Hành hương ngày lễ Chúa Hiển Linh tại Đền Thánh Vincente - Giáo xứ Thăng Long

Hành hương ngày lễ Chúa Hiển Linh tại Đền Thánh Vincente - Giáo xứ Thăng Long

Hành hương ngày lễ Chúa Hiển Linh tại Đền Thánh Vincente - Giáo xứ Thăng Long

TGPSG -- Sáng Chúa Nhật 5-1-2025 là ngày hành hương tại Đền Thánh Vincente -  giáo xứ Thăng Long, như các ngày mồng năm hàng tháng. Hôm nay còn là ngày đầu năm mới dương lịch 2025, đặc biệt Giáo Hội mừng lễ Chúa Hiển Linh.

Chương trình hành hương bắt đầu vào lúc 8g30 với phần thuyết trình chủ đề hành hương. Linh mục (Lm) Vinh sơn Nguyễn Thế Thủ, chánh xứ Thăng Long, giáo sư Phụng vụ trình bày về ý nghĩa  của lễ Giáng sinh và lễ Hiển Linh.

Giáo Hội Công Giáo mừng lễ Giáng sinh, nhưng với những anh chị em Chính Thống Giáo, họ mừng lễ Hiển Linh. Khi nói đến lễ Giáng sinh, chúng ta có khuynh hướng mừng ngày Chúa sinh ra đời. Vì thế, chúng ta có hang đá, có hình ảnh hài nhi Giêsu. Nhưng Giáo Hội lại nhấn mạnh đến Đấng sinh ra là ai? Hài nhi sinh ra ấy là ai mới là quan trọng.

Tên đầu tiên của lễ Giáng sinh là lễ Emmanuel, tức là Hài Nhi sinh ra chính là Thiên Chúa làm người. Giáo Hội Công Giáo mừng lễ Giáng sinh không nhấn mạnh ngày Ngài sinh ra.

Phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, Giáng sinh có 4 lễ: ngày 24-12 có lễ vọng Giáng sinh và lễ đêm Giáng sinh, ngày 25-12 có lễ rạng đông và lễ ban ngày, 4 bản văn bài đọc đều nhấn mạnh đến Hài Nhi sinh ra đó là ai?

Mùa Giáng Sinh là chúng ta nhớ đến mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, mùa giáng Sinh kết thúc vào lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Chúa chịu phép rửa không thuộc mùa Thường Niên.Vì trong lễ Chúa chịu phép rửa cho ta thấy mầu nhiệm Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại.

Anh em Chính Thống giáo không mừng lễ Giáng sinh ầm ĩ như chúng ta, nhưng mừng lễ Chúa Hiển Linh. Họ nhấn mạnh, khi Chúa Giêsu chịu phép rửa thì trời mở ra, từ trên trời có tiếng Chúa Cha phán rằng : “Đây là Con Ta Yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng. 

Như vậy, có rất nhiều người đến với Gioan Tẩy giả trầm mình xuống sông. Anh em Chính Thống Giáo cũng dìm mình xuống nước khi chịu phép rửa để nói rằng, chúng ta chết với Đức Kitô và sống lại với Ngài. Trong phép rửa của Chúa  Giêsu,  anh em Chính Thống Giáo nhấn mạnh vào Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Cha xác nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần dưới hình chim bồ câu đậu xuống. Hiển linh là Ba Ngôi tỏ ra cho chúng ta. Chúng ta nói đến Giáng Sinh là nói đến Chúa Giêsu làm người, nhưng việc Chúa Giêsu làm người là công trình của Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người là do ý định của Chúa Cha. Con Thiên Chúa làm người trong lòng trinh nữ Maria  do quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Anh em Chính Thông Giáo phối hợp 1 lễ duy nhất, lễ Hiển Linh là Thiên Chúa tỏ ra cho con người. Thiên Chúa Ba Ngôi tỏ ra tình yêu của Người. Chúa Giáng Sinh là ý định của Chúa Cha. Những anh em Chính Thống giáo không mừng lễ Giáng sinh, nhưng họ mừng Thiên Chúa làm  người tỏ mình ra.

Chúng ta có nguy cơ dừng lại ở thời thơ ấu của Chúa  Giêsu. Nhưng đừng quên, đó là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa. Những anh chị em Chính Thông  giáo mừng  tất cả trong 1 ngày, Mầu nhiệm Thiên Chua nhập thể làm người. Mầu nhiệm cao cả nhất của Giáo Hội đó là mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không phải để lý luận, nhưng là chiêm ngưỡng công trình hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhiều khi chúng ta không có khả năng, chúng ta không chịu học hỏi chiêm ngưỡng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

Nếu Chúa Giêsu làm người là công trình của Thiên Chúa. Anh em Chính Thống Giáo mừng lễ Hiển Linh là mừng công trình của Thiên Chúa, qua phép rửa của Chúa Giêsu. Xin cho chúng ta khám phá mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong đời sống.

Kết thúc phần chia sẻ là thời gian nghỉ, lúc 9g30 là giờ khấn thánh Vincente .

Thánh lễ Chúa Hiển Linh và cũng là ngày hành hương cử hành vào lúc 10g.

Trong bài giảng lễ, Lm Vinh sơn đã chia sẻ :

Ngày xưa gọi Lễ này được gọi là Lễ Ba Vua, dựa vào lễ vật dâng cho Chúa Giêsu Hài Nhi: vàng, nhũ hương, một dược. Nhưng chúng ta không thấy có chỗ nào trong Tin Mừng nói đến 3 vua. 

Sau này Giáo Hội gọi lễ này là Lễ Hiển Linh. Hiển Linh tức là thần linh tỏ hiện ra. Chúa tỏ ra qua dấu chỉ là ngôi sao. Các nhà đạo sĩ nhìn thấy ngôi sao, đi tìm Vua người Do Thái, nhờ những ngôi sao dẫn đường.

Họ đi tìm Vua người Do Thái, đó là thành ngữ người ta gọi Chúa Giêsu: Chúa Giêsu là Đấng nhân danh Chúa mà đến.

Hôm nay, chúng ta cùng với ba nhà đạo sĩ đi tìm Đấng Cứu Thế. Chúng ta mng Đấng Cứu Thế đến với chúng ta.

Chúng ta đi tìm Chúa không phải là dấu chỉ ngôi sao, nhưng có nhiều dấu chỉ. Rất nhiều anh em dự tòng kể về mình được gặp Chúa do bạn bè, người yêu của mình, những người mà họ gặp gỡ. Nhiều người nhờ đến với Thánh Vincente, Đức Mẹ mà được gặp Chúa. Như vậy, Đức Mẹ hay Thánh Vincente là dấu chỉ để  người ta đi tìm Chúa và gặp được Chúa.

Nhưng nhiều khi, dấu chỉ làm chặn đường chúng ta, trở thành vật cản, đè bẹp chúng ta, không để chúng ta bước tiếp, như bệnh tật, gian nan, khốn khó, biến cố này, biến cố kia, người khác thì thấy Chúa qua những điều đó, còn chúng ta  chúng ta lại không gặp Chúa.

Lễ vật mà họ dâng Chúa Giêsu Hài Nhi: vàng, nhũ hương, một dược. Vàng là cái quý giá mà con người trân trọng, là chính chúng ta, con người của chúng ta, thân xác linh hồn, không phải quà vật chất, không có lễ vật nào quý giá bằng con người của chúng ta,  kể cả bệnh tật, những thất bại, thua thiệt. 

Nhũ hương là lời nguyện cầu, là trầm hương, để tán dương chúc tụng cầu xin Chúa. Một dược là sự chết, như Đức Kitô chúng ta chết cho con người cũ và mặc lấy con người mới.

Thánh lễ kết thúc vào hơn 11g trong niềm vui mừng của ngày lễ Chúa Hiển Linh.

Bài: Martinô Lê Hoàng Vũ (TGPSG)
nh: Giuse Đinh Đồng Dũng

 

 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top