Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Thiếu nhi chúng con yêu quí
Cha đố chúng con hôm nay là ngày lễ gì?
- Thưa cha lễ kính các thánh Tử Đạo tại Việt nam.
- Rất chính xác! Chúng con giỏi.
- Thế tử đạo là làm sao chúng con.
- Thưa tử Đạo là chết vì Đạo.
- Thế Đạo đây là Đạo nào nhỉ?
- Dạ thưa Đạo Chúa.
- Chúa nào?
- Dạ thưa Chúa Giêsu.
A. Như vậy Tử Đạo là dám chết vì tin vào Chúa Giêsu và nhất định không từ bỏ niềm tin đó cho dù có phải chết, chết thật đau thương, chết thật anh hùng.
Cha nhớ trong ngày trong sắc phong 64 vị tử đạo Việt Nam lên hàng chân phước ngày 27.5.1900, Đức Thánh Cha Lêô XIII đã nói:”Đây là những chiến sĩ trung liệt và kiên cường không kém gì những chiến sĩ ngày xưa trong những thế kỷ khai nguyên của Giáo Hội “
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ II trong bài giảng ngày lễ tôn phong 117 vị anh hùng tử đạo Việt Nam lên hàng hiển thánh cũng phát biểu tương tự như thế. Ngài nói: “Từ năm 1533 tức là từ khi cuộc rao giảng Tin Mừng Kitô bắt đầu tại vùng Đông Nam Á, Giáo Hội Việt Nam trong suốt 3 thế kỷ đã phải chịu những cuộc bách hại liên tiếp nhau với một vai giai đoạn lắng dịu giống như các cuộc bách hại mà Giáo Hội tại Tây Phương đã chịu trong 3 thế kỷ đầu tiên. Đã có hàng ngàn tín hữu Kitô chịu tử đạo và rất nhiều người khác đã chết trong rừng núi, những vùng ma thiêng nước độc, nơi mà họ bị lưu đày tới”.
Thế chúng con có biết các thánh Tử Đạo Việt nam chịu chết vào thời gian nào trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta không? Cha trả lời cho chúng con ngay.
+ Thời gian không xa chúng ta lắm. Các Ngài đã chịu chết ngay trên đất nước Việt nam này. Thời gian bắt đầu vào năm 1580 và chỉ kết thúc hoàn toàn vào năm 1888 có nghĩa là chỉ cách chúng ta hơn một thế kỷ và kéo dài gần 3 thế kỷ. 3 thế kỷ ba thế hệ của cuộc sống làm người.
Cha hỏi tiếp: Chúng con có biết có bao nhiêu người đã chịu chết như vậy không? Con số những người chịu ảnh hưởng của cuộc bách hại này không nhỏ: Lịch sử cho chúng ta thấy những người chịu ảnh hưởng của cuộc bách hại rất lớn.
* Có khoảng 400.000 người bị lưu đày, phát lưu và phân sáp.
* 130.000 người đã chết vì đạo trong số này đã có 117 vị được Giáo Hội chính thức tôn phong lên hàng hiển thánh vào ngày 19.6.1988 cách đây 12 năm.
Thế còn các hình khổ các thánh Tử Đạo Việt nam đã phải chịu là những hình khổ nào?
Các ngài đã phải chịu mọi thứ cực hình mà người ta có thể nghĩ ra được
Thì dụ như bị gông cùm, bị xiềng xích, bị nhốt trong cũi, bị đánh đòn, bị bỏ đói, bị voi giày, bị trói ném xuống sông, bị đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, bị đóng đinh vào ván rồi đem phơi nắng vv. Đó là những hình phạt tương đối nhẹ.
Bên cạnh đó còn có những hình khổ thật quyết liệt như bị trảm quyết - tức là bị chặt đầu- bị xử giảo - tức là bị thắt cổ -, hay bị thiêu sống.hoặc Vô cùng man rợ và hiểm độc như bị xử lăng trì - phân thây ra từng mảnh hay là xứ bá đao. Đây chúng con nghe câu chuyện về việc bị xứ báo đao của Cha Cố Du:
Ngày 30-11-1835 họ chọn Thợ Đức làm pháp trường để xử Ngài.
Sáng sớm hôm đó, họ điệu ngài đến nơi hành hình. Bên một lò than đang cháy đỏ rực có 5 tên lính cầm 5 chiếc kìm sắt đã được nung đỏ.
Nghe lệnh, cùng một lúc cả 5 tên kẹp kìm nung đỏ vào mình ngài kéo ra những miếng thịt khét lẹt.
Họ vu cho ngài móc mắt trẻ con khi rửa tội. Làm điều ám muội khi cử hành lễ cưới và cho ăn thịt người khi rước lễ.
Sau đó họ tiếp tục gây thêm những thương tích nữa cho đến khi ngài bất tỉnh thì họ mới hành quyết.
Họ cột chân tay ngài vào cây cột. Hai bên lính cầm kìm chờ sẵn. Cha Du ngửa mặt lên trời cầu nguyện dâng mạng sống mình cho Chúa.
Sau hồi trống báo hiệu, hai tên lính cầm kìm kẹp vào ngực ngài kéo ra 2 miếng thịt nơi vú liệng xuống đất - một tên lính khác cầm dao xẻo thịt phía sau hông - rồi đến bắp đùi thì chúng lấy kìm kéo ra rồi lấy dao xẻo đứt từng miếng… làm cha rất đau đớn. Không được bao lâu thì ngài ngất đi, đầu rũ xuống và ngài về chầu Chúa lúc 17g ngày 30-11-1835
Cha chết rồi bọn lính chặt đầu ngài cho vào một chiếc thùng đầy vôi, cởi trói lật xác úp xuống rồi phân thây ra từng khúc bỏ tất cả vào thùng vôi. Đầu ngài họ đem treo 3 ngày ở giữa chợ rồi xay nát, bỏ chung với thùng vôi đựng xác ngài đoạn quăng cả xuống biển cho mất tích”
II. BÀI HỌC
Bàn về cái chết của Gandhi một con người mà người dân Ấn độ lúc nào cũng kính trọng và coi ông như một vị thánh nhà văn hào Tagore đã viết: “Có lẽ thánh Gandhi không thành công, có lẽ thánh sẽ thất bại như Đức Thích Ca đã thất bại, như Đức Giêsu đã thất bại vì chưa hủy diệt được lòng ác độc của loài người. Nhưng loài người luôn phải nhớ tới thánh vì thánh đã đem đời mình ra để làm bài học cho muôn thế hệ mai sau”
1. Bài học thứ 1: Giá trị của niềm tin.
Đức tin là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa nhưng nhiều khi chúng ta không ý thức được giá trị của nó. Phải ở trong những hoàn cảnh Đức tin bị đe dọa con người mới thấy được Đức tin có một giá trị to lớn như thế nào.
Phaolô Mợi bị bắt bị đem ra xử.
Quan nói với Anh: “Anh đạp lên ảnh đi, tôi sẽ cho anh một nén bạc.
Phaolô Mợi không trả lời.
Quan nói tiếp: “ Vậy thì một nén vàng.”
+ Dạ bẩm quan chưa đủ.
- Vậy anh muốn bao nhiêu?
+ Bẩm quan lớn, quan lớn muốn cho tôi quá khoá thì quan lớn phải cho tôi đủ vàng bạc để tôi mua được một Linh hồn khác! Vâng làm sao mà có đủ vàng bạc để mua được một linh hồn!
2. Bài học về lòng trung thành.
Trong một bài diễn văn Hitler đã tuyên bố một câu làm nức lòng các chiến sĩ của ông. Ông nói: “Thế giới này sẽ thuộc về những kẻ gan dạ”
Nietszche: “Lao công của các bạn là chiến đấu. Hòa bình của các bạn là chiến thắng”
Victor Hugo: “Đồi Calvaire ở đầu đường và hào quang cũng xuất hiện ở đó”
Chính Chúa Giêsu cũng đã có lần tuyên bố: “Nước Trời phải dùng sức mạnh mà cướp lấy”
Còn Nguyên văn Lựu thì nói: “Đạo đã nhập vào xương vào tủy tôi, làm sao tôi có thể bỏ được “
Để trung thành với Chúa, các ngài đã vứt bỏ nhà cửa ruộng đất, bồng bế con cái cháu chắt chạy trốn lên nơi rừng sâu nước độc, sống cô quạnh hiểm nguy.
Để trung thành với Chúa, các ngài đã sống bập bềnh trên những con thuyền tạm bợ, lẩn lút dọc bờ sông ven biển, nhịn đói nhịn khát, bơ vơ không biết nương tựa vào đâu.
Để trung thành với Chúa, các ngài đã đành lòng chịu tịch thu gia sản, chịu cảnh phân sáp dã man, cha mẹ phải lìa xa con cái, vợ chồng không được sum họp với nhau, gia đình phải tan nát đau thương.
Để trung thành với Chúa, các ngài đã vui lòng chịu những hình khổ bạo tàn độc ác như bị cạo trọc đầu, bị kẹp các ngón tay cho ra máu, bị chặt đứt các ngón tay rồi bị thả về tàn tật, bị vấn dẻ vào đầu các ngón tay để bị đốt cháy, bị đánh bách trượng, bị xẻo bá đao, bị cắt hai tay, bị chặt chân chặt tay, bị chém đầu, bị thắt cổ, bị khắc chữ Tả Đạo vào má, bị voi chà, bị treo ngược vào cột đê xé xác ra làm sáu mãnh, bị gươm đâm thâu hông, bị thả vào vạc dầu sôi, bị mang gông phơi nắng nhiều ngày, bị giam chết đói chết khát, v.v.
Sẽ không có vinh quang cho nhưng ai không chịu chiến đấu.
Sẽ chẳng có chiến thắng cho những ai không dám ra chiến trường.
Sẽ không có phần thưởng cho những ai không chịu hy sinh vì chính nghĩa Nước trời.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 32 Thường niên năm B
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 29 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 28 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 27 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 26 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 25 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 24 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật truyền giáo
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B - Chúa nhật Chúa chiên lành -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Mùa Chay năm B