Thánh Jean Baptiste De La Salle
GIOAN LA SAN, Vị sáng lập Dòng Anh Em Trường Ki-tô (Dòng La San)
Jean Baptiste De La Salle GIOAN BAO-TI-XI-TA LA-SAN
Sinh ngày 30 tháng 4 năm 1651 tại thành Reims, nước Pháp
- con ông Louis De La Salle
- và bà Nicole Moet De Brouillet.
Ngài là con trưởng một gia đình đông anh em, tất cả 11 người, 4 người qua đời từ lúc còn bé.
Ngày 11 tháng 3 năm 1662 Ngài lãnh phép cắt tóc trở thành giáo sĩ.
Năm 1670, Ngài rời bỏ gia đình để lên Paris, vào Đại Chủng viện Xuân bích. Ba tháng sau, ông ngoại của Ngài qua đời.
Rồi đến ngày 19 tháng 7 năm 1671, mẹ Ngài thình lình từ giã cõi đời.
Ngày 9 tháng 4 năm 1672, thân phụ Ngài qua đời sau khi nằm liệt giường trong 48 tiếng đồng hồ, để lại 7 người con côi mà bé nhỏ nhất chỉ tròn 20 tháng.
Là anh trưởng trong gia đình, Gioan La-san phải trở về gia đình thực hiện di chúc của Cha Ngài thực thi “quyền giám hộ các em và quản lý tài sản”.
Các biến cố dồn dập này đưa Gioan Lasan vào chỗ hồ nghi ơn gọi tu sĩ của mình... Trong lúc đắn đo, Ngài thăm hỏi người bạn là linh mục Nicolas Roland.
Nhờ lời khuyên của linh mục Nicolas Roland, Gioan La-san đã can đảm tiếp tục con đường linh mục của mình. Ngài chịu chức phó tế vào tháng 6 năm 1672
Ngày áp lễ Phục sinh, 9 tháng 4 năm 1678, Gioan La-san được thụ phong linh mục và làm lễ mở tay tại nhà thờ chánh toà thành Reims ngày 10/4/1678.
Ngày 25 tháng 12 năm 1679, Ngài thuê cho các thầy giáo một ngôi nhà ngay cạnh nhà của Ngài và đem họ về đó ở. Bốn tháng sau, vào mùa Phục sinh năm 1680, Ngài mời họ về nhà mình ăn cơm; những bữa cơm thường là những giờ phút trao đổi và hiệu chỉnh tuyệt vời.
Một năm sau, vào mùa Phục sinh năm 1681, các thầy lưu lại nhà Ngài vào ban ngày, ngoài giờ dạy học, từ kinh sáng cho đến buổi kinh chiều..
Vào ngày 24 tháng 6 cùng năm, Gioan La-san cho các thầy giáo trú ngụ luôn trong nhà mình. Nhờ vậy Ngài có thể chăm lo huấn luyện thiêng liêng mà họ rất cần. Đồng thời, Ngài làm cho họ chấp nhận từ từ một cách hết sức nhẹ nhàng “một dạng đời sống cộng đoàn”.
Dòng La-san coi như được khai sinh từ đây.
Các bước diễn tiến thực hiện bởi Gioan Lasan không dễ dàng khuất phục được các thầy giáo, không cùng giai cấp này.
Thế là vào ngày 24 tháng 6 năm 1682, Gioan La-san rời bỏ khách sạn của gia đình và tất cả bao kỷ niệm để theo các thầy giáo đầu tiên này đến cùng ở trong một ngôi nhà thuê nghèo hèn, về phía Tây thành Reims.
Ngày ấy chính là ngày bắt đầu cuộc phiêu lưu của Gioan La-san, một kinh sĩ trẻ, giàu tiền bạc và giàu kiến thức. Một cuộc phiêu lưu mà 40 năm sau, Gioan La-san đã thốt lên: “nếu tôi biết được cuộc phiêu lưu đó sẽ dẫn tôi đi đến đâu, thì tôi đã không đụng ngón tay vào”.
Theo lời khuyên của Cha linh hướng Barré, Ngài đã từ bỏ chức kinh sĩ, nhường lại cho linh mục Faubert, là một cha chánh xứ nghèo, không tiếng tăm. Tiếp theo, Ngài phân phát hết tài sản của mình cho người nghèo vào mùa đông 1683-1684 Ngài đã hoàn toàn thuộc về nhóm người nghèo để phục vụ người nghèo tốt hơn và truyền ban sứ điệp của Thiên Chúa. Trong nạn đói năm đó chính Ngài cũng phải xếp hàng giữa những người chìa tay đi xin ăn như những người nghèo đói khác.
Con đường từ bỏ thật cam go, nhưng Gioan La-san vẫn trung thành đáp trả cho đến giây phút cuối cùng: “Con thờ lạy trong hết mọi sự, Thánh Ý của Chúa đối với con”.
Vào Tháng 6 năm 1686 Gioan La-san tổ chức tĩnh tâm chung và hội họp các Sư huynh chính yếu. Ngài cùng với 12 Sư huynh khác tuyên khấn vâng lời trong vòng một năm, dưới sự điều khiển của Gioan La-san.
Gioan La-san khai sinh hai hình thái mới trong nền giáo dục vào thời đó (và tồn tại cho đến ngày hôm nay) là:
1- Sử dụng tiếng mẹ đẻ làm ngôn ngữ phải học đầu tiên và dùng thường xuyên trong giảng dạy.
2- Tụ tập con em theo nhóm (cấp lớp) để giảng dạy cùng lúc; mô hình trường lớp hình thành từ đây.
Năm 1686, chính quyền giáo sĩ đã bác bỏ việc bầu một sư huynh làm Bề Trên của cộng đoàn phôi thai, thay cho vị sáng lập. Gioan La-san chuẩn bị cho một sư huynh được anh em chọn sẽ chịu chức linh mục để thay thế Ngài. Đó là Sư huynh Henry l’Heureux.
Năm 1691, cái chết đột ngột của Sư huynh Henry l’Heureux, được lý giải như là một dấu chỉ đặc trưng cho ơn gọi của Sư huynh Trường ki-tô.
Bề trên Hội Dòng nầy không phải là một linh mục, nhưng là một người trong anh em của mình.
- “Dòng các Sư huynh Trường Ki-tô, được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XIII phê chuẩn bằng Sắc chỉ “In apostolicae dignitatis solio”, là một Dòng thuộc quyền Giáo Hoàng, gồm các tu sĩ giáo dân.”
- Anh em trong hội Dòng gọi nhau là Frère (sư-huynh).
Ngày 5 tháng 4 năm 1719, nằm trên giường bệnh, Gioan La-san được Tổng Giám mục thánh Reims báo cho biết là Ngài bị rút hết quyền trong địa phận thành Rouen.
Ngày 6 tháng 4 năm 1719, Gioan La-san lãnh các bí tích dành cho kẻ liệt và khuyên nhủ các Sư Huynh lần cuối. Rồi bắt đầu hôn mê.
Từ 12 giờ khuya đến 2 giờ sáng ngày 7 tháng 4, Gioan La-san bắt đầu cơn hấp hối đau đớn. Sau đó Ngài tỉnh lại, lúc 3 giờ sáng, cơn hấp hối tái diễn.
Vào lúc 4 giờ sáng ngày 7 tháng 4 năm 1719, Gioan La-san gắng sức như để đến với một người nào, Ngài chắp hai tay lại, ngước mắt lên trời và trút hơi thở cuối cùng. Ngài thọ 68 tuổi.
Thi hài của Gioan La-san được mai táng trong nguyện đường Thánh Suzanne. Hiện nay xương Thánh Gioan La-san được đặt tại Roma, trong nguyện đường của Nhà Mẹ Dòng Các Sư huynh trường kitô.
- ngày 19/2/1888,đức Giáo hoàng Leon XIII tôn phong Gioan La-san lên hàng Chân Phước
- ngày 24/5/1900, đức Giáo hoàng Leon XIII tôn phong hiển thánh cho Gioan La-san
- ngày 15/5/1950, đức Giáo hoàng Piô XII tôn phong Gioan La-san là Quan thầy các nhà giáo dục Kitô
bài liên quan mới nhất
- Giáo chức hạt Sàigòn - Chợ Quán hành hương và họp mặt mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam
-
Tĩnh tâm Mùa Vọng & Giáng Sinh của giới Nghệ sĩ Công giáo -
Tháng 11 là tháng báo hiếu -
Ban bác ái Doanh nhân Công giáo thăm quý nữ tu Dòng Kín và Mái ấm -
Gia đình Chăm Sóc Bệnh Nhân liên xứ Sài Gòn cầu nguyện cho các linh hồn -
Ca đoàn Hương Chiều, 49 năm một chặng đường đầy ơn Chúa -
Chuyến đi tĩnh tâm của ca đoàn Cécilia giáo xứ Thánh Linh, Thủ Đức - Kỷ niệm 50 năm thành lập (1974 – 2024) -
Thánh lễ cầu nguyện cho các Linh hồn và an táng các thai nhi -
Giáo Chức Công Giáo sinh hoạt chuyên đề và mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam -
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo cầu nguyện cho Các Đẳng Linh hồn
bài liên quan đọc nhiều
- Giáo dân trong mùa dịch: Những điều Nên và Không Nên
-
MV “Tình Ngài Thôi Thúc Ta” - một món quà từ người trẻ Việt Nam dành cho Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023 -
Dòng Đa Minh Việt Nam -
Giáo hạt Xóm Mới: Thánh lễ luân phiên Hội Lòng Chúa Thương Xót 2023 -
Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng thăm Hội nghị Toàn quốc Tuyên úy - Huynh Trưởng -
Sa mạc Huấn luyện Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể - cấp I (Vươn Lên 53) -
Doanh nhân Công giáo trẻ: Bữa ăn Yêu thương ngày 13.11.2023 -
Chuyên đề 185: Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội -
Mái ấm Thiên Ân -
Bổ nhiệm cha Tân Giám đốc Caritas Việt Nam và tri ân cha nguyên giám đốc