Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ nên Thánh

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ nên Thánh

MỤC VỤ
NÊN THÁNH

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Câu chuyện: Nên thánh bắt đầu từ đâu? Khi còn trẻ,  tôi xin Chúa biến đổi thế giới; khi trung niên tôi xin Chúa biến đổi gia đình; về già, tôi xin Chúa biến đổi chính mình. Và kết luận: nếu biết như thế này, thì ngay từ lúc đầu, tôi  đã xin Chúa biến đổi bản thân, thì hy vọng đã không uổng phí cà một đời. Lời cầu nguyện hôm nay: “Xin Chúa biến đổi con, nên thánh”.

Dẫn nhập

Mỗi lần nghĩ mình làm Thánh, tôi hạnh phúc. Nhưng khi nhìn vào Giáo hội Việt Nam, chỉ có các thánh tử Đạo, tôi dừng lại niềm vui và chỉ một chút hy vọng. Tuy nhiên, lời Chúa Giêsu: “Hãy nên thánh”[1]. Và Tông huấn: “Hãy vui mừng và hân hoan”[2] về tiếng gọi nên thánh của tất cà mọi người trong thế giới ngày nay[3]. Và thời nay, hơn bao giờ hết, cần những vị thánh cứu đời. Vì thế, ơn gọi nên thánh không thể bỏ qua, không lùi bước, và không thể nhạt nhẽo khao khát. Hôm nay, tôi xin chia sẻ: Mục vụ nên thánh.

Nhận thức

Nên thánh là nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô[4]. Theo Công đồng Vat. II[5], ơn gọi chung nhất của mọi thành phần Dân Chúa: “Nên thánh”. Có hai chiều kích: “Khao khát kết hợp, nên giống Chúa. Và được Chúa biến đổi” nên giống Chúa Tình yêu, trọn khối yêu thương.

Thánh Phanxicô Salê mong muốn: “Ơn gọi nên thánh phổ quát”[6]. Mỗi tín hữu, dù ở bất kỳ bậc sống nào, có thể sống đức tin của mình cách tròn đầy”. Sự thánh thiện không phải là đặc quyền của giai cấp này hay giai cấp kia [7]. Đi qua thành đô trần thế trong khi vẫn gìn giữ nội tâm, không tách rời với thế giới nhưng sống trong đó, đánh giá cao nó, và học biết giữ khoảng cách.

Đào luyện

Chúa Kitô

Mẫu mực Thánh Thiện của Thiên Chúa tình thương. Bản chất của yêu thường là chỉ ước muốn và làm điều tốt cho con người, một cách vô vị lợi. Người “Yêu tới tận cùng, chết trần trụi trên thập giá. Và từ đỉnh cao thập giá, Người cầu xin cùng Thiên Chúa Cha: “Tha thứ tất cả” chỉ vì con người lầm lạc, không biết việc mình làm. Và để minh họa tình yêu cứu độ, Người độ ngay, tại chỗ, người trộm lành, “ngay hôm nay, ngươi được ở trên thiên đàng cùng ta”[8].

Mẹ Maria

Họa ảnh thánh thiện của Chúa Giêsu. Mẹ: Đối thoại và hòa giải với Thiên Chúa. Thuận theo ý Chúa. Đón nhận Đấng Cứu đời. Mẹ kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu. Mẹ, người phụ nữ đầu tiên chầu và kiệu Thánh Thể truyền giáo. Rồi mẹ hạnh phúc tạ ơn: “Linh hồn tôi ngợi khen tung hô Chúa…”

Các tông đồ

Những vị thánh đầu tiên trong Giáo hội sơ khai của Chúa Kitô. Các ngài sống “Tin- cậy-mến”. Tin vào Chúa Giêsu, chấp nhận thử thách trong hy vọng và thực hành đức ái. Đón nhận Thánh Thần qua hai biểu tượng: “Lưỡi Lửa”. Lửa chỉ sự cưỡng bách, can đảm, rao giảng, phục vụ Giáo hội Chúa Kitô  và “Ngọn Gió”, chỉ sự nhẹ nhàng, dịu dàng, mềm dẻo canh tân; khôn ngoan, tầm nhìn, dấn thân đúng lúc.  

Một số thánh thời đại

Thánh GP. II. Chầu Thánh Thể. Thánh Faustina Lòng thương xót, thần học tín lý; thánh Teresa Calcutta Chầu Thánh Thể, thần học mục vụ con người, nhất là người hấp hối: “Chết hạnh phúc”. Acutis: Thánh Thể và mục vụ con người, loan báo Tin mừng, qua các phương tiện truyền thông.

Đúc kết: Totum amoris est”, Đức ái, thay đổi thời đại chúng ta đang sống[9].  Ơn gọi nên thánh là phổ quát và tập trung vào Thánh Thể là Tín lý và Lòng thương xót là Mục vụ. Chầu Thánh Thể: Khao khát và được Ân sủng biến đổi. Biệt kính Đức Mẹ: Rứơc lễ, chầu Thánh Thể, kiệu Mình Thánh Chúa đi truyền giáo, cám ơn chịu lễ. Yêu mến Giáo hội Chúa Kitô. Mục vụ con người, nhất là yêu thương chăm sóc người nghèo, đau khổ, bệnh tật, người già neo đơn, vô gia cư, và trẻ em, phụ nữ bị lạm dụng, người dễ tổn thương, bị loại trừ…

Đường nên thánh thời nay

Thực thi lòng xót thương, thánh hóa bản thân và thánh hóa nhân loại, hóa giải con người thời đại: “Không có chân lý, vô cảm và vô tín”. Thánh hóa môi trường tự nhiên, xã hội và sáng tạo.

Trước hết là dụ ngôn Người Samari

Sống liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ, một cách vô vị lợi. Sống liên đới trách nhiệm là đáp trả Cựu ước. Adam Eva phạm tội vì thiếu liên đới với Chúa và với nhau. Sau khi phạm tội, thiếu trách nhiệm. Ông đổ lỗi cho Bà. Bà đổ lỗi cho con rắn. Đổ lỗi, thiếu tinh thần trach nhiệm là dấu chỉ của kiêu căng. Yêu thương phục vụ là thực thi Tân ước. Gương gia đình thánh gia. Gia đình thánh thiện, mọi người biết liên đới trách nhiệm với Chúa với nhau. Nhất là gương tinh thần trách nhiệm và yêu thương phục vụ của người lãnh đạo, hình tượng Giuse.

Thứ đến là mối phúc thứ 5

“Phúc cho ai có lòng xót thương vì họ sẽ được thương xót”[10]. Dụ ngôn ngày phán xét[11]. Tiêu chuẩn để phán xét: “Mỗi khi làm cho những người khốn khổ, bé mọn là chúng ta làm cho Chúa”. Đó là tiêu chuẩn lớn: Đức ái xót thương[12]. Chúa phán xét theo hành động chứ không theo lời nói. Theo cách chúng ta đối xử với tha nhân chung quanh mình. Vì Chúa đồng hóa với những người anh em hèn mọn. Đức thánh cha Phanxico: “Lòng thương xót của chúng ta đến từ Thiên Chúa”. Tiêu chuẩn nên thánh, nhờ lòng thương xót. Hóa giải ba trở ngại của con người mà Công đồng nêu trên.

Tiếp theo, mười bốn mối thương người

Thương xác bảy mối và thương linh hồn bảy mối. Lòng thương xót là trung tâm của cuộc sống người kitô hữu. Nếu đạo Kitô giáo không mang chúng ta tới lòng thương xót chúng ta đã lầm đường, vì lòng thương xót là mục đích duy nhất thực sự của mỗi hành trình thiêng liêng. Đó là một trong những hoa trái đẹp nhất của đức ái[13].

Sau cùng là thánh hóa môi trường

Thánh Phanxicô Assisi,  thế kỷ XII. Trong nguyện đường thánh Đamianô: “Phanxicô con hãy đi sửa lại ngôi đền thờ của Ta đang đổ nát”. Hôm nay, ngôi đền thờ thiêng liêng, chính là Hội thánh và môi trường thế giới. Thánh nhân ý thức tội lỗi của loài người. Do tham lam, ngu dốt và kiêu căng. Đặc biệt là gốc du mục của Tây Phương, óc thống trị, cưỡng đoạt môi trường. Trái ngược với nhân sinh quan Á Đông: “Thiên - địa – nhân” hợp nhất. Như chiếc kiềng ba chân. Một chân bị đổ nát, sẽ làm mất thăng bằng, gây nát tan con người, nhất là người lãnh đạo. Ngài: con người của cân bằng, của hòa bình. Hòa bình với súc vật, cảm hóa con chó sói hung giữ, quấy nhiễu và gieo rắc tai họa cho con người; hài hòa với thiên nhiên; với chim trời; núi rừng; không khí; nước non; lời kinh Hòa Bình và Bài ca tạo vật: bài ca Anh Mặt Trời; Ngài được in năm dấu thánh, các vết thương luôn rỉ máu. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, 29.9.1979  phong  thánh nhân là bổn mạng môi trường, các nhà môi sinh học. Thánh thiện hôm nay là thánh hóa môi trường.

Kết luận

Nên thánh hôm nay, gồm ba hiều kích: Yêu mến, gắn bó mật thiết, thân tình với Chúa; yêu mến, gắn bó mật thiết, thân tình với con người; yêu mến, gắn bó mật thiết, thân tình với môi trường. Làm thánh, không nghĩ mình sẽ được Hội thánh phong thánh. Chúa phong chúng ta. Là thánh mà không biết mình thánh, thì Chúa mới là Đấng Thánh trong chúng ta. Người thánh thì khiêm nhường, nên không bao giờ tự hào, so sánh sự thánh thiện của mình với người khác. Thêm vào đó, người có dấu thánh thiện là luôn “Mong ước mọi người nên thánh”, được sống hạnh phúc vĩnh hằng, ngay trong môi trường, mà mình đang nỗ lực cải thiện, thánh hóa ở đời này.

Làm thánh để thỏa mãn ước mơ khi không còn mơ ước điều gì khác. Sống trong một thế giới ảo, không hiện thực, nên thánh  hôm nay, trong đời thường là tin vào Chúa Giêsu Thánh Thể đang sống. Sống kết hợp mật thiết với Người như một người Bạn: “Xin Chúa Giêsu Thánh Thể giải quyết”. Vui mừng và hân hoan làm bổn phận, trong mọi hoàn cảnh, thuận theo ý Chúa vì tình yêu, vô vị lợi./.

Truyền thông TGP/SG, tháng Hai 2023
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

 

[1] Mt 5, 43-48

[2] Mt 5, 12

[3] Phanxico, Tông huấn, Vui mung và hân hoan, 9.4.2018

[4] Mt 17, 1- 9

[5] GH 40,49-50; PV 104

[6] Phanxicotông thư TOTUM AMORIS EST nói về thánh Phanxicô Salê, 28/12/2022.

[7] Thánh Phaolô VI

[8] Lc 23, 43

[9] Phanxicô, tông thư, totum amoris est, 400 Thánh Phanxico Sale, 28/12/2022.

[10] Tám mối phúc

[11]  Mt 25, 31-45

[12]  Ga 13, 35

[13]  GLCG 1829

 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top