Giáo xứ Thăng Long: Tam nhật Thánh
TGPSG -- Cùng với toàn thể Giáo Hội, giáo xứ Thăng Long, giáo hạt Phú Thọ bước vào Tam nhật Thánh, tưởng niệm Đức Giêsu chịu khổ nạn chết và sống lại vinh quang qua 3 ngày thánh: thứ năm, thứ sáu và thứ bảy (17,18 và 19-04-2025) trong bầu khí sốt sắng với đông đảo giáo dân tham dự.
1.Thứ năm:
Lúc 17g30 thứ Năm ngày 17-04-2025, thánh lễ Tiệc Ly do Linh mục (Lm) Vinh sơn Nguyễn Thế Thủ, chánh xứ, chủ tế. Trong bài chia sẻ, ngài đã nhấn mạnh: Hôm nay chúng ta cử hành Thánh lễ Tiệc Ly. Thánh lễ đầu tiên của các thánh lễ. Hôm nay Chúa Giêsu thiết lập 3 điều: Thánh lễ, Thánh Thể và Bí tích Truyền chức. Qua việc rước Mình và Máu Thánh Chúa là chúng ta ở với Chúa. Như Chúa Giêsu đã nói: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì ở lại trong Ta”. Vì thế, nếu chúng ta không rước Chúa thì chúng ta không được ở với Ngài. Chúa ở với chúng ta để chúng ta nên giống Ngài. Tham dự thánh lễ để rước Chúa và nhờ việc rước Chúa, mỗi ngày chúng ta nên thánh thiện hơn. Chúng ta theo Chúa là nên thánh hằng ngày, chứ không phải theo một tôn giáo.
Người nhận Bí tích Truyền Chức Thánh phải có cuộc đời nên giống Chúa Kitô. Hành động của họ là Chúa hành động. Họ thấy mình bất xứng, nhưng thừa tác viên đang hành động nhân danh Chúa. Hôm nay, Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Ngài yêu thương họ đến cùng. Yêu đến nỗi cúi mình xuống rửa chân cho các môn đệ, yêu không thể hiểu nổi. Chúng ta hãy theo gương Chúa mà yêu thương phục vụ người khác như chính Chúa yêu thương chúng ta đến nỗi, đến mức độ không thể diễn tả được.
Chúng ta không thiếu điều gì trong cuộc sống, nhưng lại thiếu vắng tình yêu dành cho nhau, trong gia đình, vợ chồng, con cái.
Sau thánh lễ Tiệc ly, cộng đoàn cung nghinh Mình Thánh Chúa xuống nhà tạm phụ dưới tầng hầm nhà thờ, cộng đoàn canh thức với Chúa Giêsu sống lại bầu khí tại vườn Cây Dầu trước khi ra đi chịu chết. Các hội đoàn luân phiên canh thức đến 22giờ.
2. Thứ Sáu:
Bước sang ngày thứ Sáu 18-04-2025. Ngày thinh lặng - Ngày Tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ qua thánh giá Chúa Kitô. Nghi thức phụng vụ chính yếu cử hành vào lúc 17g30 tưởng niệm cuộc thương khó Chúa Giêsu, qua các bài đọc Lời Chúa, đỉnh cao là Bài Thương Khó theo Thánh Gioan Tông đồ, 10 lời nguyện, kính thờ Thánh Giá và hiệp lễ.
Sau bài thương khó của Chúa Giêsu, Lm chánh xứ chia sẻ:
Chúa Giêsu chịu mọi sự đau đớn trên thân xác và tinh thần, vác thập giá nặng, bị dân chúng nhạo báng, chế giễu, kết án tử. Tuy ông Philatô không thấy Chúa Giêsu có tội gì phải chết, nhưng dân chúng hô lên: Chúa phải chết vì xưng mình là vua, là Con Thiên Chúa. Trên thập giá Chúa Giêsu nói “Ta khát”, nghĩa là Chúa khát tình yêu và chính cái chết diễn tả tình yêu của Chúa dành cho nhân loại. Tình yêu có một không hai. Tình yêu của người hy sinh mạng sống vì người mình yêu. Cái chết trên thập giá của Chúa là tình yêu trao ban cho chúng ta, để chúng ta cũng trao ban tình yêu cho nhau. Trong tình yêu không có sự ác, nhưng chỉ có bao dung, tha thứ, không có tình yêu thì mới có sự ác, sự dữ.
Qua nghi thức Suy Tôn Thánh Giá của ngày thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta tôn vinh tình yêu của Thiên Chúa qua thập giá Chúa Kitô.
Phần cử hành phụng vụ chiều thứ Sáu kết thúc sau khi cộng đoàn rước Mình Thánh Chúa. Tiếp đến lúc 19g30, cộng đoàn đi Đàng Thánh Giá trọng thể trong khuôn viên nhà thờ. Buổi tối cộng đoàn hôn chân Chúa đến 21g và cho đến sáng thứ Bảy.
Trong ngày thứ Sáu ngoài việc đi đàng Thánh giá và nghi thức suy tôn Thánh Giá, cộng đoàn tham dự các hình thức đạo đức thúc giục mọi người thêm lòng yêu mến Chúa như ngắm 15 sự thương khó Chúa Giêsu, dâng hạt.
3 Thứ Bảy:
Sau một ngày thinh lăng suy niệm về sự chết của Đức Giêsu. Cử hành canh thức Vọng Phục Sinh của giáo xứ Thăng Long bắt đầu lúc 20g thứ Bảy 19-04-2025 cũng do Lm chánh xứ chủ tế, được khai mạc ở cuối nhà thờ với nghi thức làm phép lửa mới và thắp Nến Phục Sinh.
Đêm Canh Thức Phục Sinh được gọi là Mẹ của các đêm canh thức, tôn vinh Chúa Giêsu chiến thắng khải hoàn đi từ cõi chết sống lại, đêm được cử hành với nhiều ý nghĩa mời gọi các Kitô hữu về Bí tích Khai tâm Kitô giáo.
Đêm canh thức trình tự theo các phần:
- Phần thứ nhất: Thắp nến Phục sinh.
- Phần thứ hai: Phụng vụ Lời Chúa.
- Phần thứ ba: Phụng vụ Thánh Tẩy.
- Phần thứ tư: Phụng vụ Thánh Thể.
Sau khi công bố bài Tin Mừng theo Thánh sử Luca (Lc 24, 1-12) kể lại chuyện các bà phụ nữ ra mộ Chúa, Lm chánh xứ giải thích mầu nhiệm Phục sinh:
Các bà nhớ lại lời Chúa Giêsu đã nói khi Ngài còn sống. Ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại. Đi từ ngôi mộ trống các bà trở về kể cho các tông đồ.
Ông Phêrô chạy ra mồ và thấy khăn liệm còn đó, nhưng xác không thấy, khăn liệm xếp gọn gàng. Người nào có thời giờ cuộn khăn liệm lại, nếu là ăn trộm xác thì nó bê luôn xác đi, cả khăn liệm. Các ông ngạc nhiên về sự kiện này.
Chúa sống lại không ai trông thấy. Điều quan trọng: Chúa đã nói và bây giờ chúng ta nghiệm thấy, nhớ lại lời Chúa nói. Chúng ta phải để cho Lời Chúa ngấm vào mình, đến khi điều xảy ra chúng ta cảm được.
Sự Phục sinh là gì? Đó là chúng ta phải nuôi Lời Chúa, ấp ủ Lời Chúa, để khi xảy ra bất cứ chuyện gì chúng ta tin Chúa đang hiện diện. Kẻ không có đức tin thì không nuôi mầm giống sự hiện diện của Chúa trong đời, nên họ không thấy Chúa. Chúng ta tin vào Chúa, thì cách này cách khác, qua việc ấp ủ Lời Chúa, sẽ đến lúc sự kiện xảy ra, chúng ta nhận ra Chúa ở bên. Kinh nghiệm Phục sinh là kinh nghiệm chúng ta ấp ủ Lời Chúa trong lòng, để khi điều xảy ra, chúng ta nghiệm thấy Chúa nâng đỡ luôn ở bên cạnh.
Các bà phụ nữ kể cho các tông đồ. Ông Phêrô đã chứng nhận điều các bà nói, nhưng ông cũng không thấy. Chúng ta không cố chấp khi người khác loan báo cho chúng ta về Thiên Chúa, cứ lên đường đi tìm kiếm thì sẽ có lúc gặp Chúa. Chúa đang hiện diện với chúng ta. Chúa Phục sinh đang ở với chúng ta. Xin Chúa cho chúng ta sống mầu nhiệm Phục sinh, mầu nhiệm Chúa đang ở với nhân loại. Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại. Ngài là Thiên Chúa. Mừng mầu nhiệm Phục sinh là mừng Thiên Chúa hằng sống, chúng ta đang sống với Ngài. Đó là điều chúng ta chia sẻ loan báo về Chúa cho anh chị em.
Thánh lễ Đêm Vọng Phục sinh kết thúc vào lúc gần 22g trong niềm vui mừng hân hoan, cảm tạ và chúc tụng tình yêu Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô, đã chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta.
Qua các thánh lễ và nghi thức của 3 ngày thánh thật dài, người già đứng tham dự mệt mỏi, đau chân, nhưng mọi người sốt sắng tham dự như muốn cùng với Chúa Giêsu chia sẻ những đau khổ của Ngài và mong ước thay đổi cuộc sống mình được thánh thiện tốt lành hơn mỗi ngày.
Bài: Martinô Lê Hoàng Vũ (TGPSG)
Ảnh: Giuse Đinh Đồng Dũng
bài liên quan mới nhất
- Giáo xứ Bình An mừng Lễ Chúa Phục Sinh 2025
-
Ban Caritas giáo xứ Tân Phú bác ái trước ngày Tam Nhật Thánh 2025 -
Những yếu tố cho sự sống con người -
Thánh lễ trọng thể mừng Chúa Phục Sinh tại giáo xứ Tân Chí Linh -
Chiêm ngắm tình yêu -
Giáo xứ Nhân Hòa: chiều thứ Sáu Tuần Thánh - 2025 -
Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu tại giáo xứ Bùi Phát -
Giáo xứ Nhân Hòa Khai mạc Tam Nhật Thánh 2025 -
Thứ Năm Tuần Thánh tại giáo xứ Bùi Phát -
Giáo xứ Tân Phú Hòa với Thánh lễ Tiệc Ly
bài liên quan đọc nhiều

- Giáo xứ Nhân Hòa: Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm mừng bổn mạng
-
Giáo xứ Tân Việt: Bổn mạng Ban Lễ Sinh -
Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp: Thánh lễ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - Bổn mạng giáo xứ -
Giáo xứ Đông Quang: Lễ sinh mừng Bổn mạng - 2023 -
Giáo xứ Tân Thành - TSN: Mừng lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời - 2023 -
Giáo xứ Thị Nghè: Lãnh nhận Hồng ân Chúa Thánh Thần -
Giáo xứ Gia Định: Thánh lễ Tạ ơn 28 năm hồng ân của Linh mục Chánh xứ -
Giáo xứ Hoàng Mai: Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Lộ Đức 2023 -
Giáo xứ Thăng Long: Niềm vui ơn Chúa Thánh Thần - 2023 -
Giáo xứ Bắc Dũng: Bữa cơm của Chúa