Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 14 Thường niên năm A
Mt 11,25-30
“Hãy học với tôi,
vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường”.
Thiếu nhi chúng con yêu quí.
Chúng ta vừa nghe một bài Tin Mừng ngắn do thánh Matthêu ghi lại.
Cha đố chúng con trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa muốn dạy mọi người điều gì?
- Thưa Chúa dạy phải học với Chúa về sự hiền lành và khiêm nhường.
- Thế chúng con có hiểu hiền lành và khiêm nhường không?
Đây cha cắt nghĩa cho chúng con.
Hiền lành và khiêm nhường là hai đức tính rất cần thiết cho cuộc sống của một con người. Có hiền lành và khiêm nhường thì chúng ta mới dễ được yêu thương. Có rất nhiều tấm gương trong Kinh Thánh cho chúng ta thấy điều đó.
Tấm gương rõ nét nhất là tấm gương của Đức Mẹ Maria. Vì Đức mẹ hiền lành và khiêm nhường mà Đức Mẹ đã được Chúa chọn để là mẹ Chúa Giêsu. Người thứ hai cũng có thể nhắc tới đó là gương của thánh Giuse. Chúng con hãy nhớ lại một chút coi. Sau khi được Chúa chọn để làm bạn với Đức Mẹ thì thánh Giuse đã sống như thế nào. Có thể nói là hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa. Chúa bảo gì Giuse lấp tức thi hành, không một thắc mắc, không một chút phân vân nghi ngại. Đang đêm Chúa bảo dậy thì Giuse dậy. Chúa bảo đi thì Giuse đi. Như một dụng cụ ngoan ngoãn để Chúa sai bảo. Thật là quá hiền lành và khiêm nhường.
Thêm vào đó cha thấy trong cuộc sống của Chúa, Chúa có rất nhiều đức tính rất đặc biệt, thí dụ như sự thánh thiện, sự can đảm, lòng trong sạch, sự nhiệt thành đối với những gì Chúa Cha muốn, đức vâng lời, tinh thần trọng luật, cuộc sống siêu thoát....rồi Chúa còn có những khả năng ứng xử rất tài tình trước những tình huống vô cùng khó khăn và đã dễ dàng vượt qua những cạm bẫy rất phức tạp và vô cùng nguy hiểm mà những người không ưa Chúa nhiều lần đặt ra để thử thách Chúa. Đặc biệt là Chúa còn làm được những điều rất là lạ lùng như là làm được những phép lạ mà không ai trên đời có thể làm được. Đó là những điều rất hấp dẫn mà mỗi người có thể học được một phần nào ở nơi Chúa, thế nhưng khi đề cập đến những đức tính mà một người môn đệ của Chúa phải học thì Chúa đã không nhắc một tí nào đến những đức tính trên mà chỉ nói đến hai đức tính xem ra chẳng có gì hấp dẫn lắm...Đó là sự hiền lành và khiêm nhường.
2/.Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành.
Sự hiền lành là một điều rất cần thiết để cho mọi người có thể dễ dàng sống với nhau như những người anh em con của cùng một Cha trên trời nhất là làm cho con người dễ đón nhận ý Chúa. Chính Chúa đã làm gương cho chúng ta.
a. Kinh thánh nói cho chúng ta rất nhiều về sự hiền lành của Chúa.
+ Ngôn sứ Isaia đã tiên báo về Chúa như thế này: “Ngài hiền lành như con chiên bị đem đi giết. Cây sậy đã gục ngã Ngài không nỡ bẻ gẫy. Tim đèn còn khói Ngài cũng không nỡ lòng nào dập tắt nó đi” Thật khó mà tìm được những lời nào hay hơn thế để nói về sự hiền lành của Chúa.
+ Chúng ta hãy nhớ lại cách cư xử dịu dàng tới mức độ tuyệt vời của Chúa trong câu chuyện người đàn bà ngoại tình.
+ Chúng ta hãy dừng lại trước cảnh thật đẹp của một người chăn chiên khi tìm lại được con chiên lạc trong cả đàn chiên 100 con của mình.
+ Và đặc biệt chúng ta hãy cố mà hình dung ra khuôn mặt rạng ngời của người Cha trong dụ ngôn “Đứa con hoang đàng” khi người Cha ôm nó vào lòng khi nó đi hoang trở về: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay cậu, xỏ dép vào chân của cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt...Chúng ta phải mở tiệc ăn mừng vì con Ta đã chết nay mà nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”(Lc 15,22-24). Không một lời trách móc, không một cử chỉ buồn phiền
b/ Hiền lành ở đây không phải là nhu nhược nhưng là một hành vi cao cả anh hùng, không phải là những việc làm khuyến khích thêm tội ác mà là để cảm phục những người có tội để họ có thể tìm đường quay trở về.
Một đệ tử nhà hiền triết nổi tiếng kia đến thăm sư phụ đang lâm trọng bệnh gần chết. Anh ta đến gần giường và thưa với thầy:
- Thầy còn có điều gì để dạy cho con nữa không?
Nhà hiền triết âu yếm nhìn học trò mình rồi há miệng bảo môn đệ nhìn kỹ và ông hỏi:
- Con có thấy ta còn lưỡi không?
- Thưa thầy, còn.
- Thế răng của ta còn không?
- Thưa thầy, không còn cái răng nào!
Nhà hiền triết nói tiếp:
- Con có biết tại sao lưỡi còn mà răng lại rụng hết không? Bởi vì lưỡi thì mềm dẻo, còn răng thì cứng nhắc. Răng rụng trước lưỡi vì răng cứng cỏi. Bây giờ con đã học được tất cả những điều con phải biết rồi. Ta không còn điều gì để chỉ dạy cho con nữa.
+ Thánh Augustinô đã thú nhận như sau “Thánh Ambrosio đã khuất phục được tôi và tôi mến Ngài. Tôi mến Ngài không phải chỉ vì Ngài thông thái mà là vì Ngài hiền lành nhân hậu”
2/”Hãy học cùng ta vì Ta khiêm nhường”.
* Chúng con có biết các nhà tu đức học gọi khiêm nhường là gì không? Thưa là nhân đức nền tảng của đời sống đạo đức. Có người còn gọi khiêm nhường là nhân đức Mẹ của các nhân đức. Nhờ khiêm nhường, người môn đệ có thể dễ dàng nhận ra được tiếng nói của Chúa và gặp được Ngài trong cuộc đời của mình. Nhờ khiêm nhường mà chúng ta là cho cuộc đời của mình thêm đẹp.
Đầu tháng bảy năm 1870, một phái đoàn người Pháp đến chầu Đức giáo hoàng Piô IX tại Roma. Sau khi trưởng phái đoàn đã đọc bài chào mừng, Đức giáo hoàng đã nói chuyện thân mật với từng người và ai nấy đều xin ơn nọ ơn kia. Nhưng khi nhìn thấy một thanh niên có vẻ khô khan lạnh nhạt, Đức giáo hoàng đã hiền từ hỏi:
- Còn con, con không xin ơn gì sao?
Chàng thanh niên lạnh lùng đáp:
- Thưa không.
Đức giáo hoàng hỏi thêm:
- Cha con còn sống không?
Chàng thanh niên lửng khửng đáp:
- Thưa còn.
Đức giáo hoàng lại hỏi:
- Còn mẹ con thì sao?
Chàng thanh niên chậm chạp lí nhì đáp lại
- Mẹ con chết lâu rồi.
Bấy giờ Đức giáo hoàng cầm tay anh thanh niên mà nói với giọng cảm động rằng:
- Con không xin ơn gì với cha; còn cha, cha xin con một điều, là con hãy cùng cha quì gối xuống đất, đọc một kinh lạy cha, một kinh kính mừng, một kinh sáng danh, cầu nguyện cho mẹ con được lên thiên đàng, và khi được hưởng mặt Chúa. Mẹ con sẽ xin cùng Chúa cho con được sốt sắng giữ đạo để sau này con cũng được lên thiên đàng với mẹ con. Nói xong Đức giáo hoàng quỳ xuống đất, hai tay chắp trước ngực, mắt nhìn lên trời, đọc kinh rất sốt sắng, làm cho chàng thanh niên phát cảm động phải khóc nức nở.
Đức Giáo Hoàng quì xuống trước mặt mọi người . Ngài có làm gì lạ lùng không. Không. Ngài chỉ cùng đọc với mọi người những lời kinh đơn sơ nhất.
Chúng ta hãy nhìn vào đó mà bắt chước để cuộc sống của mỗi người chúng ta xứng đáng với Chúa hơn. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 34 Thường niên - Lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 29 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 28 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 27 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 26 thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật truyền giáo
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B - Chúa nhật Chúa chiên lành -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Thường niên năm B