Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ keo vá thuyền - Chèo tiếp
VÁ THUYỀN- CHÈO TIẾP (Ngắn nhất)
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)
Ngày 20/06/2021, trong bài giảng Chúa Nhật 12 Thường niên B, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng cho biết: “Con thuyền đã thủng to”. Và Ngài kêu gọi mọi người cố gắng hết sức: “Vá thuyền lại và đừng đục thuyền nữa”. Thuyền trong văn hóa Việt Nam, ám chỉ mỗi con người, từng gia đình, cộng đoàn, giáo hội, dân tộc và cả thế giới. Sau đây, tôi xin chia sẻ vấn đề: “Vá thuyền-tiếp tục chèo”.
Vá thuyền. Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, quyết định: Năm 2021-2024 tập trung vào “Bí Tích Thánh Thể”. Và 2024 sẽ tổ chức “Đại hội Thánh Thể” toàn quốc. Giáo hội Hoa kỳ, tiến tới quyết định này, trước hết là kinh nghiệm của thánh Eymard, Đấng sáng lập dòng Thánh Thể. Ngài xác tín: “Có Thánh thể là có tất cả”. Và kinh nghiệm của Đức cố Hồng Y đáng kính Phanxicô Nguyễn Văn Thuận:“Còn Thánh Thể là còn tất cả”. Động lực mạnh, và gần, là do: “Ước nguyện của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ; Mẹ thánh Têrêsa Calcutta và gương Chân phước Acutis”. Về Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Vào năm 1991, Ngài bắt đầu chầu Thánh Thể thường xuyên tại Vương Cung Thánh Đường Phêrô ở Rôma. Mỗi ngày từ 7 tới 8 tiếng. Ngay sau đó, ngài đã thiết lập một Hội Giáo Dân Chầu[1] Thánh Thể thường xuyên, nhằm thăng tiến việc chầu Thánh Thể tại các giáo xứ trên toàn thế giới. Ngài nói: “Hội Thánh và thế giới có một nhu cầu phụng thờ Thánh Thể rất lớn”. Chúa Giêsu chờ đợi chúng ta trong bí tích tình yêu này. Vậy chúng ta hãy quảng đại dành thời giờ của mình để đến gặp gỡ Chúa trong giờ chầu. Ngài đã không xin chúng ta tiền bạc, nhưng một thứ quý giá hơn nhiều – thời giờ của chúng ta. Tại Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế ở Tây Ban Nha, Ngài cầu nguyện cho việc đặt Mình Thánh Chầu được thiết lập trong mọi nhà thờ công giáo khắp thế giới. Rồi đến, Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta, chầu từ 1 tới 3 tiếng. Mẹ nói rất hay rằng: “Khi nhìn lên thánh giá, chúng ta biết Chúa Giêsu đã yêu chúng ta dường bao. Khi nhìn lên nhà tạm, chúng ta biết Người đang yêu chúng ta dường nào”. Bạn nên xin Cha Sở của bạn mở phong trào Chầu Thánh Thể Liên Tục trong giáo xứ của bạn, ít nhất là một giờ chầu mỗi tuần. Tôi nài xin Mẹ Chí Thánh khơi động tâm hồn các Cha Sở để các ngài tổ chức giờ chầu Thánh Thể liên tục trong xứ, và quảng bá việc tông sùng này trên khắp thế giới.[1] Mỗi ngày, trước khi ra ngoài đi tìm những bệnh nhân và những người sắp chết, các Nữ tu của Mẹ đã dành 2-3 giờ để cầu nguyện trong Thánh Lễ và trong giờ chầu. Có lần, một nhà phê bình nổi tiếng đã hỏi mẹ Têrêsa Cancutta là liệu có đúng đắn không, khi các nữ tu của mẹ dành quá nhiều thời giờ để cầu nguyện riêng thay vì sử dụng thời gian đó để phục vụ bệnh nhân và người nghèo. Mẹ đã trả lời : “Nếu các chị em của tôi không dành thật nhiều thời gian để cầu nguyện, họ không thể phục vụ người nghèo và bệnh nhân chút nào.” Cầu nguyện trước Thánh Thể của họ là nguồn sức lực và là nhu cầu cần thiết để họ thi hành việc tông đồ cực kỳ khó nhọc của họ. Một lần kia, khi mẹ Têrêsa Cancutta viếng thăm Mỹ quốc, một nhóm phụ nữ Mỹ đến hỏi mẹ là họ có thể làm gì để giúp đỡ công việc của mẹ. Mẹ đã đáp lại: “Sự giúp đỡ lớn lao nhất các bạn có thể dành cho tôi là dành một giờ mỗi tuần thinh lặng thờ lạy trước bí tích Thánh Thể”. Rồi, gần đây nhất, là Chân phước Carlo Acutis, 2020, giáo dân, 15 tuổi. Thánh Thể là chương trình sống của Ngài. Và là xa lộ dẫn ta tới Thiên Đàng. Với so sánh nổi tiếng: “Đối diện với mặt trời, mặt trời làn da ta sạm nắng; đối diện trước Thánh Thể, Thánh Thể biến ta trở nên những vị Thánh”. Thực ra, thúc đẩy căn bản nhất, vẫn là phát xuất từ Phúc âm. Chúa Giêsu hứa: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế”. Ngài khẳng định: “Không có Thầy các con không làm gì được”. Ngài cho chúng ta biết: “Giáo hội của Thầy, dù cửa hỏa ngục cũng không phá được”. Và ma quỷ sàng các con như sàng gạo, nên: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, kẻo sa chước cám dỗ”[1]. Và đặc biệt Ngài mời gọi: “Hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ bổ sức cho các ngươi và tâm hồn các ngươi sẽ được bình an”[2].
Tiếp tục chèo. Ai chèo? Ai lái? Ai đánh trống phất hiệu chỉ huy thúc quân?
Qua bí tích rửa tội và thêm sức, Công đồng Vat. II nhìn nhận: “Giáo Dân là Giáo hội; làm nên Giáo hội và là linh hồn của thế giới”. Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố: “Thời Giáo dân đã điểm”; và Đức Giáo hoàng Benedictô XVI xác định: “Giáo dân đồng trách nhiệm”.
Truyền thống Việt Nam, có lễ hội đua thuyền vào dịp khai xuân. Vừa là thể thao rất vui lại vừa có tính giáo dục về lịch sử Dân tộc Việt Nam. Đội thuyền có 20 người. Gồm 18 tay chèo ưu tuyển, chuyên nghiệp, thiện chiến, kỷ luật. Độ tuổi 18-35, đại diện dân làng. Một người cầm lái; một người đánh trống thúc hiệu, chỉ huy. Mỗi đợt đua có bốn thuyền và đua bốn vòng, tùy theo quy định luật chơi của mỗi địa phương. Kinh nghiệm, lật thuyền là do những tay chèo, khi thấy thuyền mình thua, không đạt đích, bỏ tay chèo, lập tức nước ùa vào và thế là thuyền bị lật. Có câu: “Chèo thuyền và lật thuyền cũng là dân”. Và cũng có câu căn dặn: “Đừng thấy sóng cả mà ngả tay chèo”. Và câu đúc kết: “Thuyền bị lật, không phải vì người lái và người đánh trống chỉ huy thúc quân. Mà là do không còn ai chèo nữa.” Lái và đánh trống thúc quân là những người lãnh đạo. Chèo thuyền là Dân ưu tuyển, có chọn lọc và được huấn luyện chuyên nghiệp.
Đức Thánh cha Piô X[1], nhận định: “Cứu Giáo hội và xã hội suy sụp, điều cần nhất trong lúc này, là mỗi xứ đạo cần có một nhóm Giáo dân, đạo đức, không ngoan, có tầm nhìn xa trông rộng và có tinh thần tông đồ thực thụ”[2]. Công đồng định hướng: “Thời đại của Chúa Thánh Thần và của Giáo dân”. Từ những nhận thức trên đây, chúng ta xác tín: “Giáo hội của Chúa Kitô”, con thuyền của Ngài. Của “Chúa Giêsu Thánh Thể”, Ngài đang sống và là Đấng Cứu độ duy nhất, cứu thế giới. Ngài là Đấng duy nhất vá thuyền lại. Ngài là động lực và là mục tiêu, qua Thánh Thần của Ngài, thức tỉnh và thúc đẩy Dân Chúa, nhất là tín hữu Giáo Dân, tiếp tục chèo thuyền: “Có Giêsu đang dựa gối ngủ”.
Điều quan yếu còn lại là làm thế nào, Kitô hữu: “Có Chúa Kitô”. Sau nhiều năm thử nghiệm, phương thức: “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”. Là phương pháp đào luyện tâm linh mang chiều kích khoa học. Tổng hợp toàn diện con người, “Thân-Tâm” hài hòa và huy động toàn diện con người: “Tâm, trí và ý chí”và bao gồm cả “Thể chất, tinh thần và tâm linh”.Tích hợp văn hóa Đông-Tây. Đông: Tĩnh và Tình. Tây: Động và lý. Vừa cầu nguyện thành tiếng, vừa im lặng cảm nghiệm trong nội tâm. “Cầu nguyện” nhắm tới lý trí và động; “Cảm nghiệm” dựa trên tâm tình và tĩnh. Theo tâm lý, khi lý trí và tâm tình quyện lại, sẽ trở thành ý chí. Ý chí là hành động quyết tâm đi theo. Có phương pháp sư phạm: “Tiệm tiến”. Và được trang bị những phương tiện khoa học, như ánh sáng huyền linh, máy lạnh, nhạc không lời để hài hòa thân tâm và đánh động cảm xúc, thúc đẩy ý chí, nâng cao tâm hồn, vươn tới Thiên Chúa. Và từ đó: “Được Chúa biến đổi”. Ví dụ: Hai người yêu nhau, hiểu nhau, tiến tới hôn nhân gia đình, sẽ dần dần thay đổi nên một. Mục tiêu: trở nên giống “Chúa Giêsu Kitô”, như kinh nghiệm cảm nghiệm của Thánh Phaolô: “Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi mà là Chúa Kitô sống trong tôi”[4].Đặc biệt, hướng đi hiện nay, có mục đích: “Cùng với Chúa Thánh Thần, chuyển đổi Đức tin cộng đồng, truyền thống trở thành đức tin-cá vị và xác tín”.
Được thực hiện trong một căn phòng đào luyện tâm linh. Phòng này là tái hiện phòng tiệc ly, nơi Đức Mẹ và các Tông đồ hiệp thông, cầu nguyện. Trong tinh thần “Khôn ngoan, khiêm tốn, kín đáo”. Chờ đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống, gọi là ngày: “Lễ Ngũ tuần”. Phòng này, được thiết kế bao gồm: Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Có Abba, Chim câu cách tân, ngậm cành Oliu, báo hiệu mùa xuân mới, tượng trưng Chúa Thánh Thần với 7 ngọn lửa. Có Tượng Thánh giá phía trên Nhà Tạm. Nhà tạm, có hình trái tim, tượng trưng cho tình yêu: “Mến Chúa-Yêu người”. Bên cạnh, tay trái, có Đức Mẹ đang chầu Thánh Thể. Tượng trưng cho người phụ nữ đầu tiên chầu Thánh Thể. Bên phải, có Thánh Kinh. Có ánh sáng huyền linh. Đèn chiếu tập trung vào Nhà Tạm. Có nhạc không lời, đánh động tâm hồn. Có kinh “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”.
Phương thức “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”, 3 phút.
Mở nhạc không lời, để giúp tác động tới tâm. Để chế độ: Ánh sáng huyền linh.
Ý lực
+ “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn”[3]
+”Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện”[4]
Hướng dẫn chung: Thân-tâm thanh thản, hài hòa. Hai đầu ngón tay cái bấm vào hai đầu ngón trỏ, để tập trung dây thần kinh về bộ óc; mắt mở ¼ nhìn xuống đầu mũi; Tôi biết tôi hít vô - sâu, phình bụng – nín – tôi biết tôi thở ra - dài, thóp bụng. Xác tín “Chúa đang hiện diện”. Ba lần.
Cầu nguyện:(thành tiếng) “Xin Chúa thêm đức tin cho con; và xin cho con được gặp Chúa”. Ba lần.
Cảm nghiệm:(Nói thầm) “Chúa đang nhìn con, vì con là hình ảnh của Ngài, nên con rất đẹp. Ba lần. “Chúa đang yêu con, vì Chúa là tình yêu, con là con của Ngài”. Ba lần. Cầu nguyện là trí; cảm nghiệm là tâm. Tâm trí quyện lại sẽ trở thành ý chí, muốn vươn lên với chúa, thuận theo, để Chúa biến đổi. Với điều kiện: Nhận chìm cái “Tôi” kiêu căng, tự phụ trong ánh nhìn dịu hiền và trong tình thương bao dung của Chúa. Dần dần cái “Tôi” nhỏ lại, trở thành cát bụi, trở thành đất. Khi không còn là gì, Chúa Giêsu nhẹ nhẹ đi vào tâm hồn. Ngài sẽ làm cho con lớn lên và dần dần trở nên: “Đồng hình đồng dạng với Ngài”, một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt; bất ngờ và lạ lùng. Cụ thể, trở nên người “Hiền lành và Khiêm nhường”; biết sống: “Liên đới trách nhiệm và Yêu thương phục vụ”, qua “Đối thoại và Hòa giải”, 3 lần.
Xin sai Thánh Thần (đứng, giơ cao 2 tay): “Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con, cùng với Mẹ Maria, con đón nhận Thánh Thần. Xin thánh Thần ban ơn khôn ngoan, sức mạnh và tầm nhìn cho con. Cho con ơn không ngoan để phục vụ Dân Chúa; cho con ơn sức mạnh để loan báo tin vui và cho con tầm nhìn cùng mọi người vươn tới tương lai. Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con, cùng với Mẹ Maria, con đón nhận Thánh Thần, xin Thánh Thần ban ơn không ngoan và sức mạnh và tầm nhìn cho con”. Amen./.
Xác tín.Chúa Thánh Thần đang ở với con. Đồng hành với con. Là Thầy dạy duy nhất và là Đấng nhắc nhở con những gì mà Chúa Giêsu đã dạy.
Tôi biết tôi hít vô, hít sâu (phình bụng) – nín – Tôi biết tôi thở ra, thở dài (thóp bụng), bằng mũi, 3 lần. Mở mắt.
Cầu phúc lành: “Xin Thiên Chúa toàn năng, là Cha và Con và Thánh Thần, xuống phúc lành cho con và cho toàn thế giới hôm nay”. Amen./.
+ Làm việc Bác Ái: “Nhìn thấy Chúa Giêsu Thánh Thể nơi mọi người”.
NB. 1. Thực hiện trong vòng 3 phút. Ngày ba lần: Sáng, chiều, tối. 2. Khi quen rồi, không còn lệ thuộc phương thức và nơi chốn nữa. 3. Hệ quả: Chúa Giêsu tỏa sáng và trở thành “Đức tin-cá vị”.
Phương thức “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”, 1 phút.
Cảm nghiệm:“Chúa đang nhìn con, vì con là hình ảnh của Ngài, nên con rất đẹp. Và “Chúa đang yêu con, vì Chúa là tình yêu, con là con của Ngài”. Chúa Giêsu biến con trở nên “Đồng hình đồng dạng với Ngài”. Cụ thể, nên người “Hiền lành và Khiêm nhường”; sống: “Liên đới trách nhiệm và Yêu thương phục vụ”, qua “Đối thoại và Hòa giải”.
Xin sai Thánh Thần: “Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con, cùng với Mẹ Maria, con đón nhận Thánh Thần. Xin thánh Thần ban ơn khôn ngoan, sức mạnh và tầm nhìn cho con. Amen./.
+ Làm việc Bác Ái: “Nhìn thấy Chúa Giêsu Thánh Thể nơi mọi người”.
Kết luận
Ở Việt Nam, số nhà thờ mở cửa, chầu Thánh Thể là rất đông. Nhưng, cần một phương thức truyền thống có đổi mới. Phương thức “Cầu nguyện-Cảm nghiệm” đào luyện người tín hữu hôm nay, trở nên những Kitô hữu đích thực, trưởng thành: “Có Chúa Giêsu-vá thuyền-chèo tiếp”. Ngài là Đấng cứu độ duy nhất, ngoài Ngài không có Chúa nào khác[5]. Dù Ngài đang dựa gối mà ngủ ở cuối thuyền[6]. Phương thức “Cầu nguyện-Cảm nghiệm” hy vọng là một trong những phương thức sẽ giúp con thuyền Giáo hội của Ngài, có Ngài. Một “Đức-Cá vị”, sống động và xác tín./.
Bổ sung
Lúc đầu, vì ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, rất khó giữ thinh lặng, nên có thể xen vào giữa phương pháp “Cầu nguyện - Cảm nghiệm”: Lần hạt, có “Suy niệm kinh Mân côi”. Đọc và suy niệm Lời Chúa. Kinh “Cầu nguyện - Cảm Nghiệm”. Khi quen rồi, như hơi thở, không lệ thuộc phương thức và nơi chốn nữa.
Truyền Thông Tgp.Sg, tháng Sáu, 2021
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)
NB.
1. Mỗi lần cầu nguyện khoảng 3 phút. Dần dần 1 phút. Khi quen rồi, như hơi thở, không còn lệ thuộc phương thức, nơi chốn và thời gian nữa. Hệ quả: Biến Đức tin-truyền thống, trở thành “Đức tin-cá vị”.
Mỗi ngày 2 lần: Sáng, chiều hoặc tối. Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta xin: “Mỗi tuần 1 giờ, chầu im lặng trước Thánh Thể. Rất hiệu nghiệm, để tăng cường sức mạnh nội tâm cho con người thời đại của thiên niên kỷ mới, loại trừ đau khổ và dịch bệnh.
2. “Chầu Thánh thể là điều kiện đầu tiên cho công cuộc truyền giáo mới.”[3]
3. Kinh nghiệm: “Quây quần bên Thánh Thể, không thiếu bất kỳ sự gì, ngay cả ơn gọi.”
4. “Tôn Thờ Thánh Thể là Đặc Sủng của Giáo Hội Công giáo.”[4]
5. Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại.
[1] Mt 26: 30-45[2] Mt 11, 25-30[3] GH 42[4] Ga 2, 20[5] Cv 4, 7-12[6] Mc 4, 35-40
bài liên quan mới nhất
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành hoàn vũ - Nền văn minh biển & phụ nữ
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành toàn châu lục: Văn hóa - Khoa học -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Đào luyện tín hữu giáo dân trong thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tín hữu Giáo dân thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Người lãnh đạo tài khủng hoảng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ Đức tin tròn đầy và trong sáng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ cử hành Phụng vụ thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ nên Thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Chầu Thánh Thể -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện
bài liên quan đọc nhiều
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Gia đình Hiệp Hành
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo hội hiệp thông và tăng trưởng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe người nghèo, bệnh tật, đau khổ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Hiệp Hành -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Một thoáng bên thềm Thượng Hội đồng 2023 -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành 2023 - Như không có hồi kết -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Văn hóa 'nói dối đạo đức' -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ con người Việt Nam -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tiến trình tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, 2023