Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành hội ý - Dựng lại mùa Xuân

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành hội ý - Dựng lại mùa Xuân

HIỆP HÀNH HỘI Ý
DỰNG LẠI MÙA XUÂN

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập

Đức Phanxicô là một con người không chỉ nghe, nhưng còn lắng nghe[1]. Lắng nghe, chứ không phải nghe. Vì để nghe, thì chỉ cần có tai, còn để lắng nghe thì cần phải có tâm hồn nữa. Không nên để gì dưới tấm thảm[2]. Cuộc thảo luận của Thượng hội đồng và mọi người phải được tự do trình bày các vấn đề Vatican suy xét. Trong Thượng hội đồng, tất cả các tài liệu đến văn phòng, sẽ được trình lên Đức Thánh Cha” và khẳng định “không ai bị loại trừ” miễn là họ “muốn trở thành môn đệ của Chúa Giêsu”. Vấn đề ưu tiên là trở thành một “Giáo hội hiệp hành” hơn, để có thể cùng nhau lắng nghe và phân định[3]. Sau đây tôi xin chia sẻ ít điều mục vụ về: “Hiệp hành hội ý lắng nghe và phân định-dựng lại mùa xuân Hội thánh”.

Lắng nghe

Khi Đức Thánh Cha Phanxicô chọn “lắng nghe” làm chủ đề cho Ngày Thế giới truyền thông xã hội năm nay, Ngài nghĩ đến sự cô đơn, làm tê liệt tương quan. Không phải ngẫu nhiên, chúng ta đọc thấy trong Sứ điệp, “khả năng lắng nghe xã hội trở nên quý giá hơn bao giờ hết vào thời gian bị tổn thương bởi đại dịch”. Đối với Đức Thánh Cha, “chúng ta phải lắng nghe và lắng nghe cách sâu xa, cách riêng tình trạng bất ổn xã hội gia tăng do sự chậm lại hay việc ngưng các hoạt động kinh tế”. Vì thế, để có thể nắm bắt ước muốn được lắng nghe, chúng ta cần tái khám phá sự cần thiết xích lại gần nhau. Như Đức Thánh Cha gợi ý, chỉ khi chúng ta đến gần người kia hơn, nếu chúng ta trở thành hàng xóm của họ, nếu chúng ta cùng nhịp đập trái tim với họ thì chúng ta mới có thể thực sự lắng nghe họ. Ngài nhấn mạnh: “Nếu không trở thành một Giáo hội hiệp hành, chúng ta sẽ rất khó giải quyết, rất khó để đi sâu hơn về mặt thần học vào một số vấn đề mà mọi người đang đặt ra”.

Phân định

Phân định tự nhiên. Đơn giản là một sự phân biệt. Khi phân biệt, người ta phải biết phân tách mọi sự cách rạch ròi. Phân định là: “nhận thấy bằng mắt hoặc bằng trí tuệ, khác biệt coi như tách biệt nhau; phân biệt”[4]. Như tốt-xấu; thành công-thất bại; thuận-nghịch; thiện-ác; vui-buồn…

Phân định xã hội. Nắm bắt, xử lý và định hướng, định hình và định hành thông tin. Định hướng, thuộc tầm nhìn, do các nhà trí thức, chuyên môn; định hình là phụ nữ; định hành dành cho thanh niên. Ở đâu, giới trẻ không thực hành, thì ở đó, đất nước, xã hội không có tương lai.

Phân định thiêng liêng. Từ điển Công giáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam định nghĩa: “phân là tách biệt, nhận xét; định là xác quyết. Sự phân định thiêng liêng là việc phán đoán dựa trên đức khôn ngoan và sự hướng dẫn của Thần khí để nhận ra ý Chúa và làm theo sự thúc đẩy của Ngài[5]. Khi nói đến phân định thiêng liêng, thánh Phaolô chỉ ra sự cẩn trọng và nhắc nhở: “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo”. Theo lời dạy của thánh nhân, chúng ta hiểu được rằng: nếu muốn sự phân định của chúng ta được diễn ra trong sự tương hợp với Thiên Ý, thì người phân định phải luôn luôn thoát ra khỏi những gì là trần thế và phải thay đổi cách nhìn, không thể theo nhãn quan và trí tưởng thuần túy của con người. Mục đích của việc phân định là đạt tới một tình yêu sáng suốt, dẫn tới sự tự do đích thực. Tóm lại, công việc “phân định là tiến trình lắng nghe và chọn lựa qua sự an bài của Chúa trong đời sống con người, để tìm kiếm và xác định hoàn cảnh và lời đáp trả đích thực đối với tình yêu của Chúa”. Gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe nhau, lắng nghe Chúa Thánh Thần: “Cùng nhau cầu nguyện với Chúa Thánh Thần”. Mục đích: “Nhận ra Thánh Ý Chúa”. Gương Salômôn: “Xin cho con một tâm hồn biết lắng nghe, để phân định phải trái. Hầu lãnh đạo Dân Chúa”. Môisê: “Ơn nói tiên tri thuộc về toàn Dân”. Chúa Giêsu Kitô, Đấng xây dựng Giáo hội của mình: Với gương phục vụ và giới răn “Mến Chúa Yêu người”. Và “Thuận theo Thánh ý Cha hoàn toàn”. Gương Phêrô và các tông đồ, trong công nghị: “Cùng với Thánh Thần chúng tôi quyết định”. Lịch sử Giáo hội, đặc biệt khi không có sự đồng thuận của huấn quyền và các nhà thần học chuyên chính: “Dân Chúa tuyên xưng Đức tin”, dưới ánh sáng Công đồng Vat. II, giáo lý công giáo. Theo luân lý: “Làm lành lánh giữ”. Và phong hóa: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”; “Thương người như thể thương thân”; “Lá lành đùm lá rách”; “Chi ngã em nâng”. Văn hóa Toàn cầu: “Tích hợp Đông-Tây”; và văn hóa Việt Nam: Cộng đồng, tự trị, hài hòa.

Áp dụng

“Sự phân định là cội nguồn, là bảo mẫu của mọi nhân đức; thiếu sự phân định thì không có nhân đức nào là hoàn hảo và bền vững”. Giáo hội hiệp hành cung cấp một diễn đàn để bày tỏ cả những bất đồng, lo lắng và xung dột. Hiệp hành mang lại không gian nơi chúng ta có thể chia sẻ nỗi sợ hãi và niềm vui, sự chắc chắn và nghi ngờ, ước mơ của chúng ta. Rõ ràng, có những ước mơ có thể thành hiện thực, có những ước mơ không thể. Có những ước mơ có thể thành hiện thực vào ngày mai, có những ước mơ cần thêm thời gian. Không có gì thực sự khiến lo lắng, khi chúng ta tôn trọng các nguyên tắc căn bản của Giáo hội Công giáo. Vì vậy, Thượng hội đồng trên toàn cầu “hướng đến một Giáo hội hiệp hành” sẽ vượt xa hơn một Hội nghị của các giám mục tại Vatican vào tháng 10 năm 2023 sắp tới. Thượng hội đồng không có kết thúc, sẽ không có kết thúc, bởi vì một khi tiến trình đã bắt đầu, nó sẽ tiếp tục, thậm chí sau ngày 23 tháng 10. Một khi con người đã khám phá ý muốn của Thiên Chúa, chỉ ý Thiên Chúa mới đưa đến sự giải phóng và tự do đích thực. Bởi lẽ, cần “phải có khả năng phân định ý Chúa giữa muôn vàn ý khác”. Phân định để giúp biết được đâu là ý con người, đâu là ý của ma quỷ, đâu là thánh ý Thiên Chúa. Hiển nhiên ý con người, ý của ma quỷ luôn thoả mãn nhu cầu của thân xác và luôn luôn trái ngược với thánh ý Thiên Chúa. Như chúng ta đã biết, đường lối của Thiên Chúa không phải là đường lối của con người; nên tìm ý Chúa, đường lối của Thiên Chúa mà thực hiện là một điều rất khó. Kinh nghiệm tu đức: “Thánh ý Chúa, bao giờ cũng là thánh giá đi kèm”. Khẩu hiệu của Học viện Công giáo Việt Nam: “Thánh giá là tột đỉnh của sự khôn ngoan”. Trong cuộc sống mấy ai hiểu được, tìm được ý Chúa một cách rõ ràng. Ý Thiên Chúa thường thanh luyện con người ngang qua kinh nhiệm đau khổ, ví như “đau khổ quả là điều hữu ích, để giúp con học biết thánh chỉ Ngài”[6]. Tìm ý Chúa đã là một điều khó, nhưng đưa ra đường hướng để làm theo ý Thiên Chúa lại là điều khó hơn. Chúng ta biết Samuel, lắng nghe tiếng Thiên Chúa gọi ba lần trong đêm, ông kiên nhẫn, kiềm chế từ bỏ ý riêng của mình. Đón nhận và thực thi ý Chúa, bất chấp mọi khó khăn. Trong khi ý riêng, thì trái ngược với ý muốn của Thiên Chúa. Trong tình trạng đó, phân định được đâu là ý Thiên Chúa, đâu là ý riêng của mình. Và khi đã biết đó là ý Thiên Chúa thì ông đã mau mắn để thánh ý Thiên Chúa được thực hiện. Nói chung, phân định trong đồng hành thiêng liêng cần thiết đọc ra được ý Chúa qua từng biến cố trong cuộc sống. Qua những lúc thăng trầm, thành công cũng như thất bại, qua thử thách và ngay cả tội lỗi… mà vẫn nhận ra được đó là ý Thiên Chúa đang thực hiện trên cuộc đời của mình, đi vào tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Trong thời đại hôm nay, đời sống cầu nguyện thinh lặng bản thân trước Thánh Thể là hết sức quan trọng, cần lưu ý. Phương thức “Cầu nguyện-Cảm nghiệm” biến đức tin-truyền thống trở thành đức tin-cá vị. Khiến “Cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa”. Và Chúa Giêsu sẽ thực hiện lời hứa sai ban Thánh Thần. Trong tương quan với tha nhân: gia đình, bạn bè, dòng tu… Tất cả các mối tương quan đó tạo nên một sợi dây nối kết đời sống của con người lại với nhau. Thực ra, tương quan nào cũng thế, là con người với nhau, khó tránh khỏi những va chạm. Vì thế, có trách nhiệm giúp nhau nhận ra và “chấp nhận nhau trong khác biệt”. Như thế, sự bình an, dẫn dắt chúng ta vào trong hạnh phúc của Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì “hạnh phúc ở nơi Thiên Chúa, và đời sống của Chúa Kitô giải thoát con người khỏi nô lệ tội lỗi”.

Hệ quả

Lắng nghe là thành phần thiết yếu đầu tiên của đối thoại tốt. Nhất là Lắng nghe những người: “Hèn mọn”. Lắng nghe đòi hỏi kiên nhẫn, khiêm tốn. Cùng với Chúa Thánh Thần phân định. Đức Phanxicô: cảnh báo và đồng thời khích lệ vượt qua não trạng giáo sĩ trị trong mọi lãnh vực và mời gọi phó thác cho Chúa Thánh Thần. Ngài đề cập đến hiệp thông và tham gia, hoán cải mục vụ. Con đường hiệp hành nằm ở trung tâm. Học lại bước đi cùng nhau. Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận rằng con đường hiệp hành của Giáo hội nguyên thủy đã biến mất trong Giáo hội Latinh đang khi nó được gìn giữ nơi các Giáo hội Đông phương. Chính thánh Phaolô VI đã khởi động lại nó vào cuối Công đồng Vatican II với việc thành lập Ban thư ký Thượng hội đồng Giám mục. Đức Phanxicô đã sử dụng hình ảnh đứa bé tập đi từng bước nhỏ, rụt rè và thậm chí vụng về, để học cách bước đi. Ngài nói, đó là khả năng cần phải thủ đắc một lần nữa, bằng cách, một mặt, khám phá ra sự nhỏ bé của chúng ta, và mặt khác, ý thức rằng cơ hội hiệp hành là thời điểm thích hợp (thời cơ to lớn) được dùng cho sự hoán cải cá nhân và mục vụ toàn diện. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng điều quan trọng là dành chỗ cho Chúa Thánh Thần, mà không có tham vọng biết trước tất cả mọi sự, điều vốn tạo nên nguy hiểm lớn lao nhất. Để cho Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta ngạc nhiên. Đức Thánh Cha: dị ứng với lối suy nghĩ toàn vẹn và khép kín. Và ngài nói thêm rằng con đường mà Chúa Thánh Thần xây dựng khi « tư tưởng của chúng ta không toàn diện, khi nó toàn diện, nó không hoạt động được ». Chúa Thánh Thần không áp đặt nhưng muốn nhẹ nhàng đi vào tâm hồn chúng ta. Nhưng điều đó là không thể được nếu không có sự cởi mở này, và do đó, ân ban không giáo dục chúng ta được. Đức Thánh Cha mời gọi hãy thực hiện hành động này, vốn không thể đoán trước và luôn vượt quá chúng ta, một hành động nhưng không và không có công trạng gì. Khi, vì “kiến thức khép kín” hay tham vọng, chúng ta nghĩ thống trị tất cả, thì chúng ta dễ rơi vào cám dỗ kiểm soát hoàn toàn, cám dỗ chiếm các không gian, đạt được sự thích đáng bề ngoài của những người muốn là nhân vật chính. Trái lại, các tiến trình phải được mở ra. Đức Thánh Cha thừa nhận rằng lúc ban đầu Chúa Thánh Thần tạo nên một sự hỗn độn nào đó và, về mặt này, ngài gợi ý hình dung những gì đã xảy ra vào sáng lễ Ngũ Tuần khi các chứng nhân nghĩ rằng họ đang ở giữa những người say rượu. Nhưng tiếp đến, Đức Thánh Cha tiếp tục bằng cách trích dẫn thánh Basiliô, đó là sự hài hòa. Nói về lễ Hiện Xuống, Đức Phanxicô cảnh báo rằng đó không phải là một sự kiện chỉ giới hạn trong quá khứ, vì Chúa Thánh Thần Đấng Vô Danh Tuyệt Vời luôn luôn hiện đại.

Kết luận

Dựng lại mùa xuân Giáo hội Chúa Kitô: “Không sự gì mà Thiên Chúa không làm được. Không có Thầy các con không làm được gì. Thầy ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế”.

Thánh Thể

Là cơ sở cho tính hiệp hành đích thực. Không có Thánh Thể, sự tham gia của chúng ta sẽ chỉ là một chủ nghĩa nghị viện đơn thuần, đang khi nó là một cử chỉ hiệp thông Giáo hội tìm cách vận động. Tất cả những người được rửa tội đều là những người hiệp hành, những người bạn đồng hành với Chúa trên con đường của Ngài. Không phải là một tổ chức theo thời trang hay một kế hoạch tái phát minh nhân văn của dân Thiên Chúa, đó là chiều kích năng động và lịch sử của sự hiệp thông Giáo hội dựa trên sự hiệp thông của Chúa Ba Ngôi, một sự hiệp thông mà đang khi đánh giá cao cảm thức đức tin của toàn thể dân thánh của Thiên Chúa, tính tập thể tông truyền và sự hiệp nhất với Đấng kế vị thánh Phêrô, phải thúc đẩy sự hoán cải và cải cách Giáo hội ở mọi cấp độ. Ủy ban không phải là một sở hải quan. Trở thành một cơ quan phục vụ giúp đỡ các Bộ khác nhau hành động hiệp lực và hiểu tốt hơn thực tại xã hội và Giáo hội của khu vực. Nó không nên được hiểu là một cơ quan hải quan kiểm soát, nhưng phải thúc đẩy căn tính và tình huynh đệ cụ thể. Lưu ý não trạng giáo sĩ trị và chủ nghĩa nhân vật chính cá nhân[6].

Thánh Thần

Chính Thánh Thần phải là nhân vật chính, chứ không phải chúng ta[7]. Trong khuôn khổ cải cách Giáo triều, Đức Thánh Cha mong muốn rằng cơ quan tạo ra những động lực mới và gỡ bỏ một số thói quen giáo sĩ của chúng ta. Ngài nhắc nhở rằng óc giáo sĩ trị là một sự đồi bại theo tịch tĩnh chủ nghĩa. Sự hiệp thông mà không có tính hiệp hành có thể dễ dàng mắc phải một tính cố định nào đó và một chủ nghĩa trung tâm nào đó, vốn là điều không mong muốn. Đức Thánh Cha: “tính hiệp hành mà không có hiệp thông là một chủ nghĩa dân túy trong Giáo hội”. Cuối cùng, ngài hy vọng một sự hòa hợp các đặc sủng, các ơn gọi, các thừa tác vụ, và đồng thời mời gọi gia tăng tính đồng trách nhiệm vì công ích và sự thánh thiện của Giáo hội. Vì tất cả chúng ta đều là dân Thiên Chúa. Rồi với ơn Chúa Thánh Thần, từng bước quyết tâm: “Dựng lại mùa xuân, Giáo hội Chúa Kitô”./.

Truyền thông TGP/SG, tháng Năm 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

 


[1] Đức Thánh Cha, gặp gỡ với các nhà báo của Hiệp hội báo chí nước ngoài ở Ý vào ngày 18/5/2019.

[2] Đức Hồng Y Grech

[3] Ibid.,

[4] Rm 12, 2.

[5] Giáo phụ Cassianô

[6] Phanxico, Chúa Thánh Thần là nhân vật chính không phải chúng ta, xbvn on Tháng Năm 27th, 2022.

 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top