũng truyền cảm hứng cho nhiều người, thông qua ACLI, đã cống hiến cuộc đời mình để phục vụ người lao động, người hưu trí, giới trẻ, người nước ngoài và nhiều người đang gặp hoàn cảnh khó khăn". Ngài nói: "ACLI là nơi có thể gặp gỡ những 'vị thánh hàng xóm', những người không xuất hiện trên trang nhất các tờ báo, nhưng đôi khi họ thực sự thay đổi mọi thứ, theo hướng tốt đẹp!". (xem thêm)

DIỄN VĂN ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ DÀNH CHO THAM DỰ VIÊN PHIÊN HỌP TOÀN THỂ CỦA BỘ GIÁO SĨ

Hội trường Clementine

Thứ Năm, ngày mồng 06 tháng 06 năm 2024

[video và hình]

4. Anh chị em thân mến, chào anh chị em! (xem thêm)

5. Bangkok, Thái Lan (09.06.2024) – Một khóa tập huấn về dịch thuật văn bản mục vụ (Pastoral literature translation workshop) đã được tổ chức từ ngày 4 – 10.6.2024 tại Trung tâm Chăm sóc Mục vụ Camillô, quy tụ 48 tham dự viên từ các quốc gia Châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Myanmar và nhiều quốc gia khác. (xem thêm)

DIỄN VĂN ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

DÀNH CHO THAM DỰ VIÊN ĐẠI HỘI QUỐC TẾ LẦN THỨ IV CỦA CÁC CA ĐOÀN

Thính Đường Phaolô VI

Thứ Bảy, ngày mồng 08 tháng 06 năm 2024

[video và hình]

6. Chào anh chị em!

Anh chị em có thấy rằng tính tự phát của trẻ em hùng hồn hơn những bài diễn văn hay nhất không? (xem thêm)

7.  Thủ đô thiêng liêng

Trung Phi là một trong những quốc gia đẫm máu và chia rẽ nhất trên thế giới. Đó là lý do Đức Thánh Cha chọn quốc gia này. Sau khi bước ra khỏi chiếc xe mui trần của Giáo hoàng, không có bất kỳ sự bảo vệ nào trước những nguy hiểm có thể xảy ra, đứng trên thềm nhà thờ chính tòa Bangui, Đức Thánh Cha giải thích ngài đến Trung Phi để mang lại lòng thương xót và thông điệp hòa bình cho một “vùng đất đã phải chịu đựng chiến tranh và hận thù, hiểu lầm, thiếu hòa bình trong nhiều năm. (xem thêm)

8. WHĐ (12.06.2024) – Thế hệ “Zen Z” sinh ra trong thời trưởng thành của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy vậy, có lẽ các em không biết đến vị Giáo Hoàng nổi tiếng về đường lối mục vụ trong lĩnh vực truyền thông: thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II (1920-2005). (xem thêm)

TUYÊN NGÔN CUỐI CÙNG

 9. Chúng tôi, 30 tham dự viên, gồm các giám mục, linh mục và giáo dân, đã gặp nhau tại Don Bosco Home, Bangkok, từ ngày 20 đến ngày 24-11-2023, để tham dự Hội nghị Bishops’ Meet thường niên lần thứ 28 do Văn phòng Truyền thông FABC tổ chức. (xem thêm)

10. Năm Thánh, sẽ bắt đầu vào ngày 22/7 năm nay (2024) và sẽ kết thúc vào ngày 22/7 năm tới (2025), được tổ chức nhân kỷ niệm 375 năm ngày Chúa Giêsu Hài Đồng hiện ra trong Bánh Thánh đã được truyền phép, phép lạ Thánh Thể duy nhất thuộc loại này ở Peru. (xem thêm)

11. VATICAN NEWS – Bộ Cổ võ Hiệp nhất các Kitô hữu trình bày một tài liệu nghiên cứu mới nhằm khảo sát cuộc đối thoại đại kết đang diễn ra liên quan đến vai trò của Đức Giáo hoàng và việc thực thi Thừa tác vụ Phêrô. (xem thêm)

 Ngày 14/06/2024

 Tweet

12. VATICAN NEWS – Đức Hồng y Kurt Koch, Tổng trưởng Bộ Cổ võ Hiệp nhất các Kitô hữu, giải thích về tài liệu đại kết có tựa đề “Giám mục Rôma”: sứ vụ của Người kế vị Thánh Phêrô không còn được các Giáo hội khác nhìn nhận như là một vấn đề, mà là một cơ hội để cùng nhau suy tư về bản chất của Giáo hội và sứ mệnh của Giáo hội trong thế giới. (xem thêm)

13. Trong số các nhà truyền giáo có 33 Giám mục hưu trí, các linh mục và tu sĩ, và 643 giáo dân; 53% là phụ nữ và có độ tuổi trung bình là 75 tuổi. (xem thêm)

14. Do Bộ Giáo dân Gia đình và Sự sống tổ chức, Đại hội lần này có chủ đề “Thách đố của tính hiệp hành đối với sứ vụ” qui tụ khoảng 80 người điều hành của khoảng 95 hiệp hội quốc tế, trong số 117 thực thể được Tòa thánh công nhận. Sau đây là toàn văn Việt ngữ bài Diễn văn của Đức Thánh Cha: (xem thêm)

15. AMERICA MAGAZINE – Vào ngày 13.6.2024, Bộ Cổ võ Hiệp nhất các Kitô hữu của Vatican đã công bố một tài liệu nghiên cứu quan trọng về vai trò của Giám mục Rôma và vai trò đó được các giáo hội Kitô giáo khác nhìn nhận như thế nào như được thể hiện trong các cuộc đối thoại đại kết kể từ Công đồng Vatican II (1962-1965). Điều đáng chú ý là nó kết thúc bằng việc đề xuất bốn “khuyến nghị thực tiễn” về cách tiến hành cuộc thảo luận này trong một giáo hội hiệp nghị. (xem thêm)

Hội trường Clementine

Thứ Sáu, ngày 14 tháng 06 năm 2024

[video và hình]

15. Các bạn thân mến,

Tôi hân hoan chào đón tất cả các bạn và tôi xin cảm ơn những người trong Bộ Văn hóa và Giáo dục đã chuẩn bị cuộc gặp gỡ này. (xem thêm)

16. Được biết, Hội nghị của các vị lãnh đạo khối 7 cường quốc, (G7- Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ý, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) được tổ chức theo lời mời của Thủ tướng Ý, bà Giorgia Meloni, với tư cách là Chủ tịch theo lượt của khối. Ngoài ra, Hội nghị lần này còn có sự tham gia đàm phán của một số nguyên thủ quốc gia  khác như Ucraina, Argentina, Kenya, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria, v.v… (xem thêm)

17. “Tôi vô cùng ấn tượng”, Manu Payet nói khi rời phòng Clémentine của Dinh Tông tòa, nơi ông nghe bài phát biểu của Đức Thánh Cha, có thể bắt tay và trao đổi vài lời với ngài. Ông cảm thấy vô cùng xúc động khi được gặp Đức Phanxicô, “và rồi cũng là một niềm vui khi có thể tặng món quà này cho mẹ tôi”, ông nói và quay về phía mẹ mình, người đã cùng ông đến gặp Đức Giáo hoàng. “Tôi đến đón mẹ ở Réunion và chúng tôi cùng nhau quay lại để có thể tận hưởng khoảnh khắc này”. Nhân dịp này, ông đã chọn tặng Đức Thánh Cha Phanxicô một bản đồ Đảo Réunion. (xem thêm)

DIỄN VĂN ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

TRONG BUỔI TIẾP CÁC ĐẠI BIỂU CỦA LIÊN ĐOÀN LUTHER THẾ GIỚI

Thứ Năm, ngày 20 tháng 06 năm 2024

[video và hình]

18. Anh chị em thân mến!

“Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng” (Rm 15,13). (xem thêm)

19. Trong buổi cử hành Phụng vụ Kinh Chiều II lễ Chúa Thăng Thiên ngày thứ Năm 09/05/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025 với tựa đề “Spes non confundit - Hy vọng không làm thất vọng” (Rm 5,5). (xem thêm)

20. Đức cha David Waller là Giám mục đầu tiên của Giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham. (xem thêm)

21. Đức Hồng y Konrad Krajewski, Tổng trưởng Bộ Phục vụ Bác ái của Vatican sẽ vượt qua 2.000 km để mang chiếc xe cứu thương đến quận Zboriv ở vùng Ternopil. Ngài cũng mang theo một lượng lớn các loại thuốc thiết yếu của Nhà thuốc Vatican và Nhà thuốc của Bệnh viện đa khoa “Agostino Gemelli” ở Roma. (xem thêm)

22. Hôm thứ Năm, ngày 27/6/2024, Đức Phanxicô đã tiếp đón khoảng 20 tham dự viên Phiên họp toàn thể của Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh. Ngài khuyến khích họ phục vụ các cơ quan khác nhau của Giáo hội ở Châu Mỹ Latinh, và xây dựng những cây cầu để làm sao “việc ‘bước đi cùng nhau’ không phải là một cách diễn đạt hùng biện đơn thuần, nhưng là một kinh nghiệm mục vụ đích thực”. (xem thêm)

23. Anh Chị Em thân mến!

“Hy vọng và hành động với thụ tạo” là chủ đề của Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo, sẽ được tổ chức vào ngày 01 tháng 9 năm 2024. Chủ đề được lấy từ Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma (8,19-25), trong đó Thánh Tông đồ giải thích ý nghĩa của việc sống theo Thánh Thần và tập trung vào niềm hy vọng chắc chắn sẽ được cứu độ nhờ đức tin, tức là sự sống mới trong Chúa Kitô. (xem thêm)

24. WHĐ (30.06.2024) - Đoạn văn Cv 2,42-47 được biết đến như là một trong 3 kết luận của sách Công vụ Tông đồ,[1] và là một bản tóm lược mô tả đời sống và sứ vụ của Giáo hội sơ khai.[2] Trong năm Giáo hội Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của mọi thành phần dân Chúa vào đời sống và sứ vụ của Giáo hội, là một phần tử của Hội thánh, tôi muốn đọc lại bản văn này để suy tư về sự tham gia đầy năng động của các tín hữu trong Hội thánh thời sơ khai, hầu làm cho đời sống đức tin của mình thêm triển nở. (xem thêm) 

Giáo hội Việt Nam

    Ngày 04/06/2024

1. TGPSG -- "Đoàn viên Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm phải mở rộng lòng mình ra yêu thương hết thảy mọi người, và là tấm gương sáng nơi gia đình và trong môi trường sống của mình." (xem thêm)

2. TGPSG -- Các linh mục trong Hạt Gia Định đã có buổi tĩnh tâm vào lúc 08 giờ 30 sáng thứ Ba 04-06-2024 tại nhà thờ Chính Lộ - Hạt Gia Định. Hiện diện trong buổi tĩnh tâm có Linh mục (Lm) Hạt trưởng Giuse Mai Thanh Tùng, Lm Hạt phó Giuse Phạm Quốc Tuấn, cùng các linh mục chánh và phó của các giáo xứ trong hạt. (xem thêm)

3. TGPSG -- “Hãy chu toàn thừa tác vụ của mình với tấm lòng của Thánh Phêrô, của Thánh Gioan và của Chúa Giêsu mục tử. (xem thêm)

 4. TGPSG -- “Hội Thánh cho tôi nghỉ hưu, nhưng Chúa cho tôi sống để làm đẹp lòng Chúa” - Đức Hồng Y (ĐHY) Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã chia sẻ như thế vào cuối Thánh lễ mừng Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả - Bổn mạng của ngài - vào lúc 6g thứ Hai 24-6-2024 tại phòng nghỉ dưỡng của ĐHY trong khuôn viên Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn. xem thêm)

5. TGPSG - Linh mục (Lm) Giuse Lê Quốc Thăng, chánh xứ Phú Hạnh, hạt Trưởng Hạt Phú Nhuận, đã tổ chức buổi tĩnh huấn cho khoảng 140 thành viên Hội đồng Mục vụ (HĐMV) các giáo xứ, bao gồm các thành viên Ban Thường vụ, Ban điều hành các giáo khu, Ban đại diện các đoàn thể, trong 9 giáo xứ thuộc hạt Phú Nhuận, lúc 8g30 ngày 22.06.2024, tại giáo xứ Phú Hạnh. (xem thêm)

6. TGPSG ---Linh mục (Lm) Vinh Sơn Nguyễn Thành Tín - Dòng Đa Minh - Trưởng ban Bảo vệ Môi trường TGP Sài Gòn, đã chủ sự buổi Thường huấn lần 2 năm 2024, với chủ đề “Đức ái Kitô giáo khóe nhìn dưới lăng kính môi trường”, diễn ra vào lúc 8g sáng thứ Năm ngày 20.06.2024 tại giáo xứ Ninh Phát, hạt Tân Sơn Nhì. (xem thêm)

7. Kính thưa quý anh chị giáo lý viên-huynh trưởng trong Tổng Giáo phận,

Ngoài chương trình giáo lý thường xuyên cho các học viên tại giáo xứ, Đức TGM Giuse Nguyễn Năng muốn các giáo lý viên-huynh trưởng đảm nhận thêm phần hướng dẫn cho các học viên về Đạo Đức Môi Sinh. (xem thêm)

8. TGPSG ----“Lắng nghe và làm theo ý Cha trên trời mới được vào Nước trời”.

Đó là lời chia sẻ của linh mục (Lm) Phêrô Ngô Lập Quốc - Đặc trách cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) - Hạt Gia Định trong bài giảng Thánh lễ Tạ ơn, luân phiên kính Lòng Chúa Thương Xót, diễn ra lúc 15g thứ Năm 27.06.2024 tại nhà thờ Thị Nghè, do Lm Giuse Phạm Quốc Tuấn, chánh xứ Thị Nghè, kiêm Hạt phó Gia Định chủ sự. (xem thêm)

9. TGPSG --- “Các ông bà được chọn gọi vào chức danh Hội đồng Mục vụ (HĐMV), đừng lo lắng về trình độ, nghề nghiệp cũng như khả năng lãnh đạo nhưng hãy tín thác vào Chúa, khiêm nhường để Chúa rèn giũa trở thành những người cộng tác loan báo Tin Mừng cho người xung quanh.” (xem thêm)

Tâm tình cuối tháng

Trong phần cuối diễn văn tại hội nghị thượng đỉnh 17,  Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ:

Suy tư của tôi về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với nhân loại thúc đẩy chúng ta phải cân nhắc tầm quan trọng của “chính trị lành mạnh” để có thể nhìn về tương lai của chúng ta với niềm hy vọng và sự tự tin. Như tôi đã viết trước đây “xã hội toàn cầu đang gặp phải những thiếu sót nghiêm trọng về mặt cơ cấu mà không thể giải quyết được bằng những giải pháp chắp vá hoặc các biện pháp khắc phục nhanh chóng. Cần phải thay đổi nhiều, thông qua sự cải cách căn bản và đổi mới sâu rộng. Chỉ có một nền chính trị lành mạnh, liên quan đến các lãnh vực và kỹ năng đa dạng nhất, mới có khả năng giám sát tiến trình này. Nền kinh tế vốn là một phần không thể thiếu của một dự án chính trị, xã hội, văn hóa và đại chúng hướng tới công ích có thể mở đường cho “những cơ hội khác nhau, điều này không có nghĩa là cản trở khả năng sáng tạo của con người và những lý tưởng tiến bộ của mình, nhưng hướng năng lượng đó theo những cách thế mới” (Thông điệp Laudato Si', 191)”[18].

Đây chính là trường hợp của trí tuệ nhân tạo. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách hữu hiệu tùy thuộc vào mọi người, và chính trị phải tạo ra các điều kiện để việc sử dụng tốt đẹp này trở thành khả thi và mang lại hiệu quả.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn nhân loại chúng con tới cuộc sống an bình hạnh phúc.

Top