Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành Người Nông Dân Chuyển Đổi Số - Số Phận

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành Người Nông Dân Chuyển Đổi Số - Số Phận

HIỆP HÀNH
NÔNG DÂN CHUYỂN ĐỔI SỐ
SỐ PHẬN

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập

Việt Nam, mặc dầu là một trong những nước đô thị hóa nhanh nhất Đông Nam Á, nhưng nông thôn vẫn còn chiếm 70,4 %. Trong xu thế kinh tế dịch vụ với khí thế phát triển công nghệ 4.0, Việt Nam đang hiện đại hóa, tự động hóa; qui mô hóa, công xưởng hóa; thiết bị cơ giới hoá, thay cho sức người, gia súc và nông cụ truyền thống. Sinh vật hóa với kỹ thuật gien, nuôi cấy tế bào, chất xúc tác, kỹ thuật lên men. Quản lý khoa học hóa, phát triển liên tục hóa, nâng cao hiệu xuất sử dụng và giữ gìn tài nguyên môi trường. Tầm nhìn kinh tế Việt Nam tiến ra biển, tiến lên không gian vũ trụ. Và hiện nay, đang sôi nổi cả nước hội thảo, truyền thông về nhận thức chiến lược với chủ đề: “Chuyển đổi công nghệ số hay là chết”. Tất cả, có ảnh hưởng tới nông dân không? Tôi xin chia sẻ ít điều mục vụ Tin Vui: “Hiệp hành, nông dân chuyển đổi số - số phận”.

Nội dung

“Loan báo Tin Mừng và việc thăng tiến con người toàn diện liên kết chặt chẽ với nhau”[1].

Theo Công đồng Vat. II, thăng tiến con người toàn diện: “Cả thể chất, cả tinh thần cả tâm linh”. Trong phạm vi bài này, tôi xin chia sẻ về mặt kinh tế: Kinh tế dịch vụ. Vụ là việc; dịch là chuyển dịch. Chuyển dịch tổng thể và toàn diện. Ví như con nhộng chuyển dịch thành con bướm. Công nghệ chuyển đổi số, có nghĩa là dùng công nghệ số vào trong mọi lãnh vực cuộc sống. Ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số hiện đại để cải thiện mọi hoạt động trong môi trường sống của con người. Làm thay đổi triệt để cách thức làm việc, cách vận hành, thiết kế mô hình sản xuất, hoàn thiện tổ chức, con người, từ “A đến Z”. Do đó, tạo ra những hệ quả tối ưu về sản xuất; giảm bớt tối đa chi phí, nhân sự và tăng giá trị văn minh, tiện nghi, tiện lợi. Ví dụ: Trước đây, chúng ta phải ra phố chợ mua phân bón, thuốc trừ sâu… bây giờ, chỉ cần gọi điện thoại và sau đó hàng sẽ chuyển tới tận nhà, đúng chất lượng, số lượng và thời điểm. Sau khi nhận hàng, khách hàng kiểm tra rồi thanh toán. Nếu không đúng, có quyền trả lại. Tiếp theo là dịch vụ chuyển vật tư ra cánh đồng. Có máy đo liều lượng: phân bón, thuốc sâu. Sau đó có máy bay nhỏ, vãi phân và phụt thuốc sâu… Các dịch vụ khác cũng tương tự.

Người nông dân chuyển đổi số - số phận.

Dân là gốc của Nước. Lương thực là hàng đầu của Dân. Nông dân chủ yếu làm ra lương thực. Vì thế, nông dân vừa là gốc vừa là ngọn của Dân Tộc. Lịch sử văn hóa Việt Nam gốc nông nghiệp, lúa nước, trồng cây, nên chúng ta dẽ hiểu: Đất Nước “Lấy Dân làm gốc”. Cụ thể, gia đình nông dân ở nông thôn, làm nông nghiệp, cần đông con: “Tính thời vụ cao, nên đông tay hơn hay làm”. Vì thế, cư dân nông nghiệp nảy sinh thờ thần: “Ngàn tay ngàn mắt”. Hơn nữa, ai cũng quí đất: “Người cầy có ruộng”; “Tấc đất tấc vàng”. Đất là vàng, sông nước là máu, ai đụng tới “đất nước” sẽ có đổ máu. Chủ trương: “Hy sinh đời Bố, củng cố đời con”. Khi có nguy cơ chiến tranh xâm lược, lũ lụt, dịch bệnh, người nông dân cùng cả nước lên đường. Nhưng nguy cơ qua đi rồi, người nông dân từ từ, theo quán tính an phận, vốn tính chịu đựng gian khổ giỏi, sớm thỏa mãn, lại thiếu trình độ, nên rút về hưởng thú điền viên. Phó mặc cho cho trí thức, nhân tài. Và cho con em đã được chuẩn bị, đi du học trước. Rất ít khi, con em người nông dân cho đi các nước anh em du học, vì không đủ trình độ, điều kiện lại hay bị chữ Hiếu, tình cảm giằng co. Bố mẹ, con cái không muốn xa nhau, sợ con khổ! Sợ bố mẹ ở nhà không ai chăm sóc. Vì thế, khi hòa bình trở lại, dường như, trong bộ phận lãnh đạo, thiếu hụt nông dân, trực tiếp góp phần tư duy, hành động. Không có sẵn người nông dân chuyên môn kế tục hợp tác tiếp lối dựng Nước. Tuy nhiên, đã nhiều lần, người nông dân được nghe lời khẳng định: “Thực sự lấy Dân làm gốc”. Nhưng vẫn còn nhiều cản trở không thể đụng tới gốc. Nhiều khi do chính bản thân người nông dân, không có đà tiếp tục phấn đấu cùng với thời đại phát triển toàn diện, cả nông thôn cả thành thị. Quốc tế, “Thành thị hóa nông thôn”; nhưng ở Việt Nam, do tính nông nghiệp định cư, vốn thói quen gắn liền với quê hương đất Tổ, quan niệm rời khỏi làng, khỏi quê hương là mắc tội phản quốc, nên “Nông thôn hóa thành thị”. Ban đầu, chúng ta thường tập trung trước mắt, đề cao đầu tư nông nghiệp, tiếp theo phát triển nông thôn, sau tự động đến nông dân. Xem ra cũng rất hợp lý. Ví dụ, về nông nghiệp, như chăm lo đồng ruộng, lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cơ khí hóa. Sau này với kinh nghiệm quốc tế, chúng ta nghĩ tới phát triển đường sá, mở mang thị trường. Nhưng chất lượng, sản lượng, giá cả vẫn không chủ động vì thời tiết, thương trường. Thực ra, con người bao giờ cũng quan trọng và là chủ phát triển. Phát triển nông nghiệp là tốt, nhưng người nông dân thực sự vẫn chỉ là người làm thuê cho nền nông nghiệp. Bị thói làm ăn: “Đi buôn có bạn đi bán có phường”, thường con buôn liên kết với nhau, chèn ép khách hàng. Trái với Tây Phương, coi: “Khách hàng là Thượng Đế”. Nên, các hãng diệt nhau để chiếm lĩnh thị trường khách hàng. Bên ta: Nông dân là khách hàng, nhưng không được coi trọng, nên dễ gặp khó, bị chèn ép, bị triệt buộc vào những lúc cao điểm. Tâm lý nông dân: Rất hay lo lắng, hồi hộp vào mùa thu hoặch. Đầu tắt mặt tối: “Bán lưng cho trời, bán mặt cho đất”, đến khi bán được sản phẩm thì thương giá chao đảo. Phân bón thì cứ leo thang theo định mức thị trường. Kinh nghiệm cho thấy: Buôn phân, bán thuốc sâu là dễ có cơ hội làm giàu và sống hạnh phúc ở nông thôn. Họ cũng là nông dân, nhưng nông dân được ưu đãi, hàng năm được các hãng cho đi du lịch tham quan các nước, học hỏi kinh nghiệm. Còn có những hộ nông dân làm ăn vừa xong vụ là hết lúa. Thiếu tiền, vì lý do thất bát, ảnh hưởng tới sức khỏe, đi nhà thương, vay nợ. Sau nhiều năm sống với nông dân, tôi thấy hiện nay, người nông dân sức khỏe xuống cấp rất nhanh, già nua rất sớm. Quanh quẩn ra ruộng, đi nhà thờ, lên Chùa. Cũng có lúc phấn khởi vì sản phẩm được mùa lại hơi nhích giá. Đa phần mất mùa, lại mất giá. Buồn phiền và lo lắng rất dễ sinh bệnh. Không bao giờ gia đình nông dân được đi nghỉ tại các địa điểm du lịch, tới những nơi sinh thái dành cho họ, vào những thời vụ nông nhàn, nước lớn, bằng giá sản phẩm nông nghiệp. Hàng năm tôi thấy chín tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đổ về dịp lễ giổ Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giáng, rất đông đúc và rất vui. Có dịp người dân đi cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, kết quả, được giá và những nhu cầu thầm kín riêng tư: Tình duyên, sức khỏe… Có ai lo tạo điều kiện cho Dân đi du lịch Phú Quốc với giá khuyến khích cho gia đình, dòng họ nông dân? Hy vọng sẽ nhiều nhà đầu tư, cơ quan “Du lịch Nông dân” chăm lo cho Nông Dân với tiêu chí: “Nông Dân là gốc và là ngọn của Nước”.

Lắng nghe.

1. Chủ trương: “Vun gốc cho cành mạnh”. Ưu tiên ứng dụng “Chuyển đổi số cho Nông thôn”.

2. Cấp học bổng cho thanh niên nông thôn có khả năng, hiếu học.

3. Chính những chuyên gia nông dân đã tốt nghiệp: Lãnh đạo nông thôn, đưa khoa học kỹ thuật

phát triển nông nghiệp. Thứ tự đúng đắn: Nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Nếu chỉ đầu tư nông nghiệp, người nông dân suốt đời chưa bao giờ được làm chủ nông thôn của mình.

4. Hy vọng khách sạn, mở rộng, với giá khuyến mãi, tài trợ, trân quí đón tiếp nông dân trong

dịp lễ hội như lễ giỗ Anh hùng Dân tộc. Vì mặc nhiên, mang tính giáo dục phẩm chất anh hùng, nêu cao tinh thần yêu Nước. Và đem lại hạnh phúc, lại hấp thu hào khí bảo vệ Tổ Quốc.

5. Rất ước mơ, quí ân nhân trong Nước, Quốc tế, nhất là công ty “Việt Thiên Phúc”, ngài Viện

Trưởng Năm Hà, cộng tác với Bộ Nông Nghiệp, góp phần cùng nông dân thiết lập “Bệnh viện Nông dân”, theo hướng hiện đại chuyển đổi số, tại các trung tâm vùng nông thôn, khám bệnh định kỳ, những căn bệnh nghề nghiệp. Tôi rất đau lòng, nhiều gia đình, vất vả, đêm khuya, lên tỉnh xa, chờ đợi cả ngày để được khám phá bệnh, lại không đủ tiền trang trải, vì ung thư giai đoạn cuối! Ra về trong im lặng giả tạo: “Nói dối đạo đức”. Bệnh nhân không hay biết! Đau xót vô cùng! Ôi thân phận Người Nông dân!

Hy vọng

1. Cả Nước thực sự quan tâm: Đào tạo nhân sự chuyên môn.

2. Nông dân, chủ động tự đào luyện. Khi có điều kiện, tích cực dấn thân tham gia lãnh đạo, có

mặt trong bộ máy nông nghiệp, tham gia ứng cử vào đại biểu Quốc hội.

Kết luận

Phát triển Nông Dân là loan báo Tin mừng.

Tương lai nông nghiệp rất có giá trị. Nông thôn là thiên đàng. Kinh nghiệm của những người đã từng lao tù khổ sai lâu năm, xác tín: “Ai chiếm hữu được ba thứ này, họ đang ở thiên đàng trần gian, một là gạo trắng, hai là nước trong, ba là không khí trong lành”. Trong khi cả thế giới đều hướng về công nghiệp, đô thị hóa. Việt Nam, theo văn hóa âm tính, có khuynh hướng “Nông Thôn hóa thành thị”. Hệ thống hóa đường sá, công nghệ, tự động hóa dịch vụ. Kỹ sư Nông Dân khác với kỹ sư thành thị. Họ rất vẻ vang và làm giàu dễ dàng, nhất là phong cách “Làm Chủ”, không làm thuê như nhiều ngành kỹ sư khác. Nông dân Việt Nam cùng sát cánh với những người có trách nhiệm, yêu nông dân, phát xuất từ nông dân, trở về nông thôn, làm chủ nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Sinh viên nông thôn rất mong học bổng của mọi thành phần trong nước, quốc tế khép kín: A-Z. Đào tạo người nông dân trí thức, khoa học kỹ thuật, quản lý, lãnh đạo, kết hợp với các vị lãnh đạo tôn giáo, chăm lo cho Nông Dân, vốn sẵn nền tảng chân thật, và lương tâm trong sáng phản ảnh chân chất người Việt Nam. Chính nông dân, khi thành tài, có mặt trong mọi lãnh vực, từ bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, cho tới các cung cấp vật tư nông nghiệp, nhập máy móc, phân bón, phân phối, sản xuất lúa gạo ra thế giới, do chính con em nông dân đảm nhận, Ví dụ, qui ra lúa: bao nhiêu lúa, một chiếc máy? Phân bón, thuốc trừ sau cũng vậy. Nông Dân, nông nghiệp, nông thôn khép kín, bằng chuyển đổi kỹ thuật sô. Điều khiển theo hệ thống kinh tế Logistics. Người nông dân ngồi ở nhà, lên mạng, nhấn hàng và theo ý muốn, chỉ sau một tiếng, hàng sẽ tới, máy móc chuyển ra tới ruộng của mình, xịt thuốc, bón phân, đúng liều lượng. Kỳ nước lớn, là cả gia đinh đi du lịch. Đặt vé trên mạng. Cứ đến ngày là có dịch vụ đến đón đi và đưa về an toàn. Hãng nào không làm vừa lòng Nông Dân sẽ bị sa thải, do ban lãnh đạo nông dân xử lý: “Khách hàng Nông Dân là thượng đế”.

Con người Nông Dân, nông nghiệp, nông thôn. Nông dân đổi mới, sẽ làm chủ đổi mới nông nghiệp và từ đó đổi mới nông thôn theo tiến trình tiệm tiến, sư phạm. Bốn mươi bảy năm: 1975-2022. Bốn mươi năm, sau hiệp hành, Nông Dân chuyển đổi số - số phận. Tin vui: Rất hy vọng!

Truyền thông TGP/SG, tháng Tư, 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

http://xuanbichvietnam.net/trangchu/wp-content/uploads/2021/12/giaolyvien.jpg

Phát triển Nông Dân là loan báo Tin mừng

 

 

[1] Vatican News- Giáo-dụcPhanxicô-I: Huấn thị của Bộ Giáo dục Công giáo được công bố hôm 29/3: « Căn tính của trường học Công giáo vì một nền văn hóa đối thoại”. 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top