Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành Hội ý - Bản chất Giáo hội

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành Hội ý - Bản chất Giáo hội

HIỆP HÀNH HỘI Ý
BẢN CHẤT GIÁO HỘI

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Nhận thức

Trên con đường hiệp hành, đây là giai đoạn thỉnh ý hay hội ý. Theo Công đồng Vat. II, nên tập trung hội ý vào ba đối tượng: Con người, Giáo hội và Thế giới. Bài trước, chúng ta đã chia sẻ về: “Con Người”. Hôm nay, chúng ta đề cập tới Giáo hội. “Hội Thánh trong thế giới hôm nay, trước nhất, phải có một nhận định sâu xa về chính mình, phải suy gẫm về mầu nhiệm của mình. Thứ hai là “đem bộ mặt thực của Giáo Hội ngày nay đối chiếu với hình ảnh lý tưởng của Giáo Hội như Đức Kitô đã thấy, đã muốn và đã yêu như bạn thánh thiện và tinh tuyền của mình”, từ đó “sinh ra một ước muốn quảng đại và bức thiết là phải canh tân”. Thứ ba là nói về những quan hệ phải có giữa Giáo Hội và thế giới”[1]. Hội Thánh là một cộng đoàn cùng tiến bước, suy nghĩ, cầu nguyện để có những quyết định phù hợp với ý Thiên Chúa, đem lại kết quả cho việc loan báo Tin mừng. Giai đoạn này thành công, Thượng Hội đồng Giám mục sẽ thành công [1]. Sau đây, tôi xin chia sẻ mục vụ về: “Hiệp hành hội ý về bản chất Giáo hội”.

Định hướng

1. Giáo hội của Chúa Kitô: “Con là đá, trên đá này, Thầy sẽ xây dựng Giáo hội của Thầy, và cửa địa ngục không thắng được”[2]. Và “Giáo hội là Dân; là gia đình của Chúa”[3]. Giáo hội là Dân, Chúa là Đấng lãnh đạo; Chúa là Cha, như một gia đình, mọi người là anh em. Như thế, Hội thánh là một mầu nhiệm, vừa thực tại vừa thiêng liêng. Vừa hữu hình vừa vô hình. Và “Vì loài người và để cứu rỗi chúng ta”[4]. Giáo hội có vì loài người. Và vì thế, Giáo hội chỉ xin được phục vụ con người như một nữ tỳ. Đức Thánh Cha đã gởi thư cho các Hội Giáo hoàng Truyền giáo đang họp nhau ở Lyon. Tại đây vào Chúa nhật tới, Đức Hồng y Tagle sẽ phong chân phước cho chị Pauline Jaricot, vị sáng lập Hội Truyền bá Đức tin. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng việc truyền giáo của Giáo hội không phải là chiêu dụ tín đồ mà là chứng tá. Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc đảm nhận một vai trò đặc biệt để “thúc đẩy sự hoán cải truyền giáo của Giáo hội, không phải chiêu dụ tín đồ, nhưng là chứng tá: ra khỏi chính mình để loan báo bằng chính cuộc sống về tình yêu nhưng không và cứu độ của Thiên Chúa dành cho chúng ta, tất cả được mời gọi trở thành anh chị em của nhau”[5]. Con đường lịch sử tất yếu: Thế giới là một ngôi nhà chung được diễn tả qua Thông điệp Laudato si’; nhân loại bốn bể đều là anh em: Thông điệp Fratelli Tutti. Xác tín: “Chúa có mặt trong lịch sử loài người”. Ngài điều khiển qua Thánh Thần. Thánh Thần hướng dẫn lịch sử qua con con đường văn hóa. Hoa trái của Thánh Thần là luật Cân Bằng. Ngàn năm thứ Ba là nền văn minh Đông-Tây hòa hợp, cân bằng.

2. Thế giới là một mặt phẳng. Không có góc khuất. Như ván bài lật ngửa. Mọi người, đều nhận thức rõ bản chất, cốt lõi, trung tâm và mọi hình thái hoạt động của Giáo hội và của nhau. Thế giới hình thành và phát triển triết lý giáo dục, chi phối toàn cầu và từng Dân tộc: “Tâm linh và Khoa học”. Tất cả đều có chiều sâu và minh bạch trong mọi lãnh vực: Tôn giáo, khoa học, chính trị, kinh tế, xã hội. Hầu đem lại hạnh phúc đích thực cho nhân loại.

Áp dụng

1. Loan báo Tin mừng: Chng tá.

Ngày nay, nhân loại đang dần tiến tới một thế giới phẳng và minh bạch. Cả trong lãnh vực loan báo tin mừng. Loan báo Tin mừng, truyền giáo là chứng tá góp phần xây dựng Hạnh Phúc, đáp ứng mưu cầu căn bản nhất của con người. Cụ thể: Hạnh phúc gia đình gồm hai tố chất cốt yếu: Niềm tin và tình yêu. Như thế, rao giảng tin mừng, truyền giáo là rất minh bạch. Quả thực, theo chương trình cải tổ Hội thánh, ba bộ đầu tiên: Bộ loan báo Tin mừng, bộ giáo lý đức tin và bộ phục vụ bác ái, chứng minh điều đó[1]. Vì tin, yêu: Làm nên hạnh phúc đích thực và vững bền. Khởi đi từ gia đình, rồi mở rộng toàn cầu. Lý do rất minh bạch nữa: Tin yêu là một hồng ân và là một huyền nhiệm thẳm sâu trong tâm con người. Không ai hiểu hết và minh bạch về niềm tin và tình yêu. Không ai có thể ép người khác tin và yêu mình: “Người ta ép dầu ép mỡ, không nỡ ép duyên”. Niềm tin và trái tim có những lý lẽ riêng, rất thiêng liêng mà không hoàn toàn vô lý. Kinh nghiệm tin yêu trong gia đình chứng minh chân lý này. Phải xác tín rằng: “Tin và Yêu là ân huệ”. Vì là ân huệ, nên muốn được tin yêu người ta phải khao khát, tìm kiếm, khiêm tốn, cầu xin. Đôi khi, người con trai yêu, sẵn sàng tình nguyện quì gối trước người con gái anh yêu, để cầu hôn; và người con gái chỉ chấp nhận, khi nhìn thẳng vào đôi mắt anh, thấy tỏa sáng lòng tin và tình yêu chân thật của anh. Không ai ngăn nổi tình yêu, tính yêu mạnh hơn sự chết. Chìa khóa mở cả được cửa tội lỗi. Chúng ta phải chấp nhận, giúp cho con người đạt được hạnh phúc: “Tin-Yêu”, theo thủ tục của mỗi tôn giáo. Và tiếp tục theo đuổi, hiệp hành, bảo vệ hành hạnh phúc của nhau. Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: “Con người là con đường của Hội Thánh”[2]. Đây cũng là điểm gặp gỡ giữa Hội Thánh và xã hội trần thế, vì “dù tin hay không tin, con người đều phải góp phần xây dựng thế giới cho hợp lý, vì họ cùng chung sống trong thế giới này”[3].

2. Tôn trọng cốt lõi của các tôn giáo và các thể chế chính trị[4]. Nhưng góp phần chia sẻ về phong cách thể hiện. Vì đó là những phương thế giúp mưu cầu hạnh phúc con người. Chỉ cùng nhau thực hiện và giúp nhau phát huy từ bi, bác ái, công bằng, nhân bản, nhân quả, không làm khổ mình, khổ người, đoàn kết, độc lập, tự do, xã hội công bằng, văn minh. Giáo dục và sống bản chất của tình yêu: Chỉ ước muốn và làm điều tốt, khi có thể, cho con người, một cách vô vị lợi, không phân biệt đối xử với tinh thần bình đẳng, đồng trách nhiệm, không kể công và không đòi hỏi người nhận ơn phải biết ơn và trả ơn. Yêu thương thực sự là kính trọng nhau, rồi cùng giúp nhau phát huy, những ưu điểm và khắc phục khuyết điểm nơi tôn giáo mình và tôn giáo bạn để mỗi ngày hoàn thiện, viên mãn hơn.

3. Nhận thức về triết lý giáo dục theo hướng toàn cầu hóa: Tâm linh-Khoa học. Phát xuất từ định hướng mục vụ: “Ân sủng và thực tại”; “Hội thánh và Khoa học”; “Thiêng liêng và thực tại”; “vô hình và hữu hình”. Định hướng, lẽ sống này, có tính phổ quát, bao trùm. Từ tín ngưỡng dân gian, dân tộc, tới tôn giáo, chính trị. Trước hết là niềm tin Dân Tộc, có ghi trong hai bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam: “Trời và Đấng Tạo Hóa”. Và niềm tin tất thắng của con người, của người lãnh đạo vì nhân dân: “Nhân và Dân bất tín bất lập”. Làm người, dù ở địa vị nào, luôn cần có lòng tin và được mọi người tin yêu để làm nên cơ đồ.

4. Sau cùng, tất cả mọi người, nhưng lịch sử và do ảnh hưởng chế độ mẫu hệ, nên Dân Tộc Việt Nam nhìn nhận: “Mẹ trái đất, Đất Nước, Quê hương, Mẹ là tất cả”. Mẹ hài hòa hơn Cha. Phụ nữ hòa bình hơn nam giới. Thứ nữa, thế giới ngày càng giảm lòng tin, do khủng hoảng lãnh đạo. Người phụ nữ có trực giác đức tin, nên chăng, lập Đại học Phụ Nữ Đông Nam Á, dành chuyên đào tạo cấp cao, những nhân tài phụ nữ có ơn gọi lãnh đạo, phục vụ Đất Nước, và khu vực, 50% tham gia lãnh đạo. Đó là Phúc lớn cho Dân tộc Việt Nam, khu vực và thế giới.

Kết luận

Giáo hội của Chúa Kitô. Giáo hội chuyển biến từ tâm linh. Chia sẻ kinh nghiệm tâm linh của bản thân. Có một thanh niên hồ nghi về sự hiện diện của Thiên Chúa. Một hôm anh ta tìm tôi, hỏi: Cha có tin Thiên Chúa không? Tôi tin. Nhưng dựa vào đâu mà cha tin? Tôi cảm nhận được sự hiện diện của Ngài.Nhưng làm sao cảm nhận được như thế? Bằng cách ngồi thinh lặng trước Bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu sẽ cho ta hiểu Ngài yêu ta thế nào. Khi ta yêu thì ta sẽ cảm nhận được Chúa, và những hồ nghi sẽ tan biến như sương mai tan biến trước mặt trời mọc. Niềm tin yêu sẽ thúc đẩy chúng ta yêu thương những người chung quanh, yêu thương tích cực và không ngừng. Khi anh biết yêu thương ngày càng nhiều hơn thì anh cũng sẽ càng ngày càng xác tín hơn về sự hiện hữu của Thiên Chúa và sự bất tử của linh hồn. Việc này đã được trải nghiệm. Đó là sự thật. Tiếp đến, khi nghe ai, mà không còn lệ thuộc vào ý tưởng, văn chương, con người của người chúng ta tiếp cận, thì ngay sau đó, tôi cảm nghiệm gặp Chúa Giêsu, đang sống. Cụ thể: khi Đức tin đụng chạm, lập tức nảy sinh ước muốn và làm điều tốt cho mọi người, vô vị lợi và không phân biệt. Cảm nghiệm: “Hạnh phúc nội tâm” dâng trào. Nó nhẹ nhàng và mãnh liệt; bất ngờ và lạ lùng.

Trở về với Chúa Giêsu đang sống, gặp, sống, được biến đổi, rồi chia sẻ Người cho con người: “Niềm tin và tình thương”. Tin tưởng Chúa Thánh Thần, Đấng chủ sự truyền giáo. Ngài đổi mới cách loan báo tin vui của Giáo hội của Chúa Giêsu: “Chứng tá, người làm chứng tin yêu”. Sau hết,

Giáo hội là một thực tại: Khoa học. Đổi mới cơ chế mục vụ theo tinh thần đổi mới của Công đồng Vat. II.: Lãnh đạo hiệp thông thay vì chỉ huy: Vòng tròn có tâm điểm là Chúa Kitô; hình tháp ngược: Dân Chúa là gốc. Cơ chế là khoa học, bộ máy tổ chức vận hành, như xe bốn bánh, chiếc đồng hồ. Áp dụng triệt để những nguyên tắc của Hội thánh: “Phân công đồng trách nhiệm”; và nguyên tắc nhân vị, lấy: “Hạnh phúc con người làm trung tâm đạo đời”; “cộng đồng và tự trị - chung, riêng; liên đới trách nhiệm - liên ngành; bổ trợ - không làm thay./.

Truyền thông, TGP/SG, tháng Năm, 2022
Lm.
Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

________________________

[1] ĐCCCN 14

[1]MV 21, 6

[1] Ví dụ: Từ Bi, Nhân quả, Thiền, Bát chánh đạo, Tứ diệu đế. Nhân bản nhân quả, không làm khổ mình, khổ người. Thể chế chính trị: Tự do, Cộng hòa, Dân chủ, Xã hội chủ nghĩa…

[1] Phanxico, tông hiến: Hãy rao giảng Tin mừng

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top