Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ con người Việt Nam

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ con người Việt Nam

MỤC VỤ
CON NGƯỜI VIỆT NAM

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Xin được chia sẻ vắn tắt về “Mục vụ”

Công đồng Vat. II là Công đồng mục vụ. Mục vụ:“Cùng với Chúa Thánh Thần, Công đồng có nhiệm vụ đọc, suy niệm và qua các dấu chỉ thời đại:Áp dụng Phúc âm vào cuộc sống hôm nay.

Bằng cách: Đưa ra tầm nhìn và những giải pháp, đáp trả nhu cầu thời hiện đại[1]. Hầu đem lại nguồn sức sống mới cho con người và thế giới hôm nay:“Ở đâu không có tầm nhìn, ở đó Dân Chúa sẽ bị diệt vong” (Salomon). Ví dụ: Chúa Thánh Thần; hàng giáo dân; lòng thương xót Chúa; môi trường; Laudato Sí, Fratelli Tutti; Chúa Kitô đang sống; Hiệp hành: hiệp thông, tham gia, sứ vụ; vai trò Phụ nữ lãnh đạo trong nền văn minh Biển, ngàn năm thứ Ba.

Như thế, tầm nhìn có sẵn trong Phúc âm. Công đồng, với ơn Chúa Thánh Thần, Người ban ơn đúng lúc cho nhà mục vụ đưa ra, đi ra, đúng thời điểm và đúng với xu hướng văn hóa thời đại thế giới. Đó là thời của Chúa Thánh Thần và của Giáo dân, không phủ nhận thời Giáo sĩ và tu sĩ. Chúa Thánh Thần cưỡng bách Giáo Dân phục vụ Chúa Kitô ở khắp nơi. Giáo dân là trung tâm của Giáo hội. Do đó, nhà làm mục vụ, có nhiệm vụ thức tỉnh hàng giáo dân, nhận ra ơn gọi, sứ vụ của mình trong giáo hội và trên thế giới. Và nhận thức tới đâu, đào luyện và sức bật tới đó.

Hướng đi là như vậy, nhà mục vụ chỉ chia sẻ điều đã có sẵn, đã được học, và nhất là nhờ sự gắn bó mật thiết với Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúa Cha và Người sai ban Thánh Thần. Và dưới tác động của Chúa Thánh Thần - Thầy dạy duy nhất và Đấng nhắc nhở những gì Chúa Giêsu đã dạy - Người ban ơn khôn ngoan, sức mạnh và tầm nhìn; cùng với lòng yêu mến Giáo hội Chúa Kitô và hạnh phúc con người, thúc đẩy[2]Dân Thánh của Thiên Chúa là một dân mục vụ[3]: Dân Thánh không tồn tại để chăn dắt chính mình, nhưng cho người khác, tất cả những người khác, với tình yêu. Và, nếu đúng cần có sự quan tâm đặc biệt, thì đó là dành cho những người được Thiên Chúa yêu mến: cho những người nghèo, những người bị từ chối; trở nên “Giáo hội của tất cả mọi người, và đặc biệt là Giáo hội của người nghèo”[4].

Tóm tắt. Mục vụ là “Thánh Thần -Tầm nhìn - giải pháp”.

Dẫn nhập

Do giao lưu văn hóa, con người Việt Nam mang ba phẩm chất. Trước hết là phẩm chất “Truyền thống”: Tính cộng đồng. Thứ đến là phẩm chất Tam giáo đồng nguyên: Phật, Nho, Lão. Và sau cùng là phẩm chất Tây phương. Chúng ta sẽ nhận thức khái khoát, từ đó khám phá ra những đặc trưng cơ bản và sau đó là: Mục vụ con người Việt Nam.

Nhận thức

Phẩm chất “Truyền thống”: Gốc nông nghiệp, định cư

Bắt nguồn từ truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu cơ. Đặc trưng cơ bản con người Việt Nam theo truyền thống: Tính cộng đồng, đoàn kết, tập thể-một bọc; tính cá nhân, chia lìa-một trăm; tính hài hòa, thiên về tính cộng đồng và Mẹ hơn Cha- 50/49.

Thứ đến là Thánh Gióng: “Chống xâm lược”.

Sau cùng là Sơn tinh Thủy Tinh: “Chung thủy chống thủy”. Ba đặc trưng trên được thể hiện nơi con người Việt Nam, từ tư tưởng tới tổ chức và cách ứng xử.

Phẩm chất Tam giáo: Đồng nguyên

Phật

Thuyết Nhân quả. Từ Bi. Thiền định. Vô ngã. Bát chánh đạo. Tinh thần từ bi hỷ xả, nhân từ xót thương, tùy hỷ, thi ân bất cầu báo.

Nho

Trọng đức: “Tu thần tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Đức thắng tài, có đức mặc sức mà ăn. Chủ trương thuyết chính danh: “Mỗi người phải làm dúng chức danh chức phận của mình”. Và châm ngôn: “Điều gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác”.

Lão                                 

An vui, tự tại, thuận thiên, an nhàn ẩn dật, nhất là về tuổi già.

Nhận định chung: Tam giáo là một thể thống nhất nơi con người Việt Nam trong một ngày và trong một đời. Cụ thể, một ngày: sáng là nhập thể, tụng kinh, thiền, cầu nguyện, hiệp lễ. Trưa là nhập thế, tham gia kinh tế chính trị. Chiều là xuất thế, hưởng thú an nhàn. Cuộc đời là: “Nhập thể, thế” và “Xuất thế, thể”.

Phẩm chất Tây phương: Gốc Du mục, du cư

Tầm nhìn rộng lớn, kế 100 năm. Coi trọng văn hóa: “Là động lực và mục tiêu phát triển”.

Trọng cá nhân, trọng tài, trọng khoa học, thực nghiệm, sáng tạo, học suốt đời. Tự do. Yêu thương.

Đặc trưng con người Việt Nam

Bản địa

Mang tính cộng đồng, có những ưu điểm: tư tưởng tổng hợp, “nói chung là”, kết luận trước phân tích, nhìn tâm điểm, cốt lõi, tâm linh: “Cõi Tâm”, cái bên trong, thuận Thiên. Ví dụ: “Ông Trời”; “Tướng tùy tâm sinh”; “Tâm sinh cảnh, cảnh sinh tâm”. Vì cảnh, tức môi trường, suy thoái, mất cân bằng thiên nhiên, làm cho con người quá mệt mỏi, nên có khuynh hướng trở về cái Tâm, cõi minh triết hơn là phân tích theo óc khoa học Tây Phương.

Trọng tập thể, hòa đồng, dân chủ, bình đẳng: Hội nghị Diên Hồng; vua quan và dân đều xuống đồng. Đoàn kết, tương trợ, yêu thương: “Đoàn kết thì sống; lá lành đùm lá rách; Nhiễu điều phủ lấy giá Gương, người trong một nước phải thương nhau cùng; Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn”. Nhưng cũng có những khuyết điểm: thủ tiêu vai trò cá nhân, dựa dẫm, ỷ lại, đố kỵ, cào bằng: “Khôn độc không bằng ngốc đàn; ai sao tôi vậy; nước trôi thì thuyền trôi; nước nổi thì bèo nổi; chị không muốn em trắng đùi, em vừa trắng đùi chị chùi đi ngay”. Về tính cá nhân, có những ưu điểm: tự lập, cần cù, tự cấp, tự túc: “Cần cù bù khả năng”. Về khuyết điểm, như thói: Tư hữu, ích kỷ, bè phái, cục bộ, địa phương: “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”; “Làng, họ, phe ta”. Tôn ty, gia trưởng: “Áo mặc không qua khỏi đầu”. “Bé bằng củ khoai, cứ vai mà gọi”. Với thời gian và sự giao lưu văn hóa, dần dần sẽ bỏ đi những thứ không phù hợp và những thói tật cản trở không cần thiết.

Đào luyện

“Cân bằng” Cộng đồng và cá nhân. Hài hòa, nhưng nghiêng về quyết đoán: “Thành ư quả quyết, bại ư do dự; đã đẵn thì vác cả cành lẫn cây; thua keo này ta bày keo khác; thất bại là mẹ thành công”. Nhưng, cần đề cao vai trò phụ nữ lãnh đạo, tham gia chính trị. Lý do: Chế dộ Mẫu hệ, đạo Mẫu. Và vì họ: nhân ái, thương xót, hài hòa và hiếu hòa, hòa bình hơn nam giới. Trả lương cao nhất cho họ để họ an tâm phục vụ. Tôn giáo tham gia góp phần đào tạo, cung ứng nhân tài lãnh đạo phụ nữ, không chỉ dừng lại ở tín ngưỡng tôn giáo: thức tỉnh phụ nữ tham gia kinh tế chính trị, thiên niên kỷ Biển là của phụ nữ. Nếu không sẽ đánh mất chính danh của họ. Mất cân bằng, tạo nên sự đổ vỡ gia đình, cộng đồng và thế giới.

Vế Tam giáo đồng qui

Phật

Phát huy thuyết Nhân quả. Lòng Từ Bi. Tinh thần hỷ xả, nhân từ xót thương, tùy hỷ, thi ân bất cầu báo.

Đào luyện

Dân tộc sẽ bị tàn lụi và bị chiếm hữu dễ dàng, nếu quá nhu yếu. Kinh nghiệm lịch sử thế giới: “Dương tới dâu thì Âm bị mất dần tới đó”. Có nên luôn luôn thoái vị khi còn có thề và Đất Nước đang cần người lãnh đạo? Cảnh giác làm cớ cho người khác dễ dòm ngó, xâm lược.

Nho

“Tu thần tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Đức thắng tài, có đức mặc sức mà ăn. Chủ trương thuyết chính danh: “Mỗi người phải làm dúng chức danh chức phận của mình”. Và châm ngôn: “Điều gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác”.

Đào luyện

Đức hạnh làm chủ Dân tộc và ngự trị trong xã hội.

Lão

An vui, tự tại, thuận thiên, an nhàn, ẩn dật, nhất là về tuổi già.

Đào luyện

Đạo, Đời: “Chín mươi chưa kể là già”: An phận. Thực tế, còn sáng suốt, có bên cạnh đội ngũ thư ký tài ba. Nên tham gia đội ngũ nghiên cứu và cố vấn chính sự. Có lương. Có tổ chức. Có lãnh đạo. Có ban bảo vệ luật. Luật duy nhất chi phối: “Đoàn kết - Có lợi cho Dân tộc, cho Đạo và hạnh phúc đồng bào”. Nếu ai không tuân thủ, sẽ tự động ra khỏi Hội đồng cố vấn. Tự mất quyền lợi.

Con người Việt nam

Tính cách[5].

Do tính “Cộng Đồng”, phát sinh lối nhận thức tổng hợp và biện chứng, với lối tư duy chủ quan, cảm nghiệm. Dẫn tới nguyên lý “Âm Dương” mang tính “Nước Đôi-Hài Hoà”. Biểu tượng: “Lưỡng Long Chầu Nguyệt”. Người Việt coi “Rồng Tiên” là Tổ Tiên của mình: “Con Rồng cháu Tiên”. Hai con Rồng chầu mặt trăng. “Hai con”, chỉ sự đoàn kết. “Rồng” chỉ sự biến hoá“. Chầu” chỉ sự ngưỡng mộ, qui phục, suy tôn. “Trăng” là biểu tượng của lòng nhân ái. "Nhân ái" là gốc của Đạo Đức. Như vậy, biểu tượng “Lưỡng Long Chầu Nguyệt” nói lên rằng:“Người Việt đoàn kết, linh hoạt, phấn đấu Đạt Đức”. Đây là một trong những biểu tượng diễn tả tính cách người Việt hay nhất và có lẽ cũng đúng nhất.

Trong tổ chức: Người Việt theo nguyên tắc. Trọng tình. Trọng đức. Trọng văn. Trọng nữ.

Trong cách thức thể hiện: Người Việt theo nguyên tắc: Linh hoạt. Dân chủ. Trọng tập thể.

Trong cách ứng xử. Với môi trường tự nhiên: tôn trọng thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.

Trong môi trường xã hội: Dung hợp trong ứng xử. Dân chủ trong tiếp nhận. Mềm dẻo, hiếu hoà trong đối phó.

Tuy nhiên, tất cả những cái tốt, xấu, thành từng cặp và đều tồn tại trong người Việt.

Chỉ khi có nguy cơ đe dọa sống còn của cả cộng đồng thì tinh thần đoàn kết và tính tập thể nổi lên rất cao. Nhưng khi nguy cơ qua đi rồi: Thói ích kỷ.Tư hữu. Óc bè phái. Thói dựa dẫm. Ỷ lại. An phận. Thói đố kỵ cào bằng Chúng lại cứ thế trồi lên.

Áp dụng Mục vụ cụ thể

1. Cân bằng giữa tính cộng đồng và tính cá nhân. Tôn trọng tính tập thể, nhưng không hủy diệt cá nhân. Cần phát huy môn học “Truy tìm tài năng”; đào luyện thành “Mãnh lực-đạt đích”.

2. Chống chiến tranh xâm lược: Toàn dân: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh”. Toàn diện: Lãnh đạo, nhân dân, gia đình và anh tài, với vũ khí tối tân, khác biệt và độc đáo: “Thần Khí và Tâm linh”. Hai bản tuyên ngôn có ghi: Trời và Đấng Tạo Hóa, thắng giặc ngoại xâm là tất yếu. Có cả Trời và thần thánh trợ giúp: “Thánh Gióng, Trương Hống, Trương Hát”. Sau đó, về cõi Trời, hưởng thú thanh nhàn thần tiên.

3. Chấp nhận sống chung với lũ, để thanh luyện tâm linh và môi trường. Hầu bảo vệ mối tình thủy chung và hạnh phúc gia đình. Và phát triển kinh tế, làm tăng phù sa màu mỡ cho nền nông nghiệp lúa nước và làm phong phú ngành thủy sản.

Kết luận

“Điều con không thích kẻ khác làm cho mình, thì cũng đừng bao giờ làm cho người ta. Hãy chia cơm sẻ áo cho người đói rách. Biết ai khôn ngoan, thì tìm đến mà bàn hỏi. Hãy chúc tụng Chúa trong mọi nơi mọi lúc, xin Người dạy con biết theo nẻo chính đường ngay, và giúp con thành công trong mọi điều con toan tính”[6]. Ngàn năm thứ Ba, nền văn minh Biển. Biển kết nối tất cả: “Tứ hải giai huynh đệ”. Một ngôi nhà chung Laudato Si; Fratelli Tutti. Ngoài Ân sủng, tâm linh, còn nhờ vào hướng đi của thời đại: Cách mang khoa học kỹ thuật 4.0 kết nối vạn vật và toàn cầu. Tương lai, một thế giới hòa bình và thịnh vượng. Mỗi người, gia đình, Dân tộc rất giàu có. Nhưng kinh nghiệm: “Giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn”. Tương lai không ai thất nghiệp, mà chỉ tham việc. Việt Nam rất cường thịnh vào ngàn năm thứ Ba, văn minh Biển. Vì nghèo nên ham tất cả. Theo Kinh thánh: “Tham lam là nguồn gốc mọi tội ác”; “Tiền bạc vào, đạo đức ra”. Đức hạnh không còn thì giàu có mà làm gì? Chỉ khổ là khổ thôi! Có “Tài Uy” mà không có “Uy Đức” không giữ được Nhà, không trị được Nước. Lý tưởng: “Việt Nam giàu toàn diện, bền vững: “Cả vật chất cả đức hạnh”./.

TGP/SG, tháng Mười Một 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

[1] Phanxicô nhà mục vụ, đưa ta những giải pháp, đáp trả thời đại. Ví dụ: 1.  Laudato Sí và Fratelli Tutti. Công đồng: “Cả…Cả…”; 2. Con người: bất định, vô cảm, vô tín: LTX và Môi trường. 3. Phụ nữ. Nền văn minh Biển: Thủy triều, mặt trăng, có liên quan nhiều tới biến động phụ nữ. Đề cao vai trò lãnh đạo Phụ nữ. Tỷ lệ: 50%. Văn hóa mềm: Tâm linh-khoa học. Cân bằng bình an. Xu hướng thế giới, đi về số Một. 4. Con đường: Hiệp hành. Đáp trả: thời đại nhiều sóng gió, bão táp, thú dữ, Satan, cần đi xa cùnh nhau, hiệp thông, hiệp hành, sứ vụ. 

[2] Công đồng Vat. II, Lm. Nguyễn Văn Hinh, người giáo dân thiên niên kỷ mới.

[3] Phanxicô, thánh Lễ mừng kỷ niệm 60 năm Công đồng Vaticanô II, tại đền thờ thánh Phêrô, 11/10/1962 - 11/10/2022.

[4] Sứ điệp phát thanh, gửi các tín hữu trên khắp thế giới một tháng trước Công đồng chung Vaticanô II, ngày 11/9/1962.

[5] Trần Ngọc Thêm.  Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam.

[6] Tb 4,16-17.19-20

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top