Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng Nghe Nhịp Bước Người Di Dân

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng Nghe Nhịp Bước Người Di Dân

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng Nghe Nhịp Bước Người Di Dân

LẮNG NGHE
NHỊP BƯỚC NGƯỜI DI DÂN

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập

Trong tác phẩm, do điêu khắc gia nổi tiếng Timothy Schmalz người Canada thực hiện, nhiều người di cư và tị nạn đứng cạnh nhau, vai kề vai, chen chúc trên một chiếc bè. Giữa đám người, những cánh thiên thần nổi lên ở trung tâm, nói đến sự hiện diện của Đấng Thánh ở giữa họ: “Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết”[1].

Trong buổi khánh thành tượng đài, Đức Thánh Cha nói: “Tác phẩm điêu khắc này, làm bằng đồng và đất sét, mô tả một nhóm người di cư từ các nền văn hóa khác nhau và thuộc các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tôi muốn tác phẩm nghệ thuật này được đặt tại quảng trường Thánh Phêrô, để nhắc nhở mọi người về thách đố sứ mạng của việc đón tiếp”.

Nhận thức

Di dân là người dân, đi từ nơi này đến lập nghiệp nơi khác. Ví dụ, từ nông thôn ra thành thị; từ nước này sang nước khác. Hầu tìm chỗ ở phù hợp hơn. Đó là quyền mưu cầu hạnh phúc. Ở các loài vật, như chim, cũng có sự di cư hàng năm, đến nơi nắng ấm và nhiều thức ăn. Nguyên nhân cơ bản di dân là kinh tế, nhu cầu thị trường lao động. Trong thời kỳ quá độ, người di dân rất nhiêu khê, đoạn trường. Nhưng phía sau di dân là gì? Sau đây, tôi xin chia sẻ ít điều: “Lắng nghe dấu chỉ thời đại: nhịp bước người di dân”

Việt Nam là nước nông nghiệp, đang rất nhanh, chuyển sang công nghiệp, đô thị hóa với nền kinh tế dịch vụ. Nên di dân mang tính quy luật; đòi hỏi tất yếu khách quan kinh tế thị trường; là biểu hiện phát triển không đồng đều.Theo Tổng cục Thống kê, năm 2015, 13,6% là người di cư. Trong đó, người di cư chủ yếu vì lý do học tập và lao động. Nên phần lớn có độ tuổi 15-39 , chiếm tỷ lệ 84%. Hiện tượng “nữ hóa” gia tăng, với 52,4%.

Họ là ai?

Theo Kinh thánh, Thiên Chúa chọn Moses tại núi Khorep, để đưa Dân tộc Do Thái, gồm 600.000 người, kể cả phụ nữ và trẻ em cùng với hành lý, chiên bò… ra khỏi đất Aicập, vượt qua mọi thử thách vào đất hứa để tôn thờ Chúa. Ngài tiếp tục chọn Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu lãnh đạo gia đình thánh gia, di cư lánh nạn để bảo toàn sự sống và mục tiêu cứu độ. Công đồng nhận định: Ngày nay có biết bao người di cư. Họ được đối xử như những nhân vị, không bị kỳ thị, được tôn trọng. Họ cần được các cơ quan quốc tế cứu trợ. Các Kitô hữu phải ân cần tiếp đón. Và Đức Giám mục đặc biệt quan tâm, lo cho họ lợi ích thiêng liêng của các tín hữu thuộc ngôn ngữ khác nhau. Truyền thuyết Dân tộc Việt Nam, là một Dân tộc di cư. Cha là Rồng, mẹ là Chim. Việt có nghĩa là vượt. Vượt xuống phương Nam, nắng ấm; Việt còn có nghĩa là chiếc Rìu, biểu tượng của sự khai phá. Tổ tiên ta, ngay từ buổi đầu, chấp nhận chia lìa, hy sinh tất cả. Chỉ để lại con trưởng ở đồng bằng, lập nghiệp, dựng Quốc, xưng Vương. Mẹ dẫn con thống lĩnh vùng trời sơn cước; cha lãnh đạo đàn con, ra khơi, khai thác vùng biển, đảo, mở rộng bờ cõi. Ngày nay, Việt Nam là một những nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Năm 2019, dân số thành phố Hà Nội khoảng 8 triệu; TP. Hồ Chí Minh hơn 10 triệu, thuộc diện các thành phố lớn nhất của khu vực. Đa số lao động chân tay, giản đơn, nhưng cũng là nhu cầu rất lớn của thành phố. Ngoài ra, số lượng người vãng lai và lao động thời vụ ở TP. Hồ Chí Minh cũng không nhỏ, dao động từ 1-2 triệu người. Lao động di cư có 90% gặp khó khăn dịch vụ an sinh xã hội công cộng, 70% không được các dịch vụ y tế công và chỉ có 44% có bảo hiểm và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Họ không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm y tế để hỗ trợ giảm thiểu những rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già. Vấn đề nhà ở càng khó khăn hơn. Họ phải tá túc hoặc phải thuê nhà ở trọ tại các khu nhà ổ chuột tồi tàn, tạm bợ với giá cao hơn nhiều so với mức thu nhập của họ. Có người di dân phải thuê nhà theo ngày và tập trung hàng chục người ở trong một không gian chật hẹp. Các khu ở trọ này về vấn đề an ninh trật tự không được bảo đảm, chất lượng môi trường sống kém, chất thải khí và các chất độc hại khác đang làm cho cuộc sống của người di dân ngày một tồi tệ hơn, nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm ngày càng gia tăng.

Họ nói giĐược yêu. Thể hiện qua:Thấu hiểu và quan tâm. Vì cưộc mưu sinh không ổn định, sống lạc lõng, mặc cảm, tự ti với thân phận “vô xứ”. Lại thiếu hiểu biết về giáo lý, giáo luật. Được Ban mục vụ di dân, chú trọng mở chương trình chuẩn bị, trước khi rời khỏi quê hương bước vào đời sống mới. Hầu tránh những khủng hoảng đức tin, của cuộc sống ban đầu. Biết ơn chính quyền địa phương, đã chú ý chăm sóc trẻ em, bảo vệ khỏi bạo lực, bóc lột và bỏ rơi, bị tổn thương do bị lạm dụng thể chất và tình dục. Di dân là đối tượng hàng đầu của Giáo hội: cứu giúp, chăm sóc an toàn và phong phú cho toàn thểgia đình. Một số giáo phận và giáo xứ đã có đội phản ứng nhanh để chủ động can thiệp hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn. Trực tiếp giải quyết bạo lực đối với trẻ em. Có giáo xứ tạo không gian an toàn, nơi trẻ em gặp khó khăn có thể được tư vấn và hỗ trợ.Tính đến ngày 30/9/2021, có hơn 5 triệu trẻ em bị mất cha mẹ, ông bà hay người giám hộ. Tình trạng này vẫn còn tiếp diễn trong những năm tới, hậu quả là nhiều trẻ em sẽ bị rơi vào cảnh nghèo đói, thiếu sự chăm sóc của gia đình, bị đưa vào trung tâm mồ côi, thiếu giáo dục. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, số lao động trẻ em đã tăng lên 160 triệu. Về suy dinh dưỡng, năm 2020, có từ 6 đến 7 triệu trường hợp, dưới 5 tuổi. Hơn 168 triệu trẻ em không được học và nhiều em khác phải bỏ học.

Nghệ thuật lắng nghe.

Yêu thương. Thể hiện qua tình liên đới trách nhiệm, kính trọng và chia sẻ.Người di dân luôn được nhìn tiêu cực, như những thành phần trai “tứ chiếng”; gái “giang hồ”. Những kẻ làm cho thành phố lộn xộn, những kẻ mang theo tệ nạn, là gánh nặng cho thành phố... đôi khi không được chào đón. Những định kiến này gây nên mặc cảm tự ti. Tuy nhiên, “Gặp nhau làm nổi cơ đồ cũng nên”. Di cư cũng tạo nên những biến đổi văn minh thành thị, tạo nên những những hình thức văn hóa mới. Người di dân có nhu cầu toàn diện về thể chất, tinh thần vả tâm linh. Các nhóm đồng hương được thành lập, quy tụ nhưng không đồng hành liên tục với người di dân trong suốt hành trình thích nghi với đời sống mới ở đô thị. Được giáo dưỡng toàn diện. Thể chất: Sức khỏe, khám miễn phí. Được cấp Bảo hiểm. Hành chánh đạo đời, pháp lý thông thoáng. Lại có văn phòng dịch vụ: A-Z. Một cửa. Tâm linh: Có ban mục vụ lo phần giáo lý, thiêng liêng, hướng dẫn cần thiết trên online, kiểm tra tại mỗi giáo xứ. Những vấn đề sau cùng, cụ thể, cần thiết, đã có ban kẻ liệt, lo giúp ăn mày chết lành và mai táng miễn phí. Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế, phải chấp nhận sống trong các khu nhà trọ chật hẹp, đôi khi một căn phòng nhỏ nhưng là nơi sinh hoạt của cả gia đình với 5-6 thành viên, không đủ điều kiện an toàn thực phẩm, dinh dưỡng. Số phụ nữ bị chồng đánh đập, ngược đãi, là rất lớn, Thật sỉ nhục, rất sỉ nhục, gần như là satan”[1]. Người di dân là người cảm nghiệm khao khát được thương và đáp trả yêu thương.

Đào luyện Loan Báo Tin mừng. Dù tha phương cầu thực, nhưng thời nay, di dân là “Dấu chỉ thời đại”. Người di dân cộng tác với Chúa Thánh Thần, tự đào luyện và được giáo hội đào luyện. Phương thức, rút ra từ kinh nghiệm, Lễ Hiện Xuống, các môn đồ “ở cùng nhau” thinh lặng hướng về Chúa Giêsu thánh Thể. “Chính khi chúng ta ở cùng nhau, Thánh Linh của Thiên Chúa soi dẫn chúng ta một cách đặc biệt. Thánh Linh kích hoạt khi chúng ta ở bên nhau. Chia sẻ “những đau khổ của phận người và những tình huống cấp thiết hiện nay; có cơ hội để tham cứu các giải đáp với nhau. Mặc dù có nhiều lý do để lo lắng, điều đó đúng, nhưng Thánh Thần Thiên Chúa không bao giờ ngừng hoạt động và thúc đẩy những người xây dựng tình huynh đệ, đoàn kết và hiệp nhất. Với thượng hội đồng hiện tại, Giáo hội mời gọi các môn đồ của Chúa Kitô khám phá ra chúng ta cần đến nhau đến mức nào[2].

Kết luận.

Người di dân được “Tiếp đón, bảo vệ, thăng tiếng và hội nhập”[3]. Và từ đó, họ cảm nghiệm được tình thương của Thượng đế, của Thiên Chúa. Họ mặc nhiên trở nên chứng nhân của tình thương. Người loan báo Tin mừng là: Giúp ngưòi khác sống tốt truyền thống đạo đức tôn giáo của họ. Sống mỗi ngày tốt hơn các thể chế xã hội văn hóa và văn minh. Thực thi “Chân thiện mỹ”. Góp phần kiến tạo môi trường cân bằng: “Trật tự thiên nhiên và hòa bình xã hội”. Tương lai gần, Việt Nam chuyển dần sang nền kinh tế dịch vụ. Đặc biệt, trong các lãnh vục: Dịch vụ chăm sóc người già, việc nhà, khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, nhà thương… thuận lợi cho những người di dân, nhất là “Nữ Di Dân” bản lĩnh. Những người đầu tiên được Chúa Giêsu phục sinh trao sứ mệnh loan báo tin mừng. Rất cần đào luyện một nền Đạo đức Kinh tế dịch vụ: “Phục vụ- loan báo tin mừng”. Mưu cầu hạnh phúc, nhưng không làm mất hạnh phúc của mình và của người khác, biết dừng lại ở mức độ an toàn. Có luật pháp bảo vệ, giữa chủ và người giúp việc. Người phụ nữ, chủ nhân trong gia đình có trách nhiệm giám sát và bênh vực người giúp việc.Thành lập công ty “Dịch vụ-tin mừng”. Truyền giáo đô thị, chung cư, chuyển dịch hàng hóa.

Di dân: “Dấu chỉ Thời đại”, khởi đi từ kinh tế, nhưng người di dân trở thành người loan báo tin mừng, góp phần giúp đô thị hóa văn minh, tiện nghi, tiện lởi. Đồng thời, đem lại sự cân bằng hưởng thụ thể chất, tinh thần và tâm linh. Hành động chiến lược: Nên chăng? Có Đức Giám mục di dân, mang cấp quốc gia và Quốc tế. Chia sẻ thực tiễn: ăn, ở, bệnh tật, lập gia đình, giáo dục, tâm linh? Tin mừng hy vọng, cho nhịp bước Người Di Dân thời hiện đại!

Truyền Thông TGP/SG, tháng 12 2021
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)



[1] Giáo hoàng Phanxicô.

[2] Parolin, Tin Vatican - Christopher Wells, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 7/2022 tại Turin.

[3] Giáo hoàng Phanxicô.

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top