Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Kín đáo và minh bạch

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Kín đáo và minh bạch

HIỆP HÀNH
KÍN ĐÁO VÀ MINH BẠCH

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập

Trước khi Dân Chúa xuất Hành khỏi Ai Cập vào miền đất hứa, Thiên Chúa đã chọn Môisê, người lãnh đạo tôi tớ, qui tụ, liên kết với Thiên Chúa và với Dân Người. Trong Hiệp hành của Giáo hội hiện nay, chúng ta rất cần chú ý tới vai trò lãnh đạo. Kinh nghiệm thực tế, đức tin và lãnh đạo có liên quan mật thiết với nhau. Do đó, Chúa Giêsu căn dặn Phêrô, người mà Ngài đặt làm đầu Hội thánh: “Thầy cầu nguyện cho con, để đức tin của con không bị lung lạc; phần con, sau khi đã trỗi dậy, con hãy củng cố anh em con”[1]. Đàng khác, Chúa Giêsu cảnh báo: “Ta sẽ đánh mục tử, và đàn chiên sẽ tan tác”. Ma quỉ biết rõ như vậy, nên âm mưu tập trung: “Đánh chủ chăn, đàn chiên sẽ tan tác”. Gần đây, Giáo hội và xã hội mất một số nhân tài lãnh đạo. Từ thực trạng này, khiến tôi muốn chia sẻ ít điều mục vụ về nhân tài lãnh đạo: “Hiệp Hành: Kín đáo và minh bạch” theo hai nền văn hóa “Đông-Tây” và Phúc âm.

Nội dung

  1. Nhân tài lãnh đạo theo văn hóa phương đông. Văn hóa phương đông thuộc gốc nông nghiệp,

trồng cây. Cây có ba phần: Gốc, thân và ngọn. Phần gốc nằm sâu trong lòng đất, người ta không nhìn thấy, nhưng mang tính quyết định sự phát triển của toàn cây. Cũng giống như trong tướng học: “Tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt”. Gốc có tốt, cây mới mạnh, thế nên người ta thường nói: “Vun gốc cho cành mạnh”. Thân và ngọn, lá, hoa, quả, biểu hiện cây tốt xấu. Như thế, lãnh đạo theo văn hóa phương đông, có đặc điểm vừa kín đáo vừa minh bạch. Nhưng, gốc, phần âm, cực kỳ quan trọng. Người ta gọi là phần tâm linh. Nó kín đáo, đạo đức và khôn ngoan. Đông phương trọng đức: “Chọn người hiền đức, dùng người tài năng”. Nhấn mạnh đức: “Đức thắng tài”. Thực tế, đức tài là thể thống nhất. Có đức mà không có tài, khó điều khiển được nhà và không giữ được Nước. Ngược lại, có tài mà thiếu đức người ta không phục, cái kết, không có hậu. Theo truyền thống Phương đông từ ngàn xưa, muốn làm bá vương, thì cần có: “Uy-Đức”: cả Uy cả đức.

  1. Nhân tài lãnh đạo theo văn hóa phương tây. Văn hóa phương tây thuộc gốc du mục chăn nuôi

súc vật. Con vật gồm đầu, thân mình và các phần khác, tùy theo mỗi loài. Hiện nguyên con, nên gọi là minh bạch. Có liên quan tới khoa học. Tây phương trọng tài trọng lý, trọng sức mạnh. Cứ có tài là được. Họ quan niệm: “Nhân tài lãnh đạo không phải là một tu sĩ”.

Chúng ta thử so sánh nhân tài lãnh đạo hai phương. Phương đông thì kín đáo mà cũng minh bạch: Gốc kín đáo; thân, ngọn minh bạch. Phương tây thì hoàn toàn minh bạch. Gọi chung là kín đáo và minh bạch. Kín đáo thuộc tâm linh. Minh bạch thuộc khoa học. Nên gọi tắt là: “Tâm linh-Khoa học”. Phương đông trọng tâm, trọng đức. Nhưng cảnh báo tài: “Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần”; “có tài có tật; có tật có tài”. Và “Núi cao thường hay có hang sâu”. Nhân tài hiếm có thì lại hay có khuyết điểm nổi bật. Ông Tulac, chuyên gia quản lý người Mỹ: “Người không thiếu sót, thì chỉ là một người hết sức bình thường. Nói cái gì cũng đúng, thì tất yếu sẽ chẳng có gì đúng cả. Người tài cán càng cao, thì khuyết điểm của người đó thường càng nổi bật”. Ví dụ, gần đây: Ông Jean Vanier, qua đời vào tháng 5.2019. Ngài được coi như thánh sống, ngang hàng với Thánh Têrêsa Calcutta, nhưng khuyết điểm cũng lớn: “Lạm dụng”.

3. Nhân tài lãnh đạo theo văn hóa Phúc âm, được định hình qua Công đồng Vat. II: “Ân sủng và

thực tại”. Ân sủng, qua tác động của Chúa Thánh Thần, cùng với sực sự cộng tác tích cực của con người, Ngài thực hiện chức năng đổi mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Như thánh Phêrô, nhút nhát, chối Chúa, trở thành người đứng đầu Hội thánh. Thánh Phaolô, người hăng say bắt bớ đạo Chúa, trở thành tông đồ tuyệt vời cho dân ngoại. Ân sủng là phần kín đáo, động lực ngầm, quyết định thay đổi. Nhưng cũng rất minh bạch. Chúng ta thấy trường hợp cây vả không sinh trái. Đáng lẽ phải chặt ngay, vì nó choán chỗ. Nhưng, Chúa Giêsu chấp nhận hoãn lại một thời gian. Chủ vườn cho người đào chung quanh gốc, bón phân, tưới nước, trừ sâu, nếu không sinh hoa trái sẽ dứt khoát chặt đi. Như thế, Phúc âm vừa kín đáo vừa minh bạch. Vừa tâm linh vừa khoa học.

Phúc âm dung hòa giữa ân sủng và thực tại, giữa kín đáo và minh bạch, giữa tâm linh và khoa học. Như trường hợp cây vả. Đó là ân sủng, tâm linh; và kiên nhẫn chờ đợi. Nhưng cũng rất minh bạch: dứt khoát: “Nếu không sinh hoa kết trái, chặt”. Nghĩa là có cảnh cáo, răn đe, chăm sóc, bồi dưỡng, uốn nắn, nhưng cũng dứt điểm: huyền chức, từ chức, thuyên chuyển, cách chức. Phúc âm lại rất gần với đạo hiếu. Như trường hợp Ông Noe, sau trận đại hồng thủy, ông và gia đình, bắt đầu làm nông nghiệp, trồng nho. Ông có ba người con: Sam, Kham và Giaphet. Có lần ông bị say, không còn biết gì, bung hết quần áo, nằm phượt ngửa ra nhà. Sam phát hiện, có vẻ khinh thường, đã đi báo cho hai người kia. Hai người con có lòng hiếu thảo, muốn bảo vệ danh dự, uy tín cho Cha, nên cùng khoác chăn lên lưng, đi giật lùi, thả chăn xuống đắp cho cha để không ai nhìn thấy hình hài của Cha. Khi tỉnh dậy, biết sự việc, Noe đã chúc phúc cho Kham và Giaphét, đồng thời chúc dữ cho Sam: Làm Đầy tớ cho hai anh kia[2]. Minh bạch mà cũng rất kín đáo.

Nhận định

Văn minh Tây phương, trọng khoa học nên đòi hỏi minh bạch trong mọi sự, ngay cả trong lãnh vực Đức tin. Văn hóa Đông phương, trọng tâm linh, đòi hỏi minh bạch trong mọi sự, nhưng cũng đòi hỏi tôn trọng lãnh vực đức tin-không thể chứng minh như khoa học.

Phúc âm, được Công đồng Vat. II minh định: “Ân sủng và thực tại”. Ân sủng là tình yêu Thiên Chúa trao ban nhưng không. Và: “Ơn ta đủ cho con”[3]. Thực tại phũ phàng, nhưng đủ ơn, với thời gian và cơ hội, cho những người thiện chí, để trỗi dậy vươn tới lý tưởng.

Hy vọng, với xu hướng tích hợp Đông-Tây, sẽ giúp nhân loại gặp được hoa trái của Thánh Thần là sự cân bằng: giữa tâm linh và khoa học. Giảm bớt căng thẳng những vụ kiện, những công nghị, chỉ nghiêng về minh bạch đối với nhân tài lãnh đạo, nhất là trong lãnh vực tôn giáo. Của Caesar hãy trả lại Caesar, những gì của Thiên Chúa hãy trả lại cho Thiên Chúa[4]. Trả lại cho Giáo hội những người của Hội thánh. Giáo hội kín đáo nhưng Phúc âm thì minh bạch.

Kết luận

Nhân tài lãnh đạo là nguyên lý phát triển hiệp hành. Thiên Chúa tuyển chọn người lãnh đạo để làm đầy tớ phục vụ Dân. Người lãnh đạo trong tôn giáo, rất dễ mất uy tín về luân lý, đạo đức; trong xã hội, thì cạm bẫy về quyền thế, kinh tế. Nếu có thể, xin thành lập “Ban bảo vệ nhân tài lãnh đạo”. Có chức năng: Tạo uy tín, gây nên sự nể trọng, vì bảo vệ nhân tài lãnh đạo là bảo vệ niềm tin, bảo vệ sự hiệp nhất. Ngạn ngữ có câu: “Lãnh đạo tài hiệp nhất cao”. Cảnh giác, tính ghen tuông, đố kị cào bằng, không ăn thì đạp đổ. Kinh nghiệm xã hội: “Nhân tài kỵ nhân tài”. Và kinh nghiệm Phúc âm: “Lãnh đạo sợ nhân tài”, như trường hợp Vua Herôdê sợ Vua Hài nhi Giêsu. Ý thức tầm quan trọng có tính quyết định thành công của nhân tài lãnh đạo, nên mọi người luôn cầu nguyện, và bảo vệ lãnh đạo một cách không ngoan. Chuyện kể: Có một người bảo vệ nhân tài lãnh đạo. Lúc đó xuất hiện một con ong vò vẽ bay trên đầu. Anh ta liền cầm cục đá, chờ khi con ong đậu xuống, liền dơ tay cầm sẵn cục đá, đập chết con ong. Ong chết, nhưng nhân tài lãnh đạo cũng lăn ra chết: “Nhiệt tình, thiếu khôn ngoan trở thành phá hoại”./.

Truyền thông, TGP/SG, tháng Tư, 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)


 

[1] Lc 22, 32-34; Mt 26, 31-35; Mc 14, 27-32

[2] St 3, 18-28

[3] 2 Cr 12, 9

[4] Mt 22, 15-21

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top