TS Nhịp cầu Tâm Giao 10: “Chữ Đức trong truyền thống các tôn giáo”

TS Nhịp cầu Tâm Giao 10: “Chữ Đức trong truyền thống các tôn giáo”

Lời giới thiệu

“Tổ tông tích đức - tử tôn vinh”. Nhân đức quý báu như một gia tài thiêng liêng, làm giàu nhân cách cho bản thân và cả một thế hệ, khắc họa tính nhân văn và mang lại nét đẹp cho cộng đồng nhân loại. Mỗi con người nhân đức đều góp phần dựng xây nền “văn minh Tình Thương” trong xã hội. Đức hạnh là lý tưởng của đạo làm người. 

Đạo đức được vun trồng từ những môi trường: gia đình, học đường, xã hội, và được chăm sóc đặc biệt nơi các mảnh đất của niềm tin tôn giáo. Các tôn giáo tạo nên môi sinh tốt giúp vun đắp và phát triển đạo đức nơi con người từ thuở ấu thơ đến thời lão niên, vì Đức còn được xem như biểu hiện của Đạo hay sức mạnh tâm linh do đạo thực hiện. 

Ai cũng cần học hỏi và thực hành Đạo Đức, để đáp ứng khát vọng hướng thiện thẳm sâu nơi tâm hồn con người và xác lập các bậc thang giá trị cho những lựa chọn và quyết định của hàng chơn nhơn. 

Phần chuyên đề “ĐỨC” của Nhịp cầu Tâm giao kỳ này, xin gởi đến quý bạn đọc những ý nghĩa phong phú và sâu xa của chữ “Đức”, theo giáo huấn của nhiều truyền thống tôn giáo đang hiện diện tại Việt Nam. Phần sinh hoạt tôn giáo: toát lược vài thông tin sinh hoạt tôn giáo nổi bật, đặc biệt là cuộc Hội ngộ liên tôn mang chủ đề “Cùng nhau vượt qua khổ đau”. Đây là những việc hành đạo của nhiều đạo hữu đang chung tay góp sức làm cho tâm đức con người được triển nở trong xã hội hôm nay. 

Nhịp Cầu Tâm Giao

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top