Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành hội ý - Môi trường thế giới
HIỆP HÀNH HỘI Ý
MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
Dẫn nhập
Giai đoạn Hiệp hành hội ý, dấu hiệu thành công của Thượng hội đồng, tùy theo sự hợp tác với Chúa Thánh Thần và phần lớn do công sức, sự khôn ngoan của ban điều phối Hiệp hành. Hai bài trước, chúng ta đã chia sẻ hội ý về con người, về bản chất Giáo hội. Như chúng ta đã biết, con người được Thiên Chúa ban cho quyền làm chủ công trình tạo dựng. Mục đích là để thể hiện hình ảnh của Thiên Chúa Ba ngôi hiệp hành, hiệp thông, tham gia, sứ vụ; và thể hiện đặc tính giống Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa, luôn sáng tạo. Quyền làm chủ đó là làm cho công trình sáng tạo mỗi ngày tốt hơn, đẹp hơn, triển nở hơn. Sự bao la của thế giới hiện hữu và khả năng lý trí và ý chí của con người, cũng vô cùng lớn lao, gặp nhau, tương tác với nhau tạo thành niềm vui độc đáo, đổi mới mỗi ngày. Và tiếp đến, Giáo hội được Chúa Giêsu trao ban sứ mệnh Loan báo Tin mừng khắp thế gới. Và hôm nay, chúng ta đề cập tới ít điều mục vụ về vai trò Hội thánh tương quan với: “Môi trường thế giới”.
Nhận thức
Môi trường là thế giới do Thiên Chúa sáng tạo, theo ý định của Người. Người đã yêu thương, tạo dựng và bảo trì[1]. Được Đức Kitô giải thoát để tiến tới sự viên mãn[2]. Chính Người đã giáng sinh trong môi trường. Môi trường thiên nhiên: giữa cảnh khuya, giá lạnh, thanh bình; môi trường tâm linh: có hòa quyện ca đoàn các Thiên Thần ca hát; môi trường vạn vật: có bò lừa súc vật sưởi ấm chung quanh; môi trường xã hội: có mục đồng, ba vua. Và rồi, chính Người đã vào sa mạc, ăn chay cầu nguyện trong đêm vắng thanh tịnh; cầu nguyện trong vườn cây dầu; chết trên núi đồi; được táng xác, sống lại từ hang đá. Tiếp đến, Công đồng Vat. II., đề cập tới thế giới, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Và xác định: Con người nhận lãnh sứ mệnh chinh phục và cai quản trái đất trong công bình và thánh thiện[3]. Và theo nhân sinh quan Á Đông: “Thiên địa nhân” là một thể thống nhất. Nên cả ba đều hỗ tương. Như trong “Khúc ca mặt trời” của Thánh Phanxico, Bổn mạng môi trường, Ngài nhìn nhận: “Anh mặt Trời, chị mặt Trăng, và các Tinh tú; chị Gió, mẹ Đất, chị Chết, chị Nước, hãy tạ ơn và phục vụ trong khiêm tốn”[4]. Khi tập trung vào môi trường, người ta khám phá ra trật tự lạ lùng, và sự khám phá này, sẽ đem lại đức tin cho con người. Như sách Giáo lý công giáo mời gọi: “Hãy nhìn xem trời đất muôn vật trật tự lạ lùng. Hầu nhận biết Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa”. Đức tin trở lại với thời đại vô cảm và vô tín. Do đó, phải biết môi trường nếu muốn biết con người, và phải biết con người nếu muốn biết Thiên Chúa[5], theo qui luật trật tự cân bằng. Biết một, sẽ biết những cái còn lại.
Định hướng:
1. Thánh Thần, Đấng thánh hóa nhân loại, hoa trái của Người là sự: “ Cân Bằng”. Do đó, sự thánh thiện hôm nay: là xây dựng mối tương quan thân tình mật thiết với Thiên Chúa. Tương quan thân tình mật thiết với con người. Tương quan thân tình mật thiết với môi trường. Có một người, đã trèo lên được các tầng trời. Anh thuật lại rằng: cuộc sống của con người là biển của những ngọn lửa nhỏ. Mỗi người tỏa sáng với ánh sáng của riêng mình giữa những người khác. Không có hai ngọn lửa bằng nhau. Có những ngọn lửa lớn, có những ngọn lửa nhỏ, và có những ngọn lửa đủ màu sắc. Có những người với ngọn lửa êm đềm, và có những người với ngọn lửa điên cuồng. Có những ngọn lửa ngớ ngẩn, không chiếu sáng hoặc đốt cháy; nhưng cũng có những người khác đốt cháy cuộc sống một cách háo hức và bất cứ ai đến gần họ, sẽ bị đốt cháy[1]. Chìa khóa để đi cùng nhau trong sự hiệp hành, tiến tới một thế giới đại đồng huynh đệ, bằng hữu xã hội, là kết nối những ngọn lửa nhỏ, cho đến khi một thứ gì đó mới mẻ, chân thực nhất, thánh thiện, bùng cháy
2. Văn hóa. Triết lý âm dương, mang tính Á đông, bộc lộ cái nhìn của Thánh Kinh, mang tính thần học vô cùng thâm sâu về vũ trụ. Chúng ta có thể thoáng qua triết lý âm dương như một khía cạnh đối thoại văn hóa về công trình tạo dựng của Chúa: Sự hài hòa cân bằng. Triết lý “Âm Dương” nảy sinh môn “Phong thủy”. Phong là gió, thủy là nước. Phong là phần âm, không trông thấy, nhưng cảm được; thủy là nước, phần dương, trông thấy. Hai biểu tượng diễn tả sự “Hài hòa” giữa: “Thiên, địa, nhân”, thiên nhiên, môi trường và con người.
Áp dụng
Nguyên tắc chung
Hài hòa cân bằng theo triết lý “Âm-Dương” là sự cân bằng giữa: “Trời, Đất, Con người”. Việt Nam, môi trường tự nhiên, bao gồm: Núi, cao nguyên, rừng, biển, sông, đồng bằng. Quan niệm: “Sau lưng dựa núi, trước mặt chứa đựng biển cả. Bên tả được diễn tả là Thanh long – Rồng xanh: Tức Trường sa Hoàng sa; bên hữu được diễn tà là Bạch Hổ - Hùm trắng: tức biển Đông. Môi trường xã hội: Ảnh hưởng hài hòa cân bằng hai nền văn hóa Ấn-Trung. Ấn Độ thì Âm tính; Trung hoa thì dương tính. Lịch sử Dân tộc và xã hội Việt Nam luôn đi giữa thế cân bằng: Âm-Dương. Về môi trường sáng tạo, ví dụ, khu du lịch. Hiện nay đang được thiết kế theo văn hóa Việt Nam. Giã từ những tòa nhà khách sạn cao tầng và nhiều phòng, bằng những khách sạn kiểu nhiều căn hộ, kết hợp với môi trường thiên nhiên hoặc thiết kế xen kẽ môi trường sinh thái: Hòn non bộ, vườn cảnh, khu vui chơi, nâng cao thể lực, giải trí tinh thần. Khu đại học. Thiết kế gắn liền với thiên nhiên, như có núi, có rừng, sông, biển, đồng bằng. Phân khoa nào có liên quan, sẽ xây dựng tại nơi thuận tiện để thực hành. Bắt đầu Việt Nam có những thiết kế, trong mọi lãnh vực, kết hợp với sinh thái: Biệt thự có xây xanh, nước chảy hữu tình. Và mang tính tổng hợp quốc tế, mái nhà chung, phát huy tình liên đới trách nhiệm, tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội, ít nhất mang tầm Đông Nam Á, khối Asean và Ấn Độ Châu Á Thái Bình Dương, đều liên tục hội tụ và tỏa sáng tại Việt nam.
Những thực hành cụ thể
Chọn đất cất nhà
Làm nhà hướng Đông: Mặt trời, chỉ Dương; hay Đông Nam, gió, chỉ Âm. Cách diễn tả cao hơn: Sau lưng dựa núi là dương; trước mặt ôm sông là âm; bên tả là rồng xanh, như rừng, cánh đồng chỉ âm; bên phải là hổ trắng, như nhà máy nguyên tử, là dương. Hòn non bộ cũng thể hiện hệ sinh thái, theo hướng Âm Dương này: “Nước là âm, chảy uốn lượn ngoằn nghoèo, quyện ôm theo núi, là dương. Âm dương hòa quyện sinh hóa vạn vật. Ví dụ, tìm đất xây dựng một khu Đại học, nhất là tại Việt Nam. Bao gồm các yếu tố: Sau lưng dựa núi, là dương; trước mặt ôm rừng, sông, đồng bằng, biển là âm; công nghiệp, xí nghiệp, thương mại là âm, phi trường, cao tốc, là dương. Tổng thể hài hòa sinh thái, đem lại an vui cho con người: “An cư lạc nghiệp; hòa khí sinh tài”.
Trang trí nội thất
Có bàn thờ tôn thờ Thiên Chúa, chỉ Dương; bàn thờ tôn kính tổ tiên: chỉ Âm; gian nghỉ và tiếp khách, quay về hướng Đông, chỉ Dương; gian bếp, khu vệ sinh quay về hướng Tây, chỉ Âm. Cứ xếp theo hệ Âm Dương là thuận hành nhất. Hài hòa âm dương, đôi khi thiên về âm hay thiên về dương, tùy hoàn cảnh, du di và có cách hóa giải để đánh bật khỏi ám ảnh tâm trí, gây ám thị không thuận lợi cho con người hay tưởng tượng hoặc mắc ảo tưởng tâm sinh lý.
Ứng xử khôn ngoan
Mỗi tháng, có một tới hai ngày trọng tâm theo lịch Âm, lịch mặt trăng, tục gọi là ngày con nước. Trước hay sau ngày trọng tâm, trời đất, biến động, như âm u, mưa gió, biển động… có liên quan tới con người, nhất là giới trẻ, phụ nữ, và nhà tu hành độc thân. Ví dụ, tháng Năm Âm lịch năm 2022, có hai ngày trung tâm, ngày 7 và 21 Âm lịch. Trước ngày 7 một ngày, tức ngày 6 và sau ngày 7 một ngày tức là ngày 8. Đến ngày 21, trước đó một ngày, tức ngày 20 hoặc sau ngày 21 một ngày, tức ngày 22. Trong ba ngày đó, thế nào cũng có biến động thiên nhiên và có ảnh hường tới vạn vật, con người. Nếu biết được, sẽ cảm thông và chịu đựng, không ngạc nhiên và phản ứng bất thường, trong gia đình, khi ra đường, đến các cơ quan, đến thánh đường, gặp các nhân viên, quí vị lãnh đạo, lo chọn ngày cưới, cú kêu báo hiệu người chết.
Kết luận
Trong Kinh thánh, cái đúng, cái đẹp và sự thánh thiện không thể tách rời. Sự thánh thiện hôm nay, không chỉ ở tâm linh, tinh thần mà còn lệ thuộc vào cả môi trường. Ví dụ, trật tự, vệ sinh sạch sẽ, từ bản thân, tới gia đình, giáo xứ, tu viện, đại chủng viện, thánh đường, đường sá, đều thể hiện dấu ấn của sự thánh thiện. Mối liên kết năng động giữa “Tạo hóa, con người và các thụ tạo khác” là một liên minh không thể tách rời. Nếu gãy vỡ, sẽ gây nên những thiệt hại, hủy diệt to lớn. Khi hiệp hành, bước theo Chúa Kitô, hiệp thông, tham gia, sứ vụ, cuộc đời của chúng ta và Giáo hội của Chúa Kitô được biến đổi. Và khi chúng ta được biến đổi, trở nên men, muối, ánh sáng, sẽ làm dậy lên và biến đổi môi trường. Giáo hội không tách rời văn hóa, vì văn hóa là con người và môi trường. Một nền văn hóa mới về thiên nhiên để bảo vệ đa dạng sinh học. Đó là văn hóa tích hợp: “Đặt trong trí tuệ con người cả thiên nhiên, lẫn vạn vật đất nước” (Thiên- Địa- Nhân). Dù khoa môi trường học, khẳng định: “Môi trường nào, con người ấy”. Ví dụ, “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”. Tuy nhiên, bao giờ vẫn có: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Quả thực, chúng ta không thể là chính mình, không thể tồn tại lành mạnh, nếu không hiện diện sống động và chủ động, trong môi trường tự nhiên và không tích cực cùng nhau thể hiện “xanh, sạch, đẹp, sáng”*, trong môi trường sáng tạo và môi trường xã hội: “Thánh hóa môi trường là thánh hóa nhân loại chúng ta”./.
Truyền thông TGP.SG, tháng Năm, 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
[1] GH 41
[2] MV 2
[3] MV 34
[4] Hòa giải, Giám mục và Thị trưởng thành phố Assisi.
[5] Thánh giáo hoàng Phaolô VI, diễn văn bế mạc Công đồng.
*Xanh, sạch, đẹp, sáng”: xanh, thiên nhiên; sạch, trái đất; đẹp, tinh thần; sáng, tâm linh.
bài liên quan mới nhất
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành hoàn vũ - Nền văn minh biển & phụ nữ
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành toàn châu lục: Văn hóa - Khoa học -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Đào luyện tín hữu giáo dân trong thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tín hữu Giáo dân thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Người lãnh đạo tài khủng hoảng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ Đức tin tròn đầy và trong sáng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ cử hành Phụng vụ thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ nên Thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Chầu Thánh Thể -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện
bài liên quan đọc nhiều
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Gia đình Hiệp Hành
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo hội hiệp thông và tăng trưởng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe người nghèo, bệnh tật, đau khổ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Hiệp Hành -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Một thoáng bên thềm Thượng Hội đồng 2023 -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành 2023 - Như không có hồi kết -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Văn hóa 'nói dối đạo đức' -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ con người Việt Nam -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tiến trình tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, 2023