Quy định về Thủ tục Hôn Phối
WGPSG -- Trước khi bước vào tình yêu hôn nhân và cử hành bí tích Hôn Phối, người trẻ cần phải thực hiện những thủ tục nào?
Dưới đây là những thủ tục hôn phối do Toà Tổng Giám mục Saigon quy định.
***
1. Chuẩn bị trước khi đăng ký Hôn phối
1.1. Giáo lý Hôn nhân: đôi bạn phải học tối thiểu 3 tháng. Học càng sớm càng tốt để xuất trình chứng chỉ khi đăng ký Hôn phối, hoặc đăng ký Hôn phối rồi tiếp tục học, miễn sao trước ngày cưới phải có chứng chỉ.
1.2. Hồ sơ hôn phối cần chuẩn bị:
a. Giấy xác nhận và giới thiệu của Trưởng khu.
b. Giấy giới thiệu của cha xứ bên kia.
c. Chứng chỉ Rửa tội mới cấp không quá 6 tháng (có ghi chú quan trọng: tình trạng độc thân).
d. Chứng chỉ Thêm sức (nếu chưa, thì kiếm nơi học khóa căn bản để kịp chịu Thêm sức).
e. Chứng chỉ Giáo lý Hôn nhân (bản chính kèm bản sao).
f. Sổ Gia đình Công giáo và Tờ khai Gia đình Công giáo của giáo xứ đang thụ lý hồ sơ.
g. Giấy Chứng nhận Kết hôn (bản chính kèm bản sao).
1.3. Sổ Gia đình Công giáo: mua mới.
2. Đăng ký Hôn phối
2.1. Đăng ký Hôn phối bên đàng trai hay đàng gái đều được cả. Bên nào nhận làm lễ cưới thì đăng ký bên ấy. Người bán cư trú cũng được đăng ký Hôn phối.
2.2. Trình diện: ít nhất 3 tháng trước ngày dự định xin lễ cưới, đôi bạn cùng cha hoặc mẹ đến trình diện nơi cha xứ thụ lý Hồ sơ Hôn phối. Nếu không còn cha mẹ, thì người thân nhất đi thay: anh chị, chú bác, cô dì…
2.3. Xuất trình Hồ sơ Hôn phối như mục 1.2 ghi trên.
2.4. Đôi bạn tự viết Tờ khai Hôn phối, sau đó từng người gặp riêng cha xứ để trình bày khúc mắc nếu có.
2.5. Bạn ở giáo xứ bên kia: viết Tờ khai Hôn phối để cha xứ chứng thực (như ở Giáo phận Xuân Lộc, Bà Rịa). rồi đem Tờ khai này cùng với giấy giới thiệu của cha xứ đưa sang cho cha xứ bên này.
2.6. Cha xứ và đôi bạn xác định thời gian, địa điểm xin lễ cưới (phối hợp giữa ngày lễ cưới và ngày tiệc cưới).
2.7. Cha xứ lập Tờ rao Hôn phối, gửi tờ rao cho cha xứ bên kia (sau 3 lần rao, đến xin kết quả đem về), dù bên kia là tân tòng, cha xứ cũng phải nhận rao (khu xóm có thể biết tình trạng để trình báo). Nơi đâu đôi bạn cư ngụ quá 6 tháng (lúc đó: nam trên 20 tuổi, nữ trên 18 tuổi) thì phải gửi đến Tờ rao Hôn phối.
2.8. Trường hợp xin cử hành lễ cưới ở nơi khác, thì cha xứ sẽ gửi giấy giới thiệu kèm với Tờ rao Hôn phối.
2.9. Nếu hồ sơ chưa đủ (vd: đến ngày cưới mới có chứng chỉ Giáo lý Hôn nhân, mới có giấy Chứng nhận Kết hôn), thì cứ viết Tờ khai Hôn phối và xin đăng ký ngày giờ lễ cưới sẵn (trước 3 tháng), sau đó ít nhất 3 tuần trước ngày cưới phải đến đăng ký chính thức (bổ túc giấy tờ), để kịp rao 3 lần.
3. Chuẩn bị lễ cưới
3.1. Tập Nghi thức Hôn phối vài ngày trước lễ cưới, đem theo Sổ Gia đình Công giáo mới: ghi đầy đủ lý lịch.
3.2. Nộp lại Tờ rao Hôn phối từ xứ bên kia.
3.3. Bổ túc giấy tờ, nếu còn thiếu.
3.4. Liên hệ với nhà thờ v/v ca đoàn, hoa, nến, trang trí…
3.5. Xưng tội, nếu đã quá 1 tháng - nên thưa là chuẩn bị lễ cưới, để cha giải tội có lời khuyên thích hợp.
4. Hôn phối với ngoại kiều
4.1. Học Giáo lý Hôn nhân như mục 1.1 nêu trên.
4.2. Hồ sơ Hôn phối như mục 1.2 c-d-e-f nêu trên.
4.3. Giấy Chứng nhận Kết hôn do Sở Tư pháp cấp, không bắt buộc nộp Visa.
4.4. Giấy giới thiệu do cha xứ của đương sự ở ngoại quốc cấp kèm với chứng chỉ Giáo lý Hôn nhân.
4.5. Cha chánh xứ có thể cho rao Hôn phối trước, dù một trong hai người chưa có mặt ở Việt Nam; nhưng không được nhận xác định ngày cử hành Hôn phối, nếu chưa đầy đủ giấy tờ cần thiết.
5. Chuẩn Hôn phối khác đạo
5.1. Đôi bạn đều phải học Giáo lý Hôn nhân như mục 1.1 nêu trên.
5.2. Hồ sơ Hôn phối của người Công giáo như mục 1.2.
5.3. Đôi bạn viết Đơn xin Phép chuẩn Hôn phối khác đạo để cha xứ xác nhận và đệ trình Tòa TGM chấp thuận.
5.4. Nghi thức Hôn phối được cử hành trong nhà thờ (hoặc nơi thích hợp) ngoài Thánh lễ.
5.5. Không nhận thủ tục Phép chuẩn Hôn phối khác đạo cho những người ở xa đến.
5.6. Không nhận thủ tục Phép chuẩn Hôn phối khác đạo với trường hợp ngoại kiều. Tuy nhiên, Tòa TGM có thể ban phép chuẩn cho trường hợp riêng: nếu có một Linh mục ở ngoại quốc nơi đôi bạn cư ngụ viết giấy xác nhận bảo đảm hướng dẫn đời sống đức tin cho bạn Công giáo.
6. Ghi chú
6.1. Dự tòng: nên rửa tội trước ngày cưới khoảng từ 1-3 tháng, kèm giấy Chứng nhận Kết hôn (bảo đảm lấy nhau).
6.2. Tân tòng: Sau khi được rửa tội phải gửi ngay Chứng chỉ Rửa tội cho cha xứ nơi mình cư trú để được nhập xứ: từ nơi đây giới thiệu Hôn phối hoặc mở Hồ sơ Hôn phối, chứ không phải tại nhà thờ đã cho rửa tội.
6.3. Trong trường hợp chuẩn Hôn phối khác đạo, cha xứ bên ngoại cũng rao Hôn phối (có khi khu xóm biết hoàn cảnh). Do thuận lợi, cha xứ bên ngoại cũng được thụ lý Hồ sơ Hôn phối của Phép chuẩn Hôn phối khác đạo.
Tòa Giám Mục Saigon, ngày 10-8-2015
Phê chuẩn,
Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc (đã ký)
bài liên quan mới nhất
- Ngày 03/01: Danh Thánh Chúa Giêsu
-
Ngày 02/01: Thánh Basiliô Cả và thánh Grêgôriô Nazianzênô -
Ngày 31/12: Thánh Silvester I, Giáo Hoàng (270-335) -
Ngày 29/12: Thánh Tôma Becket, Giám mục tử đạo -
Ngày 28/12: Các Thánh Anh Hài tử đạo -
Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ -
Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông đồ (lễ kính) -
Ngày 25/11: Thánh Catarina Alexanđria -
Ngày 23/11: Thánh Clêmentê I, Giáo hoàng, Tử đạo -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 03/11: Thánh Martinô de Porres, tu sĩ -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo