Giáo xứ Thăng Long dâng lễ kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima
TGPSG -- “Tình thương của Đức Mẹ luôn hiện diện trong suốt dòng lịch sử của Hội Thánh …”
Trên đây là tâm tình mở đầu của linh mục (Lm) Vinh sơn Nguyễn Thế Thủ chánh xứ Thăng Long trong thánh lễ kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, do ngài chủ sự, cử hành vào lúc 10g sáng thứ Ba ngày 13-05-2025 tại nhà thờ giáo xứ Thăng Long, hạt Phú Thọ.
Thánh lễ có sự hiện diện của đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ, các nữ tu, Hội đồng Mục vụ (HĐMV) và ca đoàn.
Trước Thánh lễ, lúc 9g30 cộng đoàn lần hạt Mân Côi cầu nguyện với Đức Mẹ.
Trong lời ngỏ đầu lễ, Lm Vinh sơn nhắn nhủ:
“Tình thương của Đức Mẹ luôn hiện diện trong suốt dòng lịch sử của Hội Thánh. Hôm nay kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Mẹ thể hiện tình thương qua cuộc hiện ra với 3 trẻ em, từ ngày 13-5 đến ngày 13-10 năm 1917. Không những thế, vào ngày này cách đây 44 năm trước, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bị ám sát tại Quãng trường Thánh Phêrô. Đây có thể nói là một phép lạ nhãn tiền. Viên đạn đã xuyên qua ngực của ngài, nhưng đã không vào quả tim. Ngài đã được Đức Mẹ cứu và sống từ đó cho đến năm 2005. Xin Mẹ thương che chở Hội Thánh, cho Đức Thánh Cha Lêô XVI và cho từng người chúng ta”
Sau bài Tin Mừng, (Ga 10,22-30) theo Phụng vụ thứ ba tuần IV Phục sinh, Lm Vinh sơn quảng diễn:
Người Do Thái yêu cầu Chúa Giêsu nói rõ Ngài có phải là Đấng Kitô hay không? Chúa Giêsu nói với người Do Thái “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi. Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi.”
Người Kitô hữu chúng ta có cái nhìn thế nào về Đức Mẹ?
Đức Maria có nhiều tước hiệu như kinh cầu Đức Bà chúng ta đọc. Với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, người đã được Đức Mẹ bảo vệ gìn giữ khỏi vụ ám sát. Ngài yêu thích danh xưng: “Mẹ Maria là Mẹ của con, chăm sóc yêu thương con từng ngày”. Chỉ có những người ở trong một gia đình gắn bó thân thiết mới cảm nghiệm và nói lên được tình cảm của mình dành cho người mẹ. Những người ngoài thì không thể nói được những từ thân thương ấy. Người mẹ ra ngoài xã hội, có thể là một bà giám đốc, quyền lực, giàu có, nhưng về nhà bà vẫn là một người mẹ của đứa con.
Như vậy, Mẹ Maria dành cho chúng ta một tình cảm của người mẹ thiêng liêng gần gũi. Cách đây 108 năm vào ngày 13-05-1917, Mẹ đã hiện ra tại Fatima, thì giờ đây xin Mẹ cũng bảo vệ chăm sóc từng người trong chúng ta, giáo xứ Thăng Long và mỗi gia đình. Xin Mẹ dạy cho mỗi người biết sống tín thác vào Chúa.
Thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng Vụ Thánh Thể và kết thúc vào lúc 11g trong tâm tình tạ ơn Chúa.
Cộng đoàn ra về trong niềm tin tưởng cậy trông nơi Chúa nhờ sự chuyển cầu của Mẹ Maria trong cuộc sống hằng ngày.
Bài: Martinô Lê Hoàng Vũ (TGPSG)
Ảnh: Giuse Đinh Đồng Dũng
bài liên quan mới nhất

- Thánh lễ giỗ đầu của thân mẫu Lm Tu sĩ Giuse Lưu Văn Thưởng - OFM tại nhà thờ Gia Định
-
Giáo xứ Hòa Hưng: Lễ Đức Mẹ Fatima - 13-05-2025 -
Giáo xứ Tân Phú: Thánh lễ kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Thiếu nhi Giáo xứ Hòa Hưng: Lễ hội Ngày Cầu nguyện cho Ơn gọi 2025 -
Giáo xứ Tân Việt kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima - 13/05/2025 -
Giáo họ Fatima - Vĩnh Lộc: Thánh lễ kỷ niệm Đức Mẹ Maria hiện ra tại Fatima - Bổn mạng giáo họ -
Giáo xứ Hòa Hưng: Kỷ niệm 33 năm Cung hiến thánh đường -
Giáo xứ Bắc Dũng: Mừng lễ Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Lễ Đức Mẹ Fatima tại giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê -
Thánh lễ Tạ ơn mừng 70 năm Hồng ân Linh mục của Cha Cố Louis Bertrand Cao Đức Thuận
bài liên quan đọc nhiều

- Giáo xứ Nhân Hòa: Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm mừng bổn mạng
-
Giáo xứ Tân Việt: Bổn mạng Ban Lễ Sinh -
Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp: Thánh lễ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - Bổn mạng giáo xứ -
Giáo xứ Đông Quang: Lễ sinh mừng Bổn mạng - 2023 -
Giáo xứ Tân Thành - TSN: Mừng lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời - 2023 -
Giáo xứ Thị Nghè: Lãnh nhận Hồng ân Chúa Thánh Thần -
Giáo xứ Gia Định: Thánh lễ Tạ ơn 28 năm hồng ân của Linh mục Chánh xứ -
Giáo xứ Hoàng Mai: Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Lộ Đức 2023 -
Giáo xứ Thăng Long: Niềm vui ơn Chúa Thánh Thần - 2023 -
Giáo xứ Bắc Dũng: Bữa cơm của Chúa