Buổi cầu nguyện đặc biệt cho việc đẩy lùi nạn buôn người
TGPSG -- Tối thứ Tư 19.7.2023 tại nhà nguyện cổ Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, Talitha Kum Việt Nam cùng nhóm Cầu nguyện Mạctynho đã tổ chức buổi cầu nguyện đặc biệt cầu cho việc đẩy lùi nạn buôn người. Buổi cầu nguyện với các bài hát Taizé hoàn toàn bằng tiếng Anh được trực tuyến trên kênh YouTube Tổng Giáo phận Sài Gòn và Talitha Kum Việt Nam để các thành viên tại các nước như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Ý, Canada… và thầy ở Cộng đoàn Taizé (Pháp) có thể cùng hiệp thông tham dự.
Trong lời nguyện kết thúc được thu âm trước, Sr. Paula, SPC, (Dòng Thánh Phaolô thành Chartres), Đại diện Talitha Kum khu vực Châu Á, nói rằng: “Lạy Chúa, không có người phụ nữ nào chọn bị bóc lột, và không có đứa trẻ nào chọn bị lạm dụng. Xin hãy giúp chúng con trở thành những người giải cứu, chiếu tỏa ánh sáng thiêng liêng của Ngài vào những góc tối trong thế giới chúng con. Mang lại hy vọng cho các nạn nhân của nạn buôn người, lên tiếng bảo vệ phẩm giá của họ và chấm dứt tội ác chống lại loài người này.”
Sơ Magdalen Bùi Yến Ngọc, điều phối viên Talitha Kum tại Việt Nam cho biết “Talitha Kum được thành lập vào năm 2009, tới nay cũng hơn 10 năm hoạt động. Trong những năm gần đây, các Sơ kêu gọi các bạn trẻ cộng tác, trở thành các Đại Sứ cho mạng lưới Talitha Kum toàn cầu. Tại Việt Nam, từ 2021 đã có một số bạn trẻ dấn thấn và cho đến thời điểm này đã có hơn 50 bạn trẻ đang thực hiện các sứ mệnh chung của Talitha Kum”.
Theo Sơ Ngọc, nhân cơ hội này Talitha Kum cũng hy vọng giúp cho mọi người nhận ra được tầm quan trọng của phòng chống buôn người, bóc lột sức lao động hay lạm dụng tình dục…, cùng ý thức và nâng cao tầm quan trọng phẩm giá con người.
Talitha Kum là một mạng lưới quốc tế của các nữ tu, được thành lập bởi Liên hiệp Quốc tế các Bề trên Tổng quyền dòng nữ (UISG). Các nữ tu đã tìm cách tiếp cận với các trẻ em, phụ nữ bị bán, bị ép vào các nhà thổ để đưa họ trở về cuộc sống bình thường. Trong nhiều trường hợp, các em đã bị bắt cóc vào các động mại dâm, nhiều trường hợp khác, chính cha mẹ bán các em.
Mạng lưới Talitha Kum ở châu Á cũng đã tổ chức các hội thảo trực tuyến về nạn buôn người để tăng cường công tác phòng ngừa, nâng cao năng lực cũng như hợp tác và bảo vệ cho những đối tượng nguy cơ như các thiếu nữ nghèo và trẻ em. Hiện nay, Talitha Kum châu Á hợp tác với các tổ chức Công giáo, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc gia và các cơ quan chính phủ quốc tế để đẩy mạnh việc can thiệp cho công tác cấp thiết này.
Các bạn Đại Sứ trẻ của Talitha Kum đã và đang cộng tác tích cực cùng các nữ tu tại nhiều quốc gia, hỗ trợ truyền thông, chia sẻ, cung cấp thông tin và kết nối các tổ chức nhằm hỗ trợ và giúp các mảnh đời bất hạnh.
facebook.com/talithakum.vietnam
Bài: Tâm Bùi (TGPSG)
Ảnh: Đăng Quyền
bài liên quan mới nhất
- Tĩnh tâm Mùa Vọng & Giáng Sinh của giới Nghệ sĩ Công giáo
-
Tháng 11 là tháng báo hiếu -
Ban bác ái Doanh nhân Công giáo thăm quý nữ tu Dòng Kín và Mái ấm -
Ca đoàn Hương Chiều, 49 năm một chặng đường đầy ơn Chúa -
Chuyến đi tĩnh tâm của ca đoàn Cécilia giáo xứ Thánh Linh, Thủ Đức - Kỷ niệm 50 năm thành lập (1974 – 2024) -
Thánh lễ cầu nguyện cho các Linh hồn và an táng các thai nhi -
Giáo Chức Công Giáo sinh hoạt chuyên đề và mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam -
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo cầu nguyện cho Các Đẳng Linh hồn -
Ban Caritas hạt Tân Định mừng kính Thánh Bổn mạng Martin de Porres 2024 -
Ban Caritas Giáo hạt Xóm Mới mừng lễ Bổn mạng, 4-11-2024
bài liên quan đọc nhiều
- Giáo dân trong mùa dịch: Những điều Nên và Không Nên
-
MV “Tình Ngài Thôi Thúc Ta” - một món quà từ người trẻ Việt Nam dành cho Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023 -
Dòng Đa Minh Việt Nam -
Giáo hạt Xóm Mới: Thánh lễ luân phiên Hội Lòng Chúa Thương Xót 2023 -
Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng thăm Hội nghị Toàn quốc Tuyên úy - Huynh Trưởng -
Sa mạc Huấn luyện Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể - cấp I (Vươn Lên 53) -
Doanh nhân Công giáo trẻ: Bữa ăn Yêu thương ngày 13.11.2023 -
Chuyên đề 185: Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội -
Mái ấm Thiên Ân -
Bổ nhiệm cha Tân Giám đốc Caritas Việt Nam và tri ân cha nguyên giám đốc