Điểm lại các sự kiện trong tháng 8 năm 2022

Điểm lại các sự kiện trong tháng 8 năm 2022

Điểm lại các sự kiện trong tháng 8 năm 2022

Hôm nay mừng lễ Mẹ về Trời
Giáo Hội Tin Mừng đủ sống vui.
Mẹ Nữ Đồng Trinh vâng Ý Chúa,
Mẹ Phò Cứu Thế cứu dân Người.
Nữ Vương huyền diệu trên Thiên Quốc,
Thánh Mẫu hiển vinh dưới cõi đời.
Mẹ Chúa Mẹ ta: gương sống đạo,
Mẹ Hằng Cứu Giúp: chẳng khi rời…

Bài thơ “Mẹ Chúa Lên Trời” của tác giả Thế Kiên Dominic đã phác họa hình ảnh của Mẹ Maria trong tháng Tám. Tháng 8 là tháng có nhiều sự kiện diễn ra trong Giáo hội toàn cầu và Giáo hội Việt Nam.

Giáo hội toàn cầu

1. Sáng thứ Hai 01/8/2022, Phòng Báo chí Toà Thánh thông báo Đức Thánh Cha sẽ tông du đến Nur-Sultan, thủ đô của Kazakhstan từ ngày 13 đến 15/9, để tham dự Đại hội lần thứ 7 các lãnh đạo tôn giáo truyền thống và thế giới. (xem bài viết)

2. TGPSG / Aleteia -- Năm 2024 hẳn phải là năm đánh dấu việc mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris, 5 năm sau khi bị hỏa hoạn. Nhưng việc mở cửa này có thể sẽ chỉ diễn ra vào năm 2025, vì sao?  (xem bài viết)

3. Ngày 02/8/2022, Phòng Báo chí Toà Thánh công bố chương trình chính thức chuyến tông du lần thứ 38 của Đức Thánh Cha đến Nur-Sultan, thủ đô của Kazakhstan từ ngày 13 đến 15/9, để tham dự Đại hội lần thứ 7 các lãnh đạo tôn giáo truyền thống và thế giới. (xem bài viết)

4. TGPSG / Aleteia -- Khi đi thăm hồ Thánh nữ Anna ở Canada hôm 26/7/2022 vừa qua, Đức Giáo hoàng Phanxicô (ĐGH) đã làm phép một bức tượng điêu khắc lớn bằng người thật, mô tả “Đức Mẹ đang gỡ nút thắt". Đây là một cách diễn tả Đức Maria, được ĐGH đặc biệt sùng kính và Ngài đã góp phần phổ biến ảnh tượng này ngay từ khi bắt đầu sứ vụ Giáo Hoàng. (xem bài viết)

5. Trong một cuộc phỏng vấn được công bố ngày 03/8/2022, Đức Tổng Giám Mục Parla Tomasz Peta của Tổng Giáo phận Maria Santissima ở thủ đô Nur-Sultan giải thích rằng, đối với Giáo hội Công giáo và nhà nước, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Kazakhstan là rất quan trọng. Đức Thánh Cha là sứ giả hòa bình và hiệp nhất, và tất cả những ai đang chờ đợi ngài đều muốn trở thành sứ giả của hòa bình và hiệp nhất. (xem bài viết)

6. Cuộc viếng thăm sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Cộng hòa Kazachstan đặc biệt thu hút dư luận thế giới về tương quan giữa Đức Thánh Cha với Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga, Hội nghị quốc tế các vị lãnh đạo tôn giáo thế giới, và sau cùng là tình trạng Giáo Hội Công Giáo tại Kazachstan. (xem bài viết)

7. Ngày 06/8/2022, tại Dinh Tông tòa, Đức Thánh Cha đã tiếp ông Andrii Yurash, đại sứ Ucraina cạnh Toà Thánh. Trên Twitter, ông đại sứ cho biết, trong buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha đã nói những điều quan trọng và Ucraina đang chờ đợi cuộc viếng thăm của ngài. (xem bài viết)

ĐHY Jozef Tomko gặp ĐTC  (ANSA)

8. Vatican News (08.8.2022)Đức Hồng Y Jozef Tomko, người Slovakia, nguyên Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, đã qua đời lúc 5 giờ sáng thứ Hai 08/8/2022, hưởng thọ 98 tuổi. Ngài là thành viên lớn tuổi nhất của Hồng y đoàn, được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II thành lập năm 1985. (xem bài viết)

9. Đức Hồng Y Kurt Koch, Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn khẳng định rằng chiến tranh chỉ tạo ra những vấn đề lớn hơn nữa. Lập trường của Tòa Thánh vì thế rất rõ ràng: chiến tranh là một con đường sai lầm. (xem bài viết)

10. Thứ Sáu 12/8/2022, Đức Thánh Cha Phanxicô và ông Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ucraina đã có một cuộc trò chuyện mới liên quan đến cuộc chiến đang diễn ra ở Ucraina. (xem bài viết)

11. Gần nửa năm đã trôi qua, từ khi Nga bắt đầu tấn công Ucraina ngày 24-2-2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất nhiều lần lên tiếng về cuộc chiến này, đặc biệt là những lời ngài kêu gọi hãy tìm một giải pháp bằng đường lối đối thoại, thương thuyết. Nhưng lời của Đức Thánh Cha giống như những "tiếng kêu trong hoang địa!”. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy chiến tranh sắp chấm dứt. Đức Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã đưa ra những nhận định từ phía Tòa Thánh trước tình trạng trên đây. (xem bài viết)

12. Hôm 15/8/2022, đại hội Thế giới SIGNIS năm 2022 đã được chính thức khai mạc tại đại học Sogang của dòng Tên ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc và kéo dài đến ngày 18/8/2022, với khoảng 300 tham dự viên. (xem bài viết)

13. Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi của Tổng Giáo Phận Mẹ Thiên Chúa ở Mátxcơva cho biết người Công giáo Nga đang rất mong chờ cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Kazakhstan. (xem bài viết)

14. Trước khi kết thúc buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa xin mọi người đừng quên cuộc chiến ở Ucraina. Ngài cầu xin Đức Mẹ hướng dẫn vận mệnh của Châu Âu và thế giới: "Xin Mẹ giúp chúng ta đặt Chúa Kitô và Tin Mừng lên trên hết."  (xem bài viết)

15. Ngày 18/8/2022, sau ba ngày gặp gỡ, 300 tham dự viên của Đại hội Thế giới SIGNIS năm 2022 về chủ đề “Hoà bình trong Thế giới Kỹ thuật số”, đã đưa ra bản Tuyên bố kết thúc, nhấn mạnh rằng chiến lược cơ sở hạ tầng và truy cập kỹ thuật số công bằng có khả năng phục hồi và hỗ trợ sự phát triển toàn diện con người.  (xem bài viết)

16. Với các bản đúc kết của các Hội đồng Giám mục gửi đến Ban Thư ký Thượng Hội đồng trong những ngày vừa qua, giai đoạn Thượng Hội đồng Giám mục thế giới lần thứ XVI với chủ đề: “Vì một Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ” đã kết thúc ở cấp giáo phận. (xem bài viết)

17. Bangkok. Nhân dịp mừng 50 năm thành lập, trưa ngày 22/8 tới đây, Liên HĐGM Á châu sẽ bắt đầu Đại Hội với buổi lễ khai mạc tại Đền thánh Chân phước Nicholas Bunkerd Kitbamrung ở Bangkok, Thái Lan. (xem bài viết)

18. Thứ Sáu, ngày 26/8 tới đây, một cuộc họp báo sẽ được tổ chức vào lúc 1 giờ chiều giờ Roma, tức 6 giờ chiều giờ Việt Nam, tại Phòng Báo chí Tòa Thánh để trình bày về giai đoạn thứ hai của tiến trình Thượng hội đồng, và sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh Vatican News bằng tiếng Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha. (xem bài viết)

Khai mạc 50 năm thành lập FABC

19. Nhân dịp mừng 50 năm thành lập Liên HĐGM Á châu, ngày 22/8, ĐHY Charles Bo, chủ tịch của Liên HĐGM, đã chủ sự buổi cầu nguyện khai mạc tại Đền thánh Chân phước Nicholas Bunkerd Kitbamrung ở Bangkok, Thái Lan. Ngài mô tả Giáo hội Công giáo ở châu Á đang đứng trước bước ngoặt của lịch sử giữa bối cảnh nghèo đói, biến đổi khí hậu, xung đột chính trị, bất đồng và suy sụp kinh tế. (xem bài viết)

20. TGPSG -- Đại hội Liên Hội đồng Giám mục Á Châu ‘FABC 50’ sẽ diễn ra từ ngày 12 đến ngày 30.10.2022 tại Trung tâm Mục vụ của Tổng Giáo phận Bangkok, Baan Phu Waan, Thái Lan.  (xem bài viết)

21. Chưa đầy một tháng nữa, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Kazakhstan trong 3 ngày, từ 13-15/9, để tham dự cuộc gặp gỡ các tôn giáo truyền thống và thế giới. Trước chuyến tông du, Phòng báo chí Toà Thánh đã cho công bố logo của chuyến tông du. (xem bài viết)

22. Chiều thứ Bảy 27/8 sắp tới, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ nhóm Công nghị tại đền thờ thánh Phêrô để phong 20 Hồng Y mới. Giống như 7 lần trước đây, cách thức của ngài trong việc chọn bổ nhiệm các Hồng Y tiếp tục gây nhiều ngạc nhiên trong dư luận trong và ngoài Giáo Hội, nhưng đồng thời cũng cho thấy hướng đi ngài muốn đề ra cho Giáo triều Roma nói riêng và Giáo Hội nói chung. (xem bài viết)

23. Trong sứ điệp gửi đến các giám mục, linh mục, phó tế, những người thánh hiến và giáo dân, dịp kỷ niệm 50 năm Tông thư “Ministeria quaedam-Một số Thừa tác vụ” của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, Đức Thánh Cha kêu gọi mở một cuộc đối thoại với các Hội đồng Giám mục để tiếp tục con đường đã được đề ra cách đây 50 năm. (xem bài viết)

24. Ngày 24/8/2022 đánh dấu 6 tháng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến của Nga tại Ucraina. Trong thời gian đó, qua cơ quan nhân đạo Caritas Quốc tế, Giáo hội Công giáo đã cung cấp hỗ trợ cho hơn 3, 5 triệu người. (xem bài viết)

25, Đại hội lần thứ 11 của Hội đồng các Giáo hội Kitô Thế giới (WCC) sẽ được khai mạc vào ngày 31/8 tới đây. Đại hội là nơi thảo luận cao nhất của tổ chức đại kết thế giới và xác định các định hướng hoạt động trong tám năm tới. (xem bài viết)

26. Đức Thánh Cha nói trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Hàn Quốc hôm thứ Tư 24/8 rằng, ngay khi nhận được lời mời, ngài sẽ đến Triều Tiên, không do dự, nhân danh tình huynh đệ.  (xem bài viết)

27. Lúc 4 giờ chiều thứ Bảy 27/8, Đức Thánh Cha đã chủ sự Công nghị Hồng y để thăng 20 hồng y mới với việc trao mũ hồng y, trao nhẫn và chỉ định nhà thờ hiệu tòa.

Sau phần Lời nguyện mở đầu và Lời Chúa, Đức Thánh Cha có một bài giảng trước cộng đoàn hiện diện.

(xem bài viết)

Giáo hội Việt Nam

1. Lạy Thiên Chúa là Cha rất nhân từ, chúng con cảm tạ Cha đã dùng ánh sáng Thánh Linh/ hướng dẫn Đức Cha Lambert thực hiện công cuộc truyền giáo / và tổ chức đời sống Giáo hội tại những miền đất Á châu/ trên nền tảng vững chắc là hàng giáo sĩ địa phương, các nữ tu bản xứ và những giáo dân nhiệt thành / để làm điểm tựa cho dân thánh trong thời quẫn bách cũng như an bình. (xem bài viết)

2. Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng dẫn đưa chúng con tới nguồn ơn cứu độ đầy tràn. Chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con Đức Cha Pa-luy (Pallu)/ vị thừa sai đầy lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh tại Á Châu, bằng nỗ lực tạo nhịp cầu nối kết yêu thương trong Hội Thánh Chúa Kitô. Nhờ công khó nhọc của ngài mà cha ông chúng con đã được ơn đón nhận đức tin tinh truyền, và chúng con vẫn đang được hưởng nhờ muôn ơn lành từ kho tàng đức tin tông truyền quý giá này. (xem bài viết)

3. Lịch sử truyền giáo tại Việt Nam ghi đậm dấu ấn của các vị Thừa sai thuộc nhiều dòng tu: Dòng Tên, Dòng Phanxicô, Dòng Đaminh, Dòng Augustinô. Các Đấng đã hy sinh lên đường đến Việt Nam, với thao thức mang Tin mừng Cứu độ đến cho dân tộc chúng ta. Trong số các vị thừa sai, đặc biệt phải kể đến hai vị Giám mục thuộc Hội Thừa Sai Hải ngoại Paris (MEP) là Đức cha Lambert de La Motte và Đức cha François Pallu. Hai vị được coi như đồng sáng lập của Hội, và cũng là hai vị Đại diện Tông tòa đầu tiên của Giáo hội Công giáo Việt Nam. (xem bài viết)

4. WHĐ (10.8.2022) – Sau khi Phòng Báo chí Tòa Thánh [Vatican] ban hành Thông cáo Báo chí, Ban Việt ngữ Đài phát thanh Vatican đã đưa tin: Đức Hồng Y Jozef Tomko, người Slovakia, nguyên Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, đã qua đời lúc 5 giờ sáng thứ Hai 08/8/2022, hưởng thọ 98 tuổi. Ngài là thành viên lớn tuổi nhất của Hồng y đoàn, được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II thành lập năm 1985. (xem bài viết)

5 TGPSG -- "Con chọn tất cả, con nhận tất cả vui buồn, đau khổ mà Chúa ban cho con. Đó có lẽ là những điều mà cha Patrick đã học hỏi Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu trong suốt quảng đời trần thế của cha, để trở thành một vị Mục tử Nhân Lành như Chúa Kitô." (xem bài viết)

Tâm tình cuối tháng

Trong sứ điệp dịp kỷ niệm 50 năm Tông thư “Ministeria quaedam-Một số Thừa tác vụ”, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng: “Giáo hội học của sự hiệp thông, tính bí tích của Giáo hội, sự hỗ tương của chức tư tế chung và chức tư tế thừa tác, tầm nhìn phụng vụ của mỗi thừa tác vụ là những nguyên tắc giáo lý, được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, làm cho sự đa dạng hài hòa của các thừa tác vụ”.

Vấn đề về các thừa tác vụ phép rửa đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau “chắc chắn phải được xem xét: thuật ngữ được sử dụng để chỉ các thừa tác vụ, nền tảng giáo lý, các khía cạnh pháp lý, sự phân biệt và mối quan hệ giữa các thừa tác vụ, giá trị ơn gọi của các thừa tác vụ, các khóa đào tạo, tổ chức sự kiện cho phép thực thi một thừa tác vụ, chiều kích phụng vụ của mỗi thừa tác vụ”.

Đức Thánh Cha khẳng định: “Đây là những vấn đề phức tạp, chắc chắn cần phải tiếp tục đào sâu, nhưng không cần làm ra vẻ đã xác định và giải quyết chúng rồi sau đó mới sống thừa tác vụ, bởi vì hành động theo cách này rất có thể chúng ta sẽ không thể đi xa hơn”.

Đây là lý do tại sao trong sứ điệp, Đức Thánh Cha lặp lại những gì đã được viết trong Tông huấn “Evangelii gaudium”, nghĩa là “thực tế vượt trội hơn ý tưởng” và “giữa hai phải thiết lập một cuộc đối thoại liên tục, tránh để ý tưởng kết thúc bằng cách tách rời khỏi thực tế”.

Hơn nữa, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng “thời gian vượt trội hơn không gian". Vì vậy, “thay vì ám ảnh về việc phải có những kết quả tức thì trong việc giải quyết mọi căng thẳng và làm sáng tỏ mọi khía cạnh, vốn có nguy cơ sàng lọc các quá trình và đôi khi tỏ vẻ ngăn chặn chúng, thì chúng ta phải đi cùng với hành động của Thánh Thần Chúa”.

Tóc Ngắn (TGPSG) tổng hợp

Top