Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ văn hóa dân tộc Việt Nam

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ văn hóa dân tộc Việt Nam

MỤC VỤ
VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM

Linh mục Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Xin được chia sẻ vắn tắt về “Mục vụ”

Công đồng Vat. II là Công đồng mục vụ. Mục vụ:“Cùng với Chúa Thánh Thần, Công đồng có nhiệm vụ đọc, suy niệm và qua các dấu chỉ thời đại:Áp dụng Phúc âm vào cuộc sống hôm nay.

Bằng cách: Đưa ra tầm nhìn và những giải pháp, đáp trả nhu cầu thời hiện đại[1]. Hầu đem lại nguồn sức sống mới cho con người và thế giới hôm nay:“Ở đâu không có tầm nhìn, ở đó Dân Chúa sẽ bị diệt vong”. (Salomon)

Như thế, tầm nhìn có sẵn trong Phúc âm. Công đồng, với ơn Chúa Thánh Thần, Ngài ban ơn đúng lúc cho nhà mục vụ đưa ra, đúng thời điểm và đúng với xu hướng văn hóa thời đại thế giới. Đó là thời của Chúa Thánh Thần và của Giáo dân. Chúa Thánh Thần cưỡng bách Giáo Dân phục vụ Chúa Kitô ở khắp nơi. Giáo dân là trung tâm của Giáo hội. Do đó, nhà làm mục vụ, có nhiệm vụ thức tỉnh hàng giáo dân, nhận ra ơn gọi, sứ vụ của mình trong giáo hội và trên thế giới. Và nhận thức tới đâu, đào luyện và sức bật tới đó. Nhà nục vụ không cầm đèn đi trước ôtô; không có khả năng dạy khôn ai cả. Nhưng hướng đi là như vậy, mục vụ chỉ chia sẻ điều đã có sẵn, do sự gắn bó mật thiết với Thiên Chúa, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, với lòng yêu mến Giáo hội Chúa Kitô và hạnh phúc con người thúc đẩy[2].

Dẫn nhập

Đặc trưng cơ bản Văn hóa Việt Nam, có thể dựa trên ba truyền thuyết. Truyền thuyết “Lạc long quân-Âu cơ”- “Con rồng cháu tiên” về nguồn gốc; truyền thuyết “Thánh Gióng” về lịch sử chống ngoại xâm; và truyền thuyết: “Sơn Tinh -Thủy Tinh” về chống lũ lụt của Dân tộc Việt Nam. Trước hết là ba truyền thuyết. Từ đó, rút ra các đặc trưng văn hóa cơ bản. Và sau là mục vụ văn hóa Dân tộc Việt Nam.

Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ

Long là rồng. Rồng thuộc loài Rắn kết hợp với cá Sấu. Rắn biểu tượng của tính linh hoạt, khôn khéo, nhanh nhạy. Cá Sấu hiện thân của tính kiên trì, chịu đựng, quan sát và quyết đoán mau lẹ. Rồng, sống dưới nước: “Phun nước”. Nhưng có thể bay lên trời: “Phun lửa”. Âu Cơ là loài chim nước lớn. Sống trên núi rừng. Lạc long Quân kết duyên với Âu Cơ. Đẻ ra một bọc, chứa một trăm trứng. Nở ra một trăm con. Năm mươi con theo Mẹ, bay về trấn giữ và phát triển miền sơn cước; còn bốn mươi chín con theo cha xuống biển lập nghiệp, trấn giữ và phát triển, mở rộng vùng hải đảo. Còn một người con trưởng ở lại đồng bằng, dựng Nước Văn lang, lấy tên là Vua Hùng, trị vì mười tám đời.

Đặc trưng cơ bản

Qua truyền thuyết trên, người ta rút ra những đặc trưng căn bản văn hóa Việt Nam. Trước hết, tính cộng đồng: Một bọc; thứ đến là tính cá nhân: Một trăm con và sau là tính hài hòa: 50-49, nhưng nghiêng về tính cộng đồng và âm tính: Năm mươi con, theo Mẹ. Những đặc trưng trên, sẽ chi phối: “Nhận thức, tổ chức và ứng xử”[3] của Dân tộc.

Truyền thuyết Thánh Gióng

Vào thời vua Hùng. Gióng lên ba mà vẫn không biết nói. Nhưng khi có sứ giả tìm người đánh giặc Ân, thì Gióng mới bàn với Mẹ, xuất hiện. Gặp sứ giả. Sắp xếp mọi việc. Lúc ấy Gióng được gia đình và dân làng nuôi dưỡng. Gióng lớn như thổi. Sau đó lãnh quân trang, ngựa sắt, kiếm thần, mũ sắt, áo giáp đồng, lên đường diệt giặc. Và tuyên bố: “Ta là Tướng nhà Trời”. Sau khi thắng trận, Gióng trút bỏ mọi sự, cưỡi Hạc bay về Trời. Vua Hùng lập đền thờ và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương.

Đặc trưng cơ bản

Qua truyền thuyết trên, người ta rút ra đặc trưng căn bản lịch sử văn hóa Việt Nam. Trước hết, Việt Nam có giặc ngoại xâm. Nhưng luôn có nhân tài tiềm ẩn xuất hiện đúng lúc, khi hữu sự. Nhân tài chống giặc là một nhân vật thần thánh, dị thường. Gắn bó mật thiết với gia đình, nhân dân và lãnh đạo đất nước. Hệ quả của chiến tranh xâm lược: “Chiến thắng là tất yếu”. Và đặc biệt, sau khi thắng trận, nhân tài không kiêu binh, mà trở về cuộc sống thần tiên, an nhàn.

Truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh

Mỵ Nương, công chúa Vua Hùng. Kết duyên cùng Sơn tinh. Thủy Tinh đến muộn, muốn tranh giành. Và sau đó là một cuộc chiến “Sơn Tinh -Thủy Tinh” xảy ra thường xuyên, hàng năm, bất phân thắng bại. Thần Nước dâng cao bao nhiêu, Thần Núi mọc cao bấy nhiêu. Sơn tinh quyết giữ mối tình thủy chung, bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Đặc trưng cơ bản

Sống chung với lũ. Thanh tẩy nếp sống và môi trường. Quyết tâm giữ vững mối tình chung thủy, hạnh phúc gia đình. Làm giàu phù sa cho nền kinh tế nông nghiệp và phong phú ngành thủy sản.

Đúc kết

Qua ba truyền thuyết trên, người ta tổng kết đặc trưng căn bản lịch sử văn hóa Việt Nam: “Giặc ngoại xâm và giặc lũ lụt”. Nhưng với tinh thần đoàn kết toàn dân và tình thương đùm bọc, kết hợp với lãnh đạo, nhân tài quân sự, chiến thắng giặc ngoại xâm là tất yếu và giặc tất bại. Đối với giặc lũ lụt, thì thích ứng, không phân thắng bại. Bài học Thần Núi-Thần Nước. Nước tới đâu núi cao tới đó. Không bao giờ chịu khuất phục: “Càng lút càng cao”. Sau cùng đành sống chung với lũ. Biến lũ thành phù sa cho nền nông nghiệp và làm phong phú nền thủy sản. Biết luôn cảnh giác, thanh tẩy, nhờ bài học nước lũ, dòng đời, luôn muốn xóa đi lòng chung thủy và tình yêu hạnh phúc gia đình.

Mục vụ văn hóa Dân tộc Việt Nam

Tổng kết đặc trưng văn hóa Việt Nam. Tính cộng đồng, cá nhân, hài hòa. Hệ quả tính cộng đồng là đoàn kết, tương trợ, tập thể, hoà đồng, dân chủ, bình đẳng. Và tính cá nhân: tự lập, cần cù, tự cấp, tự túc. Hậu quả tính cộng đồng: thủ tiêu vai trò cá nhân, dựa dẫm, ỷ lại đố kỵ, cào bằng. Và tính cá nhân: tư hữu, ich kỷ, bè phái, cục bộ, địa phương, tôn ty, gia trưởng.

Đối phó với chiến tranh xâm lược. Hệ quả: “Tất thắng”. Lý do: Có Mẹ Anh hùng, nuôi con khôn lớn. Có lãnh đạo chiêu mộ anh tài, trang bị vũ khí tối tân và có hậu cần nhân dân nuôi dưỡng.

Và chống lũ lụt: Sống chung với lũ, thủy chung với gia đình.

Kết luận hóa giải

Triết lý giáo dục

1. “Đoàn kết thì sống chia rẽ thì chết”. Theo truyền thuyết, tính đoàn kết: “Một bọc” và tính chia lìa: “Một trăm” của Dân tộc, cả hai thuộc căn bản. Dân tộc Việt nam rất đoàn kết khi có giặc ngoại xâm và thiên tai lũ lụt. Nhưng khi nguy cơ qua đi rồi, chia rẽ lại trồi lên. Xây dựng và bảo vệ Đoàn kết như con ngươi của Dân tộc, nhưng không sợ mất đoàn kết.

2. “Tâm linh-Khoa học”. Dân tộc Việt Nam là một Dân trọng tâm linh. Thắng giặc có phần của Tâm linh: “Tin vào Thần Thánh và Ông Trời, Đấng Tạo Hóa”. Trong hai bản tuyên ngôn có ghi.

Hành động chiến lược

Dựa vào văn hóa phát triển kinh tế Đông Tây, bản đồ 1275, thế giới đã có ba lần gặp nhau: “Đồng bằng, cao nguyên và biển”. Kinh nghiệm lịch sử: “Xung Đột”. Tôi xin mạo muội đề xuất, một chiến lược, có lợi cho thế giới và cho Việt Nam. Đất Nước chúng ta kêu gọi thế giới đầu tư: Xây dựng sáu thành phố “Đông –Tây”, hai ở vùng đồng bằng, hai trên cao nguyên. Và chiến lược hóa giải thiên tai lũ lụt: Xây dựng hai thành phố “Đông – Tây”, ngoài Biển, mặt tiền của chúng ta với chuẩn mực tiện lợi, tiện nghi và hiện đại. Một Ban “Phục vụ Đông Tây”. Áp dụng cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0. tạo những chiếc cầu nối, giao lưu văn hóa, kiến tạo và bảo đảm hòa bình cho ngôi nhà chung của thế giới, trong đó có Việt Nam và lối sống tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội, theo hướng đi của Công đồng, của huấn quyền do Chúa Thánh Thần tác động qua ngả Văn hóa-Con ngươi với lối sống đi xa, cần đi cùng nhau: “Hiệp hành”./.

Tổng Giáo phận SG, tháng Mười Một 2022
Linh mục Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

[1] Phanxicô nhà mục vụ, đưa ta những giải pháp, đáp trả thời đại. Ví dụ: 1. Laudato Sí và Fratelli Tutti. Công đồng: “Cả…Cả…”. Xu hướng thế giới đi về số Một; 2. Con người: bất định, vô cảm, vô tín: LTX và Môi trường. 3. Phụ nữ. Nền văn minh Biển: Thủy triều, mặt trăng, có liên quan nhiều tới biến động phụ nữ. Đề cao vai trò lãnh đạo Phụ nữ. Tỷ lệ: 50%. Văn hóa mềm: Tâm linh-khoa học. Cân bằng bình an. 4. Con đường: Hiệp hành. Đáp trả: thời đại nhiều sóng gió, bão táp, thú dữ, Satan, cần đi xa cùnh nhau, hiệp thông, hiệp hành, sứ vụ.

[2] Công đồng Vat. II, Lm. Nguyễn Văn Hinh, người giáo dân thiên niên kỷ mới.

[3] GS Trần Ngọc Thêm

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top