Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Một thoáng bên thềm Thượng Hội đồng 2023

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Một thoáng bên thềm Thượng Hội đồng 2023

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Một thoáng bên thềm Thượng Hội đồng 2023

MỘT THOÁNG
BÊN THỀM THƯỢNG HỘI ĐỒNG 2023

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập.

Trước thềm thượng hội nghị, Đức Giáo hoàng Phanxico cảnh giác ba chủ nghĩa: “Hình thức, trí thức và bất động”. Chúng ta có nguyên tắc: “Thống nhất trong điều chính yếu, tự do trong điều còn nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự”[1]. Do ảnh hưởng của quá trình lịch sử và văn hóa, Người Việt, thường hay bị hạn chế bởi chữ Hiếu và những nỗi sợ. Nền văn hóa trọng tình: “Cả nể, sợ mất lòng”. Thói quen ứng xử: “Tôn ti trật tự”; “Kính lão đắc thọ”; “Kính trên nhường dưới”; “Xưng khiêm, hô tôn; “Áo không qua khỏi đầu”; “Trứng không khôn hơn vịt”. Với những thành ngữ: “Mạnh bạo xó bếp” và “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết”; “Thủ khẩu như bình”. Thậm chí có người nói: “Nói cũng vậy, chẳng thay đổi được gì”. Họ mất niềm tin. Sau đây, tôi xin chia sẻ “Một thoáng bên thềm Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới 2023”.

Nhận thức

1. Hiệp hành. Có Chúa Thánh Thần và hội nhập Văn hóa Việt Nam. Nên cùng đi, nhưng có dẫn đầu. Cần lắng nghe Chúa Thánh Thần và lắng nghe nhau. “Anh em đừng dập tắt Thần Khí. Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. Hãy cân nhắc mọi sự: điều gì tốt thì giữ lấy”[2]. Cùng với bốn nguyên tắc lãnh đạo: “Chim đầu đàn và bay theo đàn; rồng rồng theo mẹ; rồng rắn theo nhau và tội qui vu trưởng”.

2. Hiệp thông. Theo mô hình tình yêu thánh thiện Thiên Chúa Ba ngôi. Thánh thiện hôm nay là kết hợp mật thiết thân tình với Chúa, với con người và với môi trường. Với Thiên Chúa, thực hiện giới răn mến Chúa. Mến Chúa với “Đức tin-cá vị” thì được biến đổi nên giống Chúa: “Hiền lành và khiêm nhường”; Với con người, thực hành giới răn yêu người, theo lệnh truyền của Chúa: “Hãy cứ đi và làm như vậy”, được phiên dịch: “Bác ái-Samari, liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ”; Với môi trường tự nhiên: Ứng dụng qui luật trật tự tự nhiên của Chúa Thánh Thần là “Cân Bằng”; với môi trường xã hội: Thực thi  bốn nguyên tắc hòa bình của Đức Thánh giáo hoàng Gioan 23: “Công bằng, bác ái, chân lý và tự do”.

3. Tham gia: Mọi thành phần Dân Chúa đều có quyền và bổn phận tham gia, đồng trách nhiệm. Đặc biệt là tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe nhau cách chân thành. Trước hết là cùng nhau cầu nguyện, lắng nghe Chúa Thánh Thần. Việc lắng nghe này tạo ra niềm tin và không gian thông thoáng, dân chủ, bình đẳng, đối thoại, lắng nghe nhau. Hầu dễ dàng chia sẻ những khát vọng về cùng một Hội Thánh Chúa Kitô. Rồi ban thần học giúp phân tích, phân định và góp ý về việc đưa ra các quyết định mục vụ phù hợp hết sức có thể với ý muốn của Thiên Chúa.

3. Sứ vụ Loan báo tin mừng. Là kết tụ của “Mến Chúa-Yêu người” qua con đường truyền giáo mới của Công đồng Vat. II: “Đối thoại và Hòa giải”. Đối thoại bằng đời sống: “Hiền lành và khiêm nhường”; bằng việc làm bác ái-Samari: “Liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ”; bằng đức tin-cá vị theo gương Đức Mẹ cưu mang Chúa Giêsu. Hệ quả là hiệp thông như cành Nho với cây Nho để loan báo tin mừng và loan báo tin mừng dẫn tới hiệp thông.

Áp dụng

1. Nguyên tắc mục vụ của Giáo hội: “Cầu nguyện, hy sinh , tiến hành”. Thành lập “Hội cầu nguyện và hy sinh”, gồm những người nghèo, người đau khổ và người bệnh tật. Họ kết hợp với Chúa Giêsu cứu Giáo hội và thế giới.

2. Phương thức: Hội Giáo Dân Chầu Thánh Thể 24/24, trực tiếp, hay thiêng liêng. Ngồi thinh lặng trước, hoặc hướng về Thánh Thể: “Đón nhận Thánh Thần”. Chức năng của Ngài: “Biến đổi nên thánh, nên đồng hình đồng dạng, nên giống Chúa Giêsu”. Gương Văn hóa Việt Nam có: “Lưỡng Long chầu nguyệt”. Chính nghĩa của Dân tộc Việt Nam là đoàn kết hướng về, chiêm ngắm, yêu mến và khao khát, ước nguyện trở nên “Nhân ái và Đạo đức”.

3. Biệt tôn Đức Mẹ, lần hạt Mân côi, sống theo gương  và theo sứ điệp Fatima của Đức Mẹ.

4. Yêu mến giáo hội. Công đồng: “Càng yêu mến giáo hội càng có Chúa Thánh Thần”.

5. Caritas Việt Nam, cấp giáo phận thực thi và thúc đẩy người người, nhà nhà thực thi bác ái.

6. Tiến hành. Theo văn hóa lãnh đạo Việt Nam: Hiệp hành có người lãnh đạo. Như Dân Chúa có Môise; Giáo hội có Chúa Giêsu và các Tông đồ. Đơn vị căn bản của Giáo hội là Giáo hội tại gia, có Gia trưởng. Giáo xứ, có Cha xứ. Giáo hội tham gia có Hàng giáo phẩm. Áp dụng giáo hội tại gia, người đứng đầu gia đình kính mời Ông bà nói trước rồi gia trưởng, đến mẹ, anh cả, sau cùng các em. Kể cả những đứa con hoang đàng, chống đối. Giáo hội tham gia cũng tương tự: Hàng giáo phẩm cựu, hàng giáo phẩm đương nhiệm. Liên tu sĩ cựu, liên tu sĩ đương nhiệm. Rồi đến giới trí thức nhân tài, các Đại chủng viện, tu viện, các Học viện, giáo sư, giới lao động, người nghèo, đau khổ, bệnh tật, liên tôn. Đến những người xa cách và không thích giáo hội. Rồi đến nhóm xã hội, các thể chế chính trị, văn hóa, kinh tế, tài chính, lao động, công đoàn và hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự, các phong trào quần chúng, các nhóm thiểu số, người nghèo và người bị loại trừ, v.v. Sau cùng là Hội đồng mục vụ giáo xứ và tín hữu giáo dân trong giáo xứ. Tất cả đều có thư ký ghi biên bản, người trách nhiệm ký tên. Ban truyền thông Giáo phận sẽ tổng hợp tất cả các youtube, video.. của từng thành phần hiệp hành làm phim tài liệu học tập.

7. Thiết lập hai ban: Ban phương pháp luận và ban thần học. Cùng các phương tiện truyền thông: Hộp thư, Email., điện thoại. Văn phòng thường trực, máy ghi âm… Nếu có thể và tùy hoàn cảnh, có trang mạng, Youtube, Video … Ban truyền thông giáo phận phát lên mạng, để mọi thành phần tín hữu giáo dân lắng nghe nhau và học tập. Có Ban phụ trách trả lời, giải đáp thắc mắc.

8. Kết thúc, tổ chức thượng hội đồng cấp giáo phận. Ban thư ký, tổng hợp tất cả biên bản của các thành phần tín hữu Dân Chúa được đọc lên công khai, minh bạch. Ban thần học biện phân, đúc kết, bổ sung, biểu quyết. Lập biên bản biểu quyết, gởi lên Hội Đồng Giám Mục cấp quốc gia.

Kết luận.

“Rượu mới phải đổ vào bầu da mới; vải mới không thể vá áo cũ”[3]. Ảnh hưởng Nho giáo “Trị quốc an dân”; “Tiên học lễ”. Tạo nên chủ nghĩa thụ động, bất động trên mọi bình diện, không thể có tư duy phản biện. Thực tế hiện nay, cha mẹ không theo kip con cái. Học trò tìm kiếm kiến thức hơn người dậy. Thầy cần biết hướng dẫn phương pháp học. Nếu có hệ thống phương pháp tốt, dễ dàng thích nghi với thời mới đầy biến đổi và đổi thay rất nhanh chóng. Bước vào thời đại dân chủ, sáng tạo cần có mối quan hệ hai chiều: “Người dưới và người trên thực sự tôn trọng lẫn nhau” thì mới có trao đổi dân chủ bình đẳng được. Thay đổi giáo hội, góp phần ảnh hưởng đổi thay tới toàn dân tộc trong ngàn năm thứ ba./.

Truyền thông, TGP/SG, tháng 11, 2021
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

Đính kèm chủ đề cốt lõi cần được khám phá[4]: “Sống tinh thần hiệp hành” thế nào?

1. “Giáo hội của chúng ta”. Giáo hội này bao gồm những thành phần nào? Ai yêu cầu chúng ta đồng hành với nhau? Ai là những người đồng hành trên đường, kể cả những người ở bên ngoài vành đai Giáo hội? Những người hoặc nhóm nào hiển nhiên hay trên thực tế bị bỏ lại bên lề?

2. Lắng nghe. Lắng nghe là bước đầu tiên, đòi hỏi khối óc và con tim rộng mở, không thành kiến. Giáo hội “cần lắng nghe” ai? Làm thế nào để thành phần giáo dân, đặc biệt là giới trẻ và phụ nữ, được lắng nghe? Làm thế nào để đón nhận sự đóng góp của những người nam và nữ thánh hiến? Đâu là chỗ để những nhóm thiểu số, những người bị loại bỏ và bị loại trừ cất lên tiếng nói của họ? Chúng ta có nhận ra những định kiến và khuôn mẫu cản trở chúng ta lắng nghe hay không? Bối cảnh xã hội và văn hóa trong đó chúng ta đang sống được chúng ta lắng nghe thế nào?

3. Phát biểu. Mọi người đều được mời gọi can đảm và mạnh dạn lên tiếng, nghĩa là, phải bao gồm cả sự tự do, chân lý và bác ái. Làm thế nào để thúc đẩy trong cộng đồng và các tổ chức của nó một phong cách trao đổi tự do và đích thực, không giả dối và cơ hội chủ nghĩa? Và trong mối tương quan với xã hội mà chúng ta là thành phần? Khi nào và cách nào để chúng ta nói lên được những gì là quan trọng đối với chúng ta? Mối tương quan với hệ thống truyền thông (không chỉ truyền thông Công giáo) thì thế nào? Ai nói thay cho cộng đồng Kitô hữu, và họ được chọn ra sao?

4. Cử hành. Chỉ có thể “cùng nhau cất bước hành trình” khi cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa và cử hành Thánh Thể. Làm thế nào để việc cầu nguyện và cử hành phụng vụ gợi hứng và hướng dẫn chúng ta “cùng nhau cất bước hành trình”? Làm thế nào để những việc này truyền cảm hứng cho các quyết định quan trọng nhất? Các tín hữu được khích lệ ra sao để tích cực tham dự phụng vụ và thi hành chức năng thánh hóa? Đâu là chỗ dành cho việc thi hành các thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ?

5. Đồng trách nhiệm trong sứ vụ. Sự hiệp hành là để phục vụ sứ mạng của Hội thánh, mọi thành viên trong Hội thánh đều được mời gọi tham gia vào sứ mạng này. Vì tất cả chúng ta đều là môn đệ truyền giáo, mỗi người đã lãnh phép Rửa được kêu gọi trở thành chủ thể tích cực trong sứ vụ này như thế nào? Làm thế nào để cộng đồng hỗ trợ các thành viên của mình dấn thân phục vụ xã hội (công tác xã hội và hoạt động chính trị, nghiên cứu khoa học và giảng dạy, thúc đẩy công bằng xã hội, bảo vệ nhân quyền và chăm sóc ngôi nhà chung? Anh chị em giúp họ thế nào trong việc sống những dấn thân này theo đòi hỏi của sứ vụ? Sự biện phân các lựa chọn liên quan đến sứ mạng được thực hiện như thế nào và ai tham gia vào đó? Theo quan điểm của một chứng tá Kitô hữu đích thực, các truyền thống khác nhau mang phong cách hiệp hành, vốn tạo nên di sản của nhiều Giáo hội, đặc biệt là các Giáo hội Đông phương, được hội nhập và thích nghi như thế nào? Sự cộng tác diễn ra như thế nào trong các lãnh thổ có sự hiện diện của các Giáo hội tự trị [sui iuris] khác nhau?

6. Đối thoại trong giáo hội và xã hội. Đối thoại là con đường kiên trì bao gồm cả những lúc im lặng và chấp nhận đau khổ, nhưng lại có khả năng thu thập kinh nghiệm của con người và các dân tộc. Đâu là nơi chốn và phương thức đối thoại trong Giáo hội địa phương của chúng ta? Những khác biệt về quan điểm, những xung đột, và những khó khăn được giải quyết như thế nào? Làm thế nào để thúc đẩy sự cộng tác với các giáo phận lân cận, với và giữa các dòng tu trong khu vực, với và giữa các hiệp hội và phong trào giáo dân, v.v…? Đối với các tín đồ của các tôn giáo khác và với những người ngoại đạo, chúng ta có những kinh nghiệm nào về đối thoại và dấn thân chia sẻ? Làm thế nào để giáo hội đối thoại với và học hỏi từ các bộ phận khác trong xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội dân sự, người nghèo…?

7. Với các hệ phái Kitô giáo khác. Cuộc đối thoại giữa những Kitô hữu thuộc các tín phái khác nhau, được liên kết bởi cùng một phép Rửa, có một vị trí đặc biệt trong hành trình hiệp hành. Chúng ta có những mối liên hệ nào với anh chị em của các tông phái Kitô giáo khác? Họ quan tâm đến lĩnh vực nào? Chúng ta đã từng rút ra được những thành quả nào từ việc “cùng nhau cất bước hành trình”? Có những khó khăn nào?

8. Thẩm quyền và tham gia. Hội thánh hiệp hành là Hội thánh tham gia và đồng trách nhiệm. Làm thế nào để chúng ta xác định được mục tiêu phải theo đuổi, cách thức đạt được chúng và các bước cần thực hiện? Giáo hội địa phương của chúng ta hành xử quyền bính như thế nào? Cách làm việc theo nhóm và tinh thần đồng trách nhiệm được thực hiện ra sao? Các thừa tác vụ giáo dân và việc đảm nhận trách nhiệm của các tín hữu được thúc đẩy như thế nào? Các tổ chức hiệp hành hoạt động như thế nào ở cấp giáo hội địa phương? Chúng có phải là một kinh nghiệm hữu hiệu không?

9. Biện phân và quyết định. Theo phong cách hiệp hành, các quyết định có được qua việc biện phân, dựa trên sự đồng thuận xuất phát từ lòng vâng phục Thần Khí của cả cộng đoàn. Chúng ta cùng nhau biện phân và đưa ra quyết định bằng những thủ tục và phương pháp nào? Có thể cải thiện chúng như thế nào? Chúng ta thúc đẩy sự tham gia vào diễn trình đưa ra quyết định trong các cộng đồng có cơ cấu phẩm trật như thế nào? Làm thế nào để chúng ta nối kết giai đoạn thỉnh ý với giai đoạn thảo luận, diễn trình ra quyết định với thời điểm lấy quyết định? Chúng ta thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình thế nào và bằng những công cụ nào?

10. Tự đào tạo trong tiến trình hiệp hành. Linh đạo cùng nhau cất bước hành trình cần trở thành nguyên tắc giáo dục để huấn luyện con người nhân bản và con người Kitô hữu, con người của gia đình và con người của cộng đồng. Phải đào tạo ra sao, đặc biệt là những người gánh vác trách nhiệm trong cộng đồng Kitô hữu, để họ có thêm khả năng trong việc “cùng nhau cất bước hành trình”, lắng nghe nhau và tham gia đối thoại? Chúng ta đào tạo thế nào để giúp họ biện phân và thực thi quyền bính? Những công cụ nào giúp chúng ta nhận biết tính năng động của nền văn hóa đang bao trùm chúng ta và tác động của chúng đối với phong cách của Giáo hội chúng ta?

 

[1] Công đồng, HCMV, p.92

[2] 1 Tx 5,19-21

 

[3] Lc 5, 33-39

[4] Hướng dẫn của Tòa Thánh

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top