Khi dâm ô gõ cửa nhà bạn
WGPSG / CE -- Với mức tiêu thụ nội dung khiêu dâm trên mạng đang tăng lên trong những ngày phong tỏa vì virus corona, New Zealand gần đây đã tung ra chương trình “Trung thực trên mạng”, một chiến dịch an toàn của chính phủ nhằm cung cấp những nội dung giúp cha mẹ không chỉ bảo vệ con cái khỏi các mối đe dọa ẩn núp trên internet mà còn giúp họ trao đổi trực diện với con cái.
Chiến dịch này đã thu hút sự chú ý tích cực trong tháng này nhờ quảng cáo bằng video liên quan đến khiêu dâm trên internet, sử dụng chủ đề ‘cơn ác mộng internet tồi tệ nhất của mọi phụ huynh’ đang gõ cửa trước nhà của họ.
Video quảng cáo này trình chiếu một người phụ nữ với áo choàng tắm và tách cà phê buổi sáng trên tay ra mở cửa. Rất ngạc nhiên, cô nhìn thấy một cặp vợ chồng khỏa thân vui vẻ đứng trước hiên nhà. Tiếp theo là cuộc đối thoại dưới đây:
SUE: Xin chào, tôi là Sue. Còn đây là Derek. Cô biết đấy, chúng tôi đến đây vì con trai cô mới vừa tìm kiếm chúng tôi trên mạng, để nhìn xem chúng tôi.
MẸ CỦA MATT: Matt, Matt, con yêu, có mấy người đến đây gặp con nè! Vậy, con tôi nhìn xem anh chị trên mạng ư?
SUE: Đúng thế, cô biết đấy, cậu bé nhìn xem chúng tôi ở trên máy tính xách tay của cậu ấy.
DEREK: Cả trên iPad, và trên PlayStation nữa,
SUE: Trên điện thoại của cậu bé, và cả trên điện thoại của của cô nữa đấy.
DEREK: Rồi cả trên ti vi thông minh nữa…
SUE: Vâng, dù sao thì chúng tôi thường biểu diễn cho người lớn xem, mà con trai bạn thì chỉ là một đứa bé. Cậu bé hẳn không biết các quan hệ diễn ra như thế nào đâu. Chúng tôi thậm chí còn không nói đến sự ưng thuận, đúng không? Chúng tôi làm luôn…
DEREK: Vâng, tôi không bao giờ hành động như vậy trong đời thực cả.
SUE: Không làm như thế đâu! (Matt bỗng xuất hiện phía sau mẹ của cậu, trông sững sờ) Này, Matty. Cậu có sao không?
MẸ: (đứng bên cạnh) Được rồi, Sandra, bình tĩnh nào. Cô biết phải làm gì ở đây rồi. (Quay lại nhìn Matt): Được rồi, Matty, có vẻ như đã đến lúc mẹ nói cho con nghe về sự khác biệt giữa những gì con thấy trên mạng và các quan hệ ở đời thực. Chỉ thế thôi, mẹ không kết án con đâu!
Bên cạnh việc gây cười, video quảng cáo này đang nhẹ nhàng lay động các bậc cha mẹ để họ nhận ra rằng: con cái họ đang học hỏi về tình dục qua khiêu dâm trên mạng. Đó là cả một vấn đề, bởi vì khiêu dâm trên mạng là một lời nói dối, nó đã là trung tâm trải nghiệm dâm ô – khiến người ta từ chối sống đời thực, để chỉ say sưa với thế giới ảo.
Điều thú vị nơi video quảng cáo của New Zealand này là thái độ tinh nghịch khác thường của nó, làm cho vấn nạn dâm ô trở nên dễ đề cập và ít gây căng thẳng hơn. Không làm mất đi tính nghiêm trọng của vấn đề, video quảng cáo này tránh thái độ kết án, dạy đời hoặc gây hoảng hốt. Nó thực sự là một tác phẩm châm biếm, diễn tả vấn đề liên quan đến dâm ô cách hài hước dễ chịu, khi đưa ra một thách đố rất thực tế và đầy thuyết phục cho các bậc làm cha mẹ.
Thật không may, trong thời đại bão hòa khiêu dâm của chúng ta, khi ngày càng có thêm đông đảo người - trong đó có cả chính phủ và các nghiên cứu khoa học - nhận ra những tác động tiêu cực của nội dung khiêu dâm, thì kiểu nhắc nhở này lại là điều hiếm thấy và còn khiến người ta ngạc nhiên nữa. Vì vẫn còn đó một thái độ ‘tự do nhận định’ về toàn bộ sự việc.
Cho dù video quảng cáo này không muốn nói lời kết án, nhưng nó cũng không ngần ngại nói về mối nguy hiểm và sự lừa bịp của nội dung khiêu dâm và thẳng thắn khuyến khích phụ huynh nhận ra một điều khó nghe ngay cả trên tòa giảng, đó là: Tác động hủy hoại của nội dung khiêu dâm có thể kéo dài suốt đời.
Mặc dù video quảng cáo thú vị này ngầm thừa nhận rằng, trong văn hóa của chúng ta, có loại hình giải trí người lớn này, nhưng nó cũng khuyến khích các bậc cha mẹ không để cho con cái mình chơi trò tự sát may rủi (Russian Roulette) cực nguy hiểm ấy. Đó là vấn đề lựa chọn giữa sống và chết.
Chiến dịch “Trung thực trên mạng” có một loạt các video quảng cáo như thế, về các vấn đề: bắt nạt, khủng bố và những nội dung không thích hợp trên mạng.
Thực vậy, khi đề nghị cha mẹ nên nói chuyện với con cái về những hoạt động của chúng trên internet, các video này cũng đưa ra lập luận để đề nghị cha mẹ đưa trẻ ra khỏi thời kỳ internet. Tại sao lại cứ phải chơi trong một bãi mìn? “Trung thực trên mạng” thực ra có lẽ chính là giữ cho trẻ em được ‘ngoại tuyến’. Internet thường được sử dụng để nhốt mọi người, cả trẻ lẫn già, trong những tưởng tượng, ảo tưởng, không thực. Ít nhất là đối với trẻ em, internet nên được sử dụng như một công cụ chứ không phải là một món đồ chơi.
Như chiến dịch này của New Zealand nói, tất cả đều là về việc giữ chân thực, với các biện pháp phòng ngừa đích thực và giao tiếp thực sự. Các biện pháp như thế có thể khó thực hiện, nhưng về lâu về dài, chúng thật đáng giá.
Ví dụ, tại trường nội trú nơi tôi làm việc, các cậu học sinh không được phép có điện thoại di động hoặc máy tính. Nếu bị phát hiện sử dụng những thứ nêu trên, học sinh đó sẽ bị loại khỏi trường. Lý do cho quy tắc khó khăn và tức thời này, mặc dù nghe có vẻ hà khắc, là vì chúng tôi rất kiên quyết loại trừ nội dung khiêu dâm ra khỏi cộng đồng của chúng tôi, rằng, đối với thiếu niên, chúng tôi định nghĩa điện thoại di động và máy tính xách tay là nơi cung cấp nội dung khiêu dâm, chúng tôi cẩn thận nói với các em rất rõ ràng về điều đó. Xin lập lại, tại sao lại cứ để những chuyện rủi ro xảy ra?
Thực tế, khiêu dâm lan tràn khắp nơi, đầy mưu đồ và quỷ quyệt, nên phải chú tâm đối phó với nó cách thông minh. Dâm ô có thể được truy cập một cách khủng khiếp, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể tránh thoát khỏi nó. Đây là thực tế phải đối mặt mà không được hoảng sợ. Sự thận trọng đòi hỏi các bậc cha mẹ, hoặc lên kế hoạch đối phó với nội dung khiêu dâm đang ngóc đầu lên, hoặc thấy rằng nó đã có đó rồi để ra tay hành động tương ứng.
Cho dù trẻ em có tìm kiếm nội dung khiêu dâm hay không, ngày nay, không thể tưởng tượng được rằng hầu hết mọi người - nếu không phải tất cả - lại không bị tấn công bởi những nội dung lừa dối của khiêu dâm bằng cách này hay cách khác. Đó là một câu hỏi về mức độ, nhưng những mức độ đó có tầm mức quan trọng như thế nào là tùy vào các biện pháp chúng ta thực hiện để giảm thiểu chúng.
Các video quảng cáo của New Zealand nói cách thẳng thừng (và triệt để) rằng: nội dung khiêu dâm đã tạo ra những khao khát sai lầm.
Ví dụ, đàn ông có khuynh hướng bẩm sinh là bảo vệ phụ nữ, nhưng nội dung khiêu dâm miêu tả sự xâm phạm phụ nữ, làm cho các chàng trai đánh mất đi cảm thức về đặc tính cốt yếu này của đàn ông.
Những kiến thức lệch lạc về bản thân sẽ là sự ức chế khủng khiếp đến từ những kiến thức về sự vật bên ngoài, về sự thật và thực tế. Thêm vào đó là quan niệm thiếu cân đối giữa quyền làm chủ và sự thao túng mà sự dâm ô tạo ra, có thể khiến cho các chàng trai không còn khả năng lãnh hội được những sự thật vững chắc và cao cả.
Thực tại không phải là thứ có thể bị bắt làm nô lệ giống như một ảo mộng, và do đó người ta thường không chấp nhận thực tại khi thưởng thức những ảo ảnh khiêu dâm. Nói cách khác, không thể sống đúng với thực tế khi thưởng thức nội dung khiêu dâm, vì vậy cha mẹ cần phải trung thực khi nói đến nội dung khiêu dâm.
Thực tại không thể được tải lên hoặc tải xuống. Nó cũng không nhất thiết phải là thứ gì đó dễ dàng tiếp cận nhưng nó luôn phải là mục tiêu mà ta cần hướng đến. Một khi nối kết đúng với thực tại, sự ngây thơ trong sáng và nét ngạc nhiên có thể được bảo vệ và thậm chí còn được nhen nhóm lại.
Nội dung khiêu dâm luôn có mặt ở bên ta, vì thế không nên đợi nó gõ cửa nhắc nhở rằng nó đang cận kề bên mình rồi, lúc đó mới ra tay đối phó với nó.
Chúng ta phải là cha mẹ tốt, có nghĩa là cha mẹ chủ động, bảo vệ gia đình và văn hóa khỏi sự dung tục, tha hồ lạm dụng để tìm khoái lạc, rồi hủy hoại cuộc sống trong quá trình lạm dụng ấy. Chỉ có sự dấn thân thực sự mới làm giảm sức quyến rũ của sự thoát ly trong thế giới ảo. Vậy lúc này, bạn có biết con cái bạn đang xem những gì không?
Sean Fitzpatrick (CE) / Maria Ngà chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG
bài liên quan mới nhất
- Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
-
Chủ đề được chọn cho Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 58 năm 2024 -
ĐTC nhắc rằng các nhà báo không được đưa tin giả và hùng biện kiểu hiếu chiến -
Người đàn ông theo đạo Hindu trở lại Công giáo sau khi gặp gỡ Carlo Acutis -
Lòng yêu mến bí tích Thánh Thể của Chân phước Carlo Acutis -
Bộ Truyền thông: 9 cách để mạng xã hội trở nên hữu hiệu hơn -
MV “Nói Bằng Trái Tim” và tầm quan trọng của sự dịu dàng -
Đấng Đáng kính Fulton John Sheen (1895 - 1979): nhà truyền giáo bằng truyền thông -
Người Kitô hữu trước vấn nạn tham gia mạng xã hội -
Đức Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước: 3 cột trụ trong truyền thông
bài liên quan đọc nhiều
- 17 điều mọi người Công Giáo nên biết về Carlo Acutis
-
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng -
Tuyệt tác “Thần Khúc” của Dante và bản dịch của Đình Chẩn -
Lòng yêu mến bí tích Thánh Thể của Chân phước Carlo Acutis -
Cài đặt Ứng dụng TGP SAIGON trên điện thoại di động -
ĐTC nhắc rằng các nhà báo không được đưa tin giả và hùng biện kiểu hiếu chiến -
Đức Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước: 3 cột trụ trong truyền thông -
Chủ đề được chọn cho Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 58 năm 2024 -
Thức dậy trong thời dịch bệnh Covid -
Người đàn ông theo đạo Hindu trở lại Công giáo sau khi gặp gỡ Carlo Acutis