Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Trí thức nhân tài xuất hiện
HIỆP HÀNH
TRÍ THỨC NHÂN TÀI XUẤT HIỆN
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
Dẫn nhập
Thế kỷ của cạnh tranh Trí lực và Nhân tài. Vì thế, những nước công nghiệp phát triển, họ có chiến lược thu hút trí thức nhân tài và mua sắm chất xám. Đây là Thời vận Việt Nam, đã đến lúc trí thức nhân tài Việt Nam, hội tụ, tỏa sáng phục vụ Dân tộc và thế giới. Sau đây, tôi xin chia sẻ ít điều mục vụ về: Hiệp hành, trí thức nhân tài xuất hiện”.
Nhận thức:
Trí thức nhân tài thời nay: Họ có tầm nhìn toàn cầu, có niềm tin, có quyết tâm và tràn đầy dũng khí. Thắng không kiêu, bại không nản. Biết khó vẫn tiến. Lâm nguy không sợ hãi. Có cá tính, thích độc lập, tự do, quyết đoán, chuẩn xác. Kiến giải thâm thúy, gắn liền với thực tiễn. Nắm được qui luật khách quan của sự trưởng thành nơi trí thức nhân tài. Luôn truy tìm chân lý, có óc sáng tạo, biết phục thiện trước chân lý. Thích lý tưởng gắn liền với thực tiễn. Tuy nhiên, họ cũng có khi, kiêu căng, tự phụ, mặc cảm, cô đơn, dễ xa rời thực tế, trí thức nửa vời, đam mê thể chất. Hay chán nản, ít lắng nghe, cố chấp, khó hợp tác. Ưa liên kết phe nhóm. Tạo thành trường phái, bè phái, phe ta. Đặc điểm nổi bật: Cá tính, tự do, chậm chạp[1], điềm tĩnh, dáng kênh kiệu, vẻ như coi thường người kém tài và cấp lãnh đạo.
Phúc âm cho biết, gia đình thánh gia tiếp đón: “Ba nhà Bác học” từ Phương đông đến. Họ đi tìm, gặp và tỏ lòng tôn kính, thờ lạy Hài nhi Hoàng Tử, Vua Thái Bình, với những lễ vật cao cấp, giá trị cân xứng: “Vàng, mộc dược, nhũ hương”. Và rồi, lúc 12 tuổi, Ngài đã cùng cha mẹ lên đền thờ. Sau đó tự ở lại, ngồi giữa hàng Tiến sĩ trong đền thờ để: “Nghe. Đặt câu hỏi. Dùng trí thông minh đối đáp”.Tiếp theo, Công đồng Vat. II, qua “Sứ điệp gửi Giới Trí thức”, tôi thấy Giáo hội, nhìn nhận, trí thức nhân tài, là: “Nhà tư tưởng và khoa học. Người đi tìm chân lý. Những nhà thám hiểm vũ trụ, nghiên cứu lịch sử và con người. Người lữ hành đang tiến về ánh sáng”. Sứ mạng của họ là: “Tìm kiếm, lắng nghe tiếng nói của Thần chân lý và đào sâu sứ điệp chân lý đã được giao phó cho Giáo hội, cho trí thức nhân tài”. Họ được coi ngang tầm với các Nghị phụ, vì: “Cùng một con đường, cùng một đường lối. Là Bạn đồng hành cùng được kêu gọi tìm kiếm, chia sẻ những thành quả. Và trong những lúc thất bại họ được nâng đỡ và khích lệ”. Sau nữa, Văn hóa Việt Nam coi Trí thức Nhân tài là “Nguyên khí dựng Nước”. Là “Khí lực đầu tiên” xây dựng và bảo vệ Đất nước. “Nhân tài thịnh, chính trị lên cao, vận nước rực rỡ vô cùng”[2]. Kinh nghiệm lịch sử phát triển: Kế trăm năm chấn hưng Đất Nước là tôn trọng trí thức, nhân tài. Trí thức nhân tài, làm nên sự khác biệt giữa các vùng miền, môi trường. Ví dụ, theo nhận định của người xưa, khi về đến đầu làng, người ta có thể biết, trong làng đó có trí thức, nhân tài hay không? Theo nhà khoa học Kierland, người Đức, 1930, ông đã chụp hình được hào quang, như làn vi sóng, tỏa ra từ nhà trí thức, nhà đạo đức, khoảng cao độ hơn 2 mét; rộng khoảng hơn 1 mét. Cả cây cối, súc vật cũng có vi sóng. Ngay nay, thì quá rõ ràng.
Ứng dụng:
Tôn trọng trí thức nhân tài
Sắp tới đây, bước vào con đường hội nhập “Văn hóa Đông-Tây”, chúng ta lại càng cần tái khẳng định về quan điểm, tôn trọng, phát hiện, bảo vệ, trợ giúp trí thức nhân tài. “Nếu bất tài thì người thân cũng không dùng. Nếu có tài, thì dẫu là kẻ thù cũng không bỏ”[3]. Dùng người như dùng gỗ. Đừng vì lỗ mọt mà bỏ cả cây. Dụng chỗ mạnh, tức dùng sở trường của mỗi người. Trí thức nhân tài thời nay là trí thức thực tiễn, nó là bộ phận hợp thành quan trọng của tài năng. Vì thế, trí thức nhân tài có phẩm chất, bản lĩnh trong môi trường, là những người: “Có thể tự mình giải quyết vấn đề một cách chuẩn xác” mà chưa cần hỏi ý kiến của người lãnh đạo.
Bảo vệ trí thức nhân tài
Trí thức nhân tài dễ bị tổn thương, bị ám hại, hoặc bị mua chuộc. Do đó, cần có chính sách, chế độ bảo vệ họ, như bảo vệ Lãnh Đạo. Kinh nghiệm cuộc sống: “Nhân tài, đố kỵ nhân tài”. Những người như thế, thường là lớp người không có năng lực, kém tài. Họ lấy đủ lý do, khiến nhân tài bị mai một, nếu không có người quyền thế, tầm nhìn, trung thực và can đảm, bảo vệ, đề bạt, phát huy và bảo toàn họ. Kinh nghiệm Kinh Thánh: “Lãnh đạo sợ Nhân tài”.Trường hợp Vua Herode giết sạch trẻ em vào độ tuổi hài nhi Giêsu. Lý do tị hiềm, sợ tiếm quyền. Người lãnh đạo chân chính: “Truy tìm, phát hiện, qui tụ, đào luyện, sử dụng nhân tài”. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta cần khôn ngoan, tạo khoảng cách giữa nhân tài với nhân tài. Cảnh giác dèm pha; tránh nghi kỵ giữa lãnh đạo và nhân tài. Lập ra cơ quan, có bổn phận theo dõi, cảnh giác âm mưu làm hại nhân tài và trả thù lẫn nhau. Bảo vệ tương quan, trí thức nhân tài với trí thức nhân tài và với lãnh đạo. Cả lãnh đạo cả trí thức nhân tài là những địa vị ưu tiên trong chiến lược phát triển. Cả hai đều có nhiệm vụ, cùng chung một con đường phục vụ công ích, cần có nhau trong đời, mới thành công lâu dài và vững bền. Lãnh đạo khôn ngoan truy cầu: “Trí thức Nhân tài”. (Lưu Bị cầu KhôngMinh). Trí thức Nhân tài thực lực và khôn ngoan: Luôn “Khiêm tốn, khiêm tốn, khiêm tốn”. Và luôn xác tín “Tài do Ơn Trên ban để thay Trời mà phục vụ Con Người và Môi trường”.
Trí thức nhân tài và lãnh đạo đều là lớp người ưu tuyển, thượng đẳng của Thượng đế dùng, thay mặt Ngài, để cứu nhân độ thế. Miễn là họ có Tâm và có Tầm. Ngài bảo vệ họ. Đụng tới họ là như đụng tới con ngươi của Ngài. Như trường hợp Thượng Đế bảo vệ “Ba nhà Đạo sĩ, Ba vua, Ba Trí thức Nhân tài” trở vê quê quán của họ an toàn, sau khi gặp Hoàng tử Giêsu. Trí thức nhân tài và lãnh đạo chân chính, luôn có niềm tin sắt đá như thế, không bao giờ nao núng, khiếp sợ.
Sức hút trí thức nhân tài
Không có trí thức nhân tài không làm tốt được bất cứ việc gì. Vì thế, cả Nước phải tạo ra bầu khí: “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài” để trí thức nhân tài xuất hiện. Làm cho nhân tài không ngừng xuất hiện thì Đất Nước mới có tương lai. Lãnh đạo, cần phát hiện nhân tài đã lộ và nhân tài tiềm ẩn. Phát huy vai trò trí thức và nhân tài thực lực hữu dụng. Bảo vệ trí thức và nhân tài. Quan hệ biện chứng giữa trí thức nhân tài với phát triển kinh tế: “Kinh tế muốn phát triển, trí thức nhân tài phải đi trước”. Tu dưỡng và bồi dưỡng trí thức nhân tài ngang tầm, trả lương cao hơn cả người làm công tác kinh tế. Mời trí thức nhân tài vào giao lưu, hội thảo, hiến kế, giúp huấn luyện, hợp tác nghiên cứu. Đưa trí thức nhân tài du học và mở ra điều kiện để thu hút nhân tài về phục vụ Quê hương, nhất là giai đoạn “Vàng” này của Việt Nam.
Trí thức nhân tài khiêm tốn hợp tác
Đã trí thức nhân tài thì càng sáng suốt hiệp thông, mới phát huy trí tuệ và tài năng vào công việc phục vụ công ích. Trí thức và nhân tài tự điều chỉnh con người cá tính của mình để có thể hội nhập. Rất phí uổng, tình trạng một số trí thức nhân tài, phe phái, trường phái, tự bất mãn, không thể hợp tác với ai và với lãnh đạo. Xây dựng chế độ giúp đỡ trí thức nhân tài đi trước thời đại, chưa gặp thời, lỡ thời. Bị bỏ rơi, bị loại trừ.
Kết luận
Cải cách “Trí thức Nhân tài” là cách mạng đầu tiên, phải làm, dù có gai góc, khó khăn mạo hiểm. Chế độ ghi ơn trí thức nhân tài. Chế độ tuyển dụng, phát huy và tầm nhìn xây dựng trí thức nhân tài kế tục 3 thế hệ: Lão thành, trung niên và thanh niên. Theo văn hóa Việt nam: độ tuổi 60, 40, 20.
Nhân tài hiếm có thì lại hay có khuyết điểm nổi bật. Không nên cầu toàn. Những người tròn trịa, quá dè dặt, quá câu nệ điều nhỏ nhặt, thì lại thường là những người không xuất chúng. Ông Tulac, chuyên gia quản lý người Mỹ: “Người không thiếu sót, thì chỉ là một người hết sức bình thường. Nói cái gì cũng đúng, thì tất yếu sẽ chẳng có gì đúng cả. Người tài cán càng cao, thì khuyết điểm của người đó thường càng nổi bật”. Có đỉnh cao thì ắt có hang sâu. Không ai có thể toàn năng về mọi việc.
Đề phòng: Người có cách nhìn nhận khác, có chính kiến, có kiến giải độc đáo, có năng lực, dám đấu tranh phê bình lại thường hay bị coi là kiêu căng, tự mãn, thiếu đức, và thường cũng không được lựa chọn bồi dưỡng; còn một số người đức tài bình thường, tròn trịa và những người không có ý kiến bất đồng hoặc không có chính kiến, thì lại được coi là đạo đức và được đề bạt, trọng dụng. Tuy nhiên, thực tế, cũng nên đề phòng câu nói hai mặt: “Càng nhiều trí thức càng rối”./.
Truyền thông TGP/Sg, tháng Bảy, 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
bài liên quan mới nhất
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành hoàn vũ - Nền văn minh biển & phụ nữ
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành toàn châu lục: Văn hóa - Khoa học -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Đào luyện tín hữu giáo dân trong thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tín hữu Giáo dân thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Người lãnh đạo tài khủng hoảng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ Đức tin tròn đầy và trong sáng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ cử hành Phụng vụ thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ nên Thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Chầu Thánh Thể -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện
bài liên quan đọc nhiều
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Gia đình Hiệp Hành
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo hội hiệp thông và tăng trưởng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe người nghèo, bệnh tật, đau khổ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Hiệp Hành -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Một thoáng bên thềm Thượng Hội đồng 2023 -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành 2023 - Như không có hồi kết -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Văn hóa 'nói dối đạo đức' -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ con người Việt Nam -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tiến trình tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, 2023