Đức Giáo hoàng: Phá thai là vấn đề của khoa học, không phải là điều có vẻ tốt hay xấu đối với tôi
TGPSG / Aleteia -- Về sự "mâu thuẫn" của Tổng thống Biden đối với việc phá thai, Đức Giáo hoàng nói rằng: Ông Biden nên nói chuyện với giám mục của mình.
Trong cuộc phỏng vấn lớn thứ ba của mùa Hè này (sau khi nói chuyện với một cơ quan truyền thông của Argentina và Reuters), Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói chuyện với Mexico’s Univision.
Cuộc phỏng vấn mang tính điển hình này đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau. Một trong những chủ đề này là lập trường ủng hộ phá thai của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, người theo đạo Công giáo.
Đức Giáo hoàng nói, "Sự mâu thuẫn này là trách nhiệm của ông trước lương tâm, trước vị giám mục, vị mục tử và linh mục quản xứ của ông ấy."
Nhận xét này tương hợp với những gì Đức Giáo hoàng vẫn thường nói về vấn đề của các chính trị gia ủng hộ phá thai.
Đức Thánh Cha đã có vô số lần lên tiếng phản đối việc phá thai, nói rằng đó không phải là vấn đề mang tính tôn giáo, mà là vấn đề mang tính khoa học, và so sánh nó với việc thuê một tay bắn tỉa hoặc một sát thủ để triệt hạ một vấn đề.
Ngài cũng nhắc lại quan điểm này, lưu ý đến thực tế khoa học của phôi thai, DNA của nó và sự phát triển của các cơ quan.
“Dựa trên dữ liệu khoa học,” Đức Giáo hoàng nói, “phá thai không phải là vấn đề xem nó có vẻ tốt hay có vẻ không tốt đối với tôi. Đó là một cách hành động được đánh giá theo tiêu chuẩn khoa học. Đó là điều chắc chắn. Vì vậy, đây là điều không thể thương lượng. Tôi sẽ không bao giờ tin rằng ở một thời điểm nào đó, việc phá thai sẽ trở nên tốt hơn hay xấu hơn vì đó là một sự thật khoa học."
Rước lễ và các vấn đề mục vụ
Phát biểu ngày 2-7-2022 với Reuter’s Philip Pullella, Đức Giáo hoàng đã sử dụng hình ảnh mà ngài thường nói đến: Phá thai giống như thuê một sát thủ.
Về suy nghĩ của mình đối với các chính trị gia ủng hộ phá thai, Đức Giáo hoàng nói rằng vấn đề then chốt của các giám mục là hãy ứng xử như một vị mục tử.
Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, đã được giám mục yêu cầu không rước lễ. Tuy nhiên, trong kỳ nghỉ ở Rôma, bà đã rước lễ từ một linh mục đang cho rước lễ trong Thánh lễ ngày 29-6-2022 có Đức Thánh Cha Phanxicô tham dự nhân lễ hai thánh Phêrô và Phaolô.
“Khi Giáo hội đánh mất bản chất mục tử của mình, khi một giám mục đánh mất bản chất mục tử của mình, thì điều đó sẽ gây ra một vấn đề chính trị,” Đức Giáo hoàng nói với Pullella. "Đó là tất cả những gì tôi có thể nói."
Giải thích thêm
Đức Phanxicô đã nói kỹ hơn về vấn đề này vào năm 2021 khi ngài trở về từ Slovakia.
Đức Giáo hoàng nói rằng, việc rước lễ (communion), do chính từ ngữ này, là dành cho những người sống “trong cộng đồng” của Giáo hội.
Cho nên, những người không ở trong cộng đồng thì không được rước lễ […]. Tại sao? Bởi vì họ ở ngoài cộng đồng – ngày xưa gọi là tuyệt thông, vì không còn hiệp thông với cộng đồng. Đó là một thuật ngữ khắc nghiệt, nhưng thực ra nó chỉ có nghĩa là họ không ở trong cộng đồng, hoặc bởi vì họ không thuộc về cộng đồng, lý do là vì họ không được rửa tội hoặc đã trôi dạt khỏi Giáo hội vì một lý do nào đó.
Việc rước lễ (communion) không dành cho những người không còn hiệp thông, không ở trong cộng đồng, “và đây không phải là một hình phạt,” Đức Giáo hoàng nói, nhưng đơn giản bởi vì, “Rước lễ là sự hiệp nhất của chính bạn với cộng đồng.”
Đây không phải là một vấn đề thần học. Đó là một vấn đề đơn giản, vấn đề mục vụ: là cách thức các giám mục xử lý nguyên tắc này về mặt mục vụ.
Kathleen N. Hattrup (Aleteia)
Vi Hữu (TGPSG) chuyển ngữ
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em
-
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non -
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina -
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận -
Nhận định của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris -
Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số -
Ngày thế giới người nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo -
Vatican tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII -
Tại sao Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cho một bản dịch Kinh Thánh mới?
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô