Toà Thánh: Quản lý trí tuệ nhân tạo để phát triển cân bằng và có đạo đức
Phát biểu tại phiên họp thứ 28 của Uỷ ban Khoa học và Công nghệ vì sự phát triển của Liên Hiệp quốc, Đức Tổng giám mục Ettore Balestrero, Quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Genève, đề cập đến sự cấp thiết của việc quản lý trí tuệ nhân tạo, xuất phát từ những cơ hội to lớn mà công nghệ này mang lại, cùng với những rủi ro kèm theo.
Vatican News
Đức Tổng Giám Mục nói rằng Tòa Thánh nhìn nhận những tiến bộ trong công nghệ thông tin, mang lại những cơ hội phát triển mới ở cấp độ toàn cầu, tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và quản trị. Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự chênh lệch nghiêm trọng trong việc tiếp cận các công nghệ mới nổi, đặc biệt ở các quốc gia nghèo, nơi thiếu cơ sở hạ tầng, nguồn lực và kiến thức cần thiết để tận dụng tối đa những công nghệ này.
Quan sát viên thường trực của Toà Thánh lưu ý, điều quan trọng là không truyền bá ý tưởng sai lầm rằng các công nghệ này có thể giải quyết mọi vấn đề. Mặc dù đúng là "các công nghệ mới, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo, mang lại những giải pháp mới cho rất nhiều thách đố", nhưng cần tránh rơi vào một “mô hình kỹ trị”, có nguy cơ đẩy nhân phẩm, tình huynh đệ và công bằng xã hội xuống hàng thứ yếu nhân danh hiệu quả.
Phải nhận ra những rủi ro liên quan đến việc thương mại hóa giáo dục, những tác động tiêu cực đến thị trường lao động, ảo hóa các mối quan hệ con người, tin giả, cũng như những vi phạm nghiêm trọng đến quyền riêng tư.
Do đó, Tòa Thánh tái khẳng định tính cấp thiết của việc quản lý trí tuệ nhân tạo, xuất phát từ những cơ hội to lớn mà công nghệ này mang lại, đồng thời cũng là những rủi ro kèm theo. Chưa kể đến những tác động về mặt đạo đức từ việc các ứng dụng trí tuệ nhân tạo phổ biến nhất lại tập trung vào tay một số ít công ty.
Đức Tổng Giám Mục kết thúc bài phát biểu bằng việc bày tỏ sự ủng hộ của Toà Thánh đối với việc soạn thảo tài liệu đánh giá của nhóm làm việc về trí tuệ nhân tạo, được đề xuất trong Hiệp ước Kỹ thuật số Toàn cầu, coi đó là một bước đầu tích cực hướng đến một cách tiếp cận cân bằng đối với vấn đề này, đồng thời chú trọng đến các rủi ro đi kèm.
Đặc biệt, Đức Tổng Giám Mục Balestrero lưu ý rằng tiêu chuẩn đạo đức phải đảm bảo trí tuệ nhân tạo thực sự thúc đẩy sự tiến bộ, và các chủ thể pháp lý phải chịu trách nhiệm cho việc sử dụng nó, thông qua các công cụ thích hợp nhằm bảo vệ tính minh bạch, quyền riêng tư và trách nhiệm.
Nguồn: vaticannews.va
bài liên quan mới nhất

- Đức Giáo hoàng kêu gọi chúng ta bớt nhìn vào màn hình, và nhìn vào người khác nhiều hơn
-
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 4/2025: Cầu cho việc sử dụng công nghệ mới -
ĐHY Parolin: “Giải trừ vũ khí lời nói” để ngăn chặn chúng trở thành xung đột" -
Quan điểm Kitô giáo về tác động của AI trên sự thật -
Thánh Giuse, Nhà Truyền Thông trong Thinh Lặng -
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng -
Chủ đề được chọn cho Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 58 năm 2024 -
ĐTC nhắc rằng các nhà báo không được đưa tin giả và hùng biện kiểu hiếu chiến -
Người đàn ông theo đạo Hindu trở lại Công giáo sau khi gặp gỡ Carlo Acutis -
Lòng yêu mến bí tích Thánh Thể của Chân phước Carlo Acutis
bài liên quan đọc nhiều

- 17 điều mọi người Công Giáo nên biết về Carlo Acutis
-
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng -
Tuyệt tác “Thần Khúc” của Dante và bản dịch của Đình Chẩn -
ĐTC nhắc rằng các nhà báo không được đưa tin giả và hùng biện kiểu hiếu chiến -
Lòng yêu mến bí tích Thánh Thể của Chân phước Carlo Acutis -
Chủ đề được chọn cho Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 58 năm 2024 -
Cài đặt Ứng dụng TGP SAIGON trên điện thoại di động -
Đức Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước: 3 cột trụ trong truyền thông -
Thức dậy trong thời dịch bệnh Covid -
Khi dâm ô gõ cửa nhà bạn