Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Phục sinh
Ga 20, 19-31
“Vì đã thấy Thầy, nên anh tin.
Phúc thay những người không thấy mà tin!”.
(Ga 20, 29)
Thiếu nhi chúng con yêu quý,
Chúng ta đang sống trong những ngày mừng Chúa Phục sinh. Tuần trước cha đã cắt nghĩa cho chúng con biết Phục sinh là gì và Chúa Giêsu đã phục sinh như thế nào. Hôm nay cha cũng lại tiếp tục nói về Chúa Phục sinh.
1. Sự kiện
Cha đố chúng con Tin Mừng hôm nay nói về vấn đề gì?
- Thưa cha, Tin Mừng nói về việc Chúa Phục sinh hiện ra với các tông đồ.
- Rất đúng. Đúng là Tin Mừng hôm nay nói cho chúng ta về vấn đề đó.
Tin Mừng thuật lại cho chúng ta hai lần Chúa Phục sinh hiện ra sau khi Ngài từ cõi chết sống lại. Hai lần này cách nhau đúng tám ngày. Lần thứ nhất là vào chính ngày Chúa Phục sinh, trong một căn nhà cửa đóng kín vì sợ người Do Thái. Lần này không có Tôma. Tin Mừng không cho biết lý do. Có người xấu miệng bảo là ông trốn kỹ quá cho nên chẳng ai biết mà tìm.
Tám ngày sau, Chúa Phục sinh lại hiện ra như lần trước và lần này có cả ông Tôma. Sau khi chào chúc bình an cho các Tông Đồ xong, Chúa Phục sinh tiến thẳng đến trước mặt Tôma và nói: “Hãy đặt ngón tay anh vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Hãy xỏ tay vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin” (Ga 20, 27).
Cha hỏi chúng con: Lúc này ông có dám mạnh miệng thách thức như trước nữa không?
- Thưa cha, chắc chắn là không.
Đúng như thế. Không những ông không dám nói là ông không tin mà ngược lại ông còn mạnh bạo tuyên xưng đức tin vào Chúa một cách rõ ràng, minh bạch và dứt khoát nhất. Đây là lời tuyên xưng của ông: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” (Ga 20, 28). Có nhiều người bảo đây là lời tuyên xưng đẹp nhất, đúng nhất và hợp với ý của Chúa nhất. Chúa cũng chỉ mong mọi người tin Chúa như thế. Tại sao vậy? Thưa vì không những ông Tôma tin Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại: Lạy Chúa tôi; mà ông còn tin Chúa Phục sinh đang đứng trước mặt ông chính là Thiên Chúa: Lạy Thiên Chúa của tôi!
Chúng con thấy Chúa Giêsu rất hài lòng về lời tuyên xưng này của Tôma nên Chúa đã phán: “Tôma, vì anh đã thấy Thầy, nên anh mới tin” nhưng rồi Chúa cũng thêm ngay: “Phúc cho ai không thấy mà tin” (Ga 20, 29).
Đó là những gì Tin Mừng hôm nay thuật lại.
2. Bài học
Cha hỏi chúng con: Chúng ta học được bài học nào qua câu chuyện hôm nay?
- Trước hết cha muốn nhắc lại một lời rất an ủi của Chúa Giêsu đã nói: “Phúc cho ai không thấy mà tin” (Ga 20, 29).
Cha nghĩ, khi nói những lời phúc này, Chúa Phục sinh đã nghĩ tới muôn vàn thế hệ sau các Tông Đồ, trong đó có chúng ta.
Nếu chỉ nói tới những gì mắt được thấy, tai được nghe thì các Tông Đồ diễm phúc hơn chúng ta bội phần (vì các ngài được phúc sống gần Chúa, được nhìn thấy những phép lạ Chúa làm, nhất là được gặp Chúa Phục sinh). Nhưng nếu bảo đức tin là ân huệ Chúa ban thì các Tông Đồ ngày xưa cũng như chúng ta ngày nay thôi. Lý vì các ngài cũng phải vượt lên trên những gì mắt thấy tai nghe để rồi sau đó mới có được đức tin vào Chúa thì chúng ta cũng vậy. Chính vi thế mà có người bảo: đức tin là một bước nhảy vọt từ những gì xem thấy, nghe thấy đến những gì không nghe thấy, không xem thấy. Bởi vì đâu phải cứ được nhìn thấy, nghe thấy là sẽ có đức tin ngay đâu (Chúng con thấy biết bao người thời Chúa, nghe Chúa giảng, thấy Chúa làm phép lạ mà có tin đâu). Phần chúng ta, chúng ta không được thấy Chúa trực tiếp rõ ràng như các Tông Đồ xưa, nhưng những lời chứng và nhất là cuộc sống làm chứng của các ngài để lại, cũng như nhờ ơn Chúa thương mà chúng ta trở thành những người tin Chúa! Việc Chúa Giêsu phán: Phúc cho những ai không thấy mà tin có ý nghĩa là như vậy.
- Chúng con có biết Chúa Nhật hôm nay còn được gọi là Chúa Nhật gì nữa không?
- Thưa Cha: Chúa Nhật Kính Lòng Chúa Thương Xót.
- Cám ơn! Con đã trả lời rất đúng.
Ngày 22.2.1931, Chúa Giêsu đã hiện ra và mặc khải cho nữ tu Faustina, thuộc dòng Đức Mẹ Từ Bi ở Balan, lòng thương xót của Chúa và dạy chị phải rao truyền lòng thương xót đó qua bức ảnh thánh, và chọn ngày Chúa Nhật II sau Phục sinh là ngày lễ kính lòng thương xót của Chúa. Chúa Giêsu nói với chị Faustina rằng : Hãy vẽ bức ảnh như con nhìn thấy đây với hàng chữ: Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa. Ta hứa, nếu ai tôn kính ảnh này sẽ không bị hư mất. Ta cũng hứa sẽ giúp linh hồn đó toàn thắng các kẻ thù trong cuộc sống, nhất là trong giờ lâm tử. Ta sẽ bảo vệ, gìn giữ linh hồn nó. Ta mong muốn tấm ảnh này được tôn kính trên toàn thế giới. Theo lệnh cha linh hướng, chị Faustina có hỏi Chúa về ý nghĩa hai màu sắc của hai luồng sáng đó, thì Chúa trả lời: Hai luồng sáng đó biểu thị cho máu và nước, luồng trắng chỉ nước, nó làm cho linh hồn nên công chính. Luồng đỏ chỉ máu, đó là sự sống của linh hồn. Hai luồng sáng này được ban ra do lòng thương xót vô bờ của trái tim Ta, mà người lính đã lấy đòng đâm thâu khi Ta bị treo trên Thập giá. Phúc thay những linh hồn nào luôn biết nương náu trong nơi trú ẩn này, vì cánh tay công thẳng của Thiên Chúa sẽ không đánh phạt họ. Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng nói: Bất cứ ai thành khẩn kêu cầu: Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa, sẽ được sự an ủi trong cơn nguy khốn.
Ngày 30 tháng 4 Năm Thánh 2000, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong hiển thánh cho nữ tu Faustina, tông đồ của lòng thương xót và đã lập lễ kính lòng thương xót của Chúa trên toàn Giáo Hội vào Chúa Nhật II Phục sinh, đúng như ước muốn của Chúa nói với chị Faustina: Ta ao ước là lễ kính lòng thương xót của Ta phải được cử hành vào Chúa Nhật II Phục sinh. Như vậy là Hội Thánh, qua Đức Giáo Hoàng đã chính thức công nhận việc tôn sùng lòng nhân từ thương xót của Chúa, để mọi người, đặc biệt là các tội nhân biết tin tưởng mau mắn chạy đến với tình yêu đầy lòng nhân ái của Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã nói với thánh nữ Faustina rằng: không một linh hồn nào phải sợ sệt khi đến gần Ta, dù tội lỗi của nó có đỏ như máu đi nữa...
Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa!
Được mạc khải về lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa, chúng ta những con người yếu đuối tội lỗi sẽ được thêm tin tưởng và phó thác nơi tình thương của Thiên Chúa.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 34 Thường niên - Lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 29 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 28 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 27 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 26 thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật truyền giáo
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B - Chúa nhật Chúa chiên lành -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Thường niên năm B