Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Người giáo dân tử tế

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Người giáo dân tử tế

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Người giáo dân tử tế

NGƯỜI GIÁO DÂN
TỬ TẾ[1]THỜI NAY

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)

Dẫn nhập

Người tử tế, theo Khổng Tử, “Là người quên mình, sống bác ái, nêu gương sáng bằng hành động, dám nói lên điều sai trái để sửa đổi, cải tiến. Như thế, người tử tế là người được người tốt, thương; và bị kẻ xấu, ghét; còn kẻ, khi được mọi người ưa thích, là hạng người ba phải, các con nên tránh xa”. Theo các nhà nghiên cứu về giáo dục: “Sức mạnh bí ẩn của một quốc gia không nằm ở sức mạnh kinh tế, hay quân sự. Sự vĩ đại này thuộc về những con người “tử tế” của quốc gia đó”. Có những  chiến dịch: “Cả Nước làm những điều tử tế”. Người ta kể. Có một người, bỏ quên chìa khóa và điện thoại trong xe. Lúc đó, một thiếu niên đi qua, cậu ta hỏi: “Anh đang gặp chuyện gì vậy”? Biết sự tình. Cậu thiếu niên đưa điện thoại cho anh và nói: “Anh hãy gọi điện cho vợ anh và bảo với chị là em sẽ đến lấy chìa khóa”. Một giờ sau, vì cách xa 11 km. Cậu ta trở lại, và đưa chìa khóa cho chủ xe. Chủ xe, cám ơn và tặng cậu ta ít tiền, nhưng cậu ta từ chối. “Hãy coi như em vừa tập thể dục”. Nói đoạn, cậu ta nhảy lên xe và biến mất. Trong hướng tích hợp văn hóa Đông -Tây hòa hợp, tôi xin nêu lên một số đặc điểm của người giáo dân tử tế, theo Á Đông; và một số điểm của người giáo dân tử tế, theo Tây phương. Sau cùng, tôi xin đưa ra những điểm người giáo dân tử tế, theo Tin mừng.

Nội dung

Người tử tế theo Á đông. Trước hết, là người biết tôn trọng cộng đồng. Sống yêu thương và đoàn kết. Thứ đến, phải lấy gia đình làm căn bản. Biết sống hiếu thảo với Ông Bà Cha mẹ và coi anh chị em như thể tay chân. Ngoài ra, là người quý gia tộc, họ hàng và đôi khi coi hàng xóm hơn cả người thân, vì người thân ở xa. Rộng lớn hơn, là nghĩ và làm những điều tốt cho quê hương và thế giới. Thứ đến, trọng kính người già: “Kính lão đắc thọ”. Yêu trẻ: “Yêu trẻ, trẻ tới nhà”. Tiếp đến, tôn trọng Nữ. Trong văn hóa Việt Nam, có ba trọng: “Trọng nhà, trọng bếp, trọng phụ nữ”.

Người tử tế theo Tây phương. Trước hết, trọng cá nhân, trọng lối sống tự do, nhưng có liên đới trách nhiệm. Thứ đến, quý trọng nhân tài. Thiên về thực tiễn và sáng tạo. Tiếp đến, làm việc có kế hoạch, chương trình, và phương pháp tổ chức. Sau cùng, ham học, thích khám phá và đổi mới.

Người tử tế theo Tin mừng. Trước hết, phải là người hiền lành và khiêm nhường. Hai cặp biểu tượng diễn tả: “Chiên và sư tử”; “Bồ câu và Rắn”. Hiền như con chiên: “Nhẫn nhục, chịu đựng, không hề kêu than, trung thành, biết lắng nghe”; nhưng như sư tử: “Sống cao thượng, mạnh mẽ, gầm vang chân lý, kêu gọi mọi người lầm lạc, trở về đường ngay nẻo chính”. Bồ câu. Ám chỉ sự dịu dàng, nhẹ nhàng, rù rì, dễ thương, hòa bình, thông minh, đi xa nhưng nhớ đường trở về; nhưng bên cạnh là con rắn. Ám chỉ tinh thần khôn ngoan, cảnh giác, thăm dò, cất cao cổ như con hiêu, nhìn xa, thu mình, kín đáo, thầm lặng, nhanh nhạy, luồn lách, phóng nhanh và phóng xạ. Đặc biệt có lột xác là tinh thần đổi mới. Chứa đựng nọc độc, ám chỉ nội lực cực mạnh, chỉ phản xạ khi cần. Kinh nghiệm: “Rắn luôn bảo vệ đầu”. Đầu, ám chỉ trí tuệ. Các nhà tu đức nhận ra bài học và so sánh: Người khôn ngoan, luôn luôn bảo vệ Đầu, bảo vệ người Lãnh đạo chân chính và bảo vệ: “ Đức Tin”. Thứ đến, biết sống liên đới-trách nhiệm và yêu thương-phục vụ. Khởi đi từ tấm gương người Samari nhân hậu[2]. Ông hoàn toàn xa lạ với Người, bị kẻ cướp trấn lột, đánh nhừ tử, nửa sống nửa chết, hất vào lề đường. Sau khi rửa và băng bó vết thương, ông vực nạn nhân lên lừa, dẫn về quán trọ. Thanh toán phí tổn. Rồi gởi gắm người bị nạn cho chủ quán. Hứa với chủ quán: “Tốn phí bao nhiêu, khi trở lại sẽ thanh toán tiếp”. Ông làm một cách nhưng không, vô vị lợi. Đó là những phẩm chất người tử tế. Tử tế như thế rất gần với sự thánh thiện. Sau cùng, là biết đối thoại và hòa giải. Đối thoại là biết tôn trọng và lắng nghe người khác. Không những biết nghe bằng hai tai mà còn nghe bằng hai mắt, bằng cả khối óc con tim. Nghe trọn vẹn tâm tư, ý nguyện và hoàn cảnh của người đối diện. Nghe mệt hơn nói. Đòi hỏi người nghe phải biết kiềm chế, kiên nhẫn. Luật cơ bản trong đối thoại là không được cắt ngang người đang nói. Thường những người yếu thế, nghèo khổ được quyền nói trước. Nghe rồi, không phải trả lời ngay, mà cả hai bên cùng cầu nguyện cho nhau. Thánh Thần là Thầy dạy duy nhất, soi sáng hướng dẫn chúng ta tìm chân lý, thánh ý của Ngài. Hòa giải là nhận ra một giải pháp chung, hai bên đều có lợi và có thể chấp nhận được. Hòa giải, người tử tế phải biết mang trong mình một nửa người khác. Không biết thay đổi thì không biết hòa giải. Nằm ẩn sâu nhất trong hòa giải là quyền lợi của mỗi bên. Bậc thầy hòa giải cao cấp: “Không ai thua, ai cũng là người chiến thắng”. Giải thích cho họ hiểu: “Cuộc đời không ai thắng mà cũng không có kẻ thua”. Quy luật: “Bên bồi bên lở”. Mỗi người cần chấp nhận mất một cái gì đó, để cả hai đều thắng. Nếu mặc cảm thua, người thua sẽ “Thua, keo này, bày keo khác”. Trả thù thì không còn hạnh phúc. Về điểm tử tế này, chúng ta có thể học gương Mẹ Maria. Mẹ đối thoại và hòa giải với Thiên Chúa, trong bầu khí cầu nguyện; đối thoại và hòa giải với Elizabeth, gia đình chị họ của mình, trong bầu khí gia đình. Hệ quả của đối thoại và hòa giải, người tử tế, đem lại cho cả hai bên đều hạnh phúc và bình an, sống tình huynh đệ, vui vẻ với nhau.

Kết luận

Tích hợp đa văn hóa Đông-Tây, xây dựng, vun trồng, những con người tử tế cho thời đại hòa hợp hôm nay. Gồm những điểm của người tử tế bên Đông và bên Tây. Độc đáo hơn cà là con người tử tế của Tin mừng. Tin mừng và văn hóa không thể tách rời nhau, như hình với bóng, như hồn với xác. Hòa quyện Đông Tây và Tin mừng sẽ trở nên giá trị con người. Người sống tử tế, thường bao giờ cũng có người tử tế ủng hộ. Và thường cũng còn nhiều người  người xấu chê ghét. Đó là dấu chỉ tốt. Bản chất, sứ mệnh của người giáo dân tử tế hôm nay là giúp mọi người nên tốt, qua gương lành, sẽ gây ảnh hưởng, làm thay đổi và đổi mới môi trường sống, như men, như muối, như đốm lửa. Ngoài ra, để làm dậy “Men” môi trường, mỗi người Kitô hữu tử tế, ý thức ơn gọi và sứ vụ nên thánh giữa đời và để cứu đời của mình. Người giáo dân tử tế “Dấn thân phục vụ trong mọi lãnh vực”, một cách nhưng không, vô vị lợi./.

Truyền Thông Tgp. Sg, tháng Sáu, 2021
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)

 

[1]Tử tế: Tử là nhỏ; tế là những điều bình thường. Làm những việc nhỏ, bình thường, phát xuất từ những con người biết hướng về tha nhân, như Phúc âm Chúa dạy: “Là làm cho chính Chúa” (Mt 25, 31-46). Mark Twain: “Tử tế là ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể nhìn”.

[2]

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top