Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành Hàng Giáo dân đích thực

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành Hàng Giáo dân đích thực

HIỆP HÀNH
HÀNG GIÁO DÂN ĐÍCH THỰC

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập                                                                       

Kinh nghiệm nhiều năm đào luyện Hội đồng Mục vụ gíao xứ, Ban Thường vụ, tôi cảm thấy giáo dân luôn mặc cảm về trình độ trí thức, khi so sánh mình với các linh mục và tu sĩ. Quả đúng như vậy. Vì giáo dân không có thời gian đến trường, học không chuyên nghiệp, bài bản thì làm sao có thể sống bình đẳng, đồng trách nhiệm trong Giáo hội được. Giải quyết vấn đề mặc cảm thế nào? “Có thể làm được gì trong Giáo hội”? Một bà cụ già, dốt nát, nghèo khổ, than phiển. Thánh Bonaventura trả lời: “Bà có thể yêu mến Chúa hơn cả một tiến sĩ thần học”. Chúng ta biết, trong số các Tông đồ, hầu hết đều là dân thuyền chài, không có trình độ học thức cao. Trừ Phaolô, tông đồ dân ngoại. Quả thực, Chúa hỏi Phêrô, người được đặt làm đầu Hội thánh, ba lần: “Con có yêu mến Thầy không”? Ngài không hỏi con có bằng cấp gì không? Phêrô đại diện các Tông đồ trả lời: “Thầy biết con yêu mến Thầy”. Sau đây tôi xin chia sẻ, tạo lòng tự tin, gỡ ra khối mặc cảm trình độ: “Hiệp hành: Hàng giáo dân đích thực”.

Nội dung

“Giáo Hội chưa được thiết lập thực sự, chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấu chỉ tuyệt hảo của Chúa Kitô giữa loài người, nếu chưa có hàng giáo dân đích thực và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với Hàng Giáo phẩm”[1]. Đức Thánh Giáo hoàng Pio X, 1914: “Cứu Giáo hội là mỗi xứ đạo cần có một số Giáo dân Đạo đức, khôn ngoan và có tinh thần Tông đồ[2] thực thụ”. Vậy, Hàng giáo dân đích thực có nghĩa là có Chúa Kitô và sống tình huynh đệ và bằng hữu với Người: “Thầy gọi các con là Bạn hữu”. Rồi, cùng với Người, sống tình huynh đệ và tình bằng hữa xã hội với mọi người. Sau cùng ước muốn và giúp mọi người cũng sống tình anh chị em với nhau và với Người như giáo lý dậy: “Ta sống ở đời để nhận biết Đức Chúa Trời là Cha chúng ta và yêu thương mọi người như anh em”. Chúa Giêsu đào luyện Phêrô, tông đồ trưởng, hiểu biết Chúa bằng trái tim: “Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy”; lý trí tập trung vào điều cốt lõi mà Chúa Giêsu dạy: “Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu các con”; và ý chí: Cùng nhau đi theo Chúa: “Hãy theo Thầy”, tiến về Nước Trời. Kinh nghiệm này không thể tìm thấy trong nghiên cứu hoặc khi vùi mình vào các bài tập trí tuệ. Hãy tìm kiếm trong ân sủng của Thiên Chúa, không phải trong giáo lý; không phải trong sự khao khát của ý chí, không phải trong sự hiểu biết; không phải trong phòng thí nghiệm. Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, và ngọn lửa tình yêu của chính mình, chúng ta có thể đến gần Thiên Chúa hơn và được kết hợp với Ngài ở đời này cũng như đời sau. Tương tự như Thánh Thánh Bonaventura có lòng sùng kính Thánh Thể sâu sắc và thực sự tin rằng Chúa Giêsu hiện diện dưới sự xuất hiện của bánh và rượu. Ngài đã sáng tác lời cầu nguyện “Bánh của các thiên thần”, thưa chuyện trực tiếp với Chúa Giêsu: “Xin cho linh hồn con luôn khao khát Ngài, là suối nguồn sự sống, suối nguồn khôn ngoan và hiểu biết, nguồn ánh sáng vĩnh cửu, dòng suối của niềm vui. Xin cho linh hồn con mãi mãi hiểu biết Chúa, tìm kiếm Chúa, gặp được Chúa, chạy đến với Chúa, đạt tới Chúa, suy ngẫm về Chúa, nói về Chúa, và làm tất cả để ngợi khen và tôn vinh danh Chúa, với sự khiêm nhường và suy xét chín chắn, với tình yêu và niềm vui, thanh thản và cảm mến, với sự kiên trì đến cùng”[3]. Amen. Thật tuyệt vời! Kinh nghiệm nội tâm của Thánh Augustinô: “Chúa ở trong con, mà con cứ đi tìm Chúa ở ngoài con”.

Cũng giống như những nhà làm cách mạng. Đa số họ là những người không khoa bảng. Không xuất thân từ đại học. Sau khi cách mạng thành công, họ vẫn có thể đối thoại và hòa giải với thế giới. Họ vạch ra đường lối chính sách mà cả thế giới phải chấp nhận. Xét cho cùng, một cách đại thể, họ chỉ có trái tim nồng cháy, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, chống áp bức bất công. Họ chấp nhận mọi gian khổ, tù đầy, kiên trì và hy vọng ngày giải phóng, chiến thắng dành độc lập cho Dân tộc. Họ chí công vô tư. Dần dần trở về với cuộc sống bình di, chốn quê, hưởng thú thanh nhàn. Không ước mơ cao xa cho mình. Họ chỉ có một khát vọng cháy bỏng: “Giải phóng dân tộc khỏi bị nô lệ, dành độc lập chủ quyền”. Ước mơ: “Mọi người đều có quyền Sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Theo Kinh thánh: Chúa làm chủ trái tim và mọi người đều được Người dạy bảo. Và theo Phúc âm: Chúa Thánh Thần là Thầy dạy duy nhất và là Đấng làm cho chúng ta nhớ lại những gì Chúa Giêsu dậy. Đặc điểm: Dậy và nhắc ta về Tình yêu. Trái tim làm cho con người thông minh và cao minh. Công đồng Vat. II xác định: Giáo dân là Giáo hội, làm nên Giáo hội và là linh hồn của thế giới, cùng được kêu gọi nên thánh, bình đẳng và đồng trách nhiệm trong Giáo hội của Chúa Kitô.

Muốn đạt được trình độ như vậy, hàng giáo dân cần được luyện. Trước tiên: Đón nhận Chúa Thánh Thần trong phòng đào luyện Đức tin Thánh Thể. Cùng với Người tự đào luyện mình. Tiếp theo, Giáo hội khẩn trương, tích cực, kịp thời đào luyện hàng giáo dân. Đào luyện có mô hình, có phương thức hiện đại là tích hợp: “Thân-tâm hài hòa”; “Tâm linh-khoa học”; “đông-tây” hòa hợp. Cùng với khoa sư phạm và mục tiêu.

Trước hết là mô hình. Gồm Ba mô hình. Mô hình Phúc âm: Tập trung vào hai giới răn: “Mến Chúa - Yêu người”. Mô hình Phụng vụ: Gồm ba mùa chính. Mùa vọng: “Làm người, làm con Thiên Chúa”. Mùa thường niên: “Sống đạo và truyền đạo”. Mùa Phục sinh: “Đi vào vinh quang Nước Trời”, ngay đời này. Mô hình Công đồng Vat. II.: Gồm ba chiều kích. Linh đạo: Tập trung vào Chúa Kitô và Lời của Người. Mục vụ: Tập trung vào con người và môi trường. Truyền giáo: Tập trung vào bản chất Giáo hội: Loan báo Tin mừng, qua con đường truyền giáo mới là đối thoại và hòa giải. Mặc dầu ba mô hình, nhưng chỉ gồm tám cặp chữ xuyên suốt: “Hiền lành và khiêm nhường; liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ; đối thoại và hòa giải” (Con đường truyền giáo mới: Chứng tá). Tất cả đều là lệnh của Chúa Giêsu truyền trực tiếp: “Hãy học cùng Ta. Hãy cứ đi và làm như vậy. Hãy đi rao giảng Tin mừng…”. Ngày nay, trong thời điểm lịch sử khi Giáo hội khởi đầu một “chương mới của công cuộc loan báo Tin Mừng” [3], giai đoạn đòi Giáo hội phải hiện diện “trên khắp thế giới... thường xuyên trong trạng thái truyền giáo.” [4] Cũng như các định chế khác của Giáo hội, Thượng Hội đồng Giám mục được mời gọi để “được khai thông thích hợp cho việc loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay, hơn là cho sự bảo tồn của chính Giáo hội.” [5] Trên hết, Thượng Hội đồng nhận ra rằng “sứ mạng loan báo Tin Mừng ở khắp nơi trên thế giới trước tiên là sứ mạng của Giám mục đoàn”, theo từ ngữ của Thánh Công đồng là “phải đặc biệt lưu tâm đến hoạt động truyền giáo, một phận vụ quan trọng nhất và thánh thiêng nhất của Giáo hội.” [6][4]

Thứ đến là tổ chức thực hiện. Đầu tiên, chuyển dịch phòng tiệc ly xưa, trở thành phòng đào luyện Đức tin Thánh Thể. Với phương thức tích hợp: “Thân Tâm hài hòa”; “đông-Tây hòa hợp”; “thống nhất Tâm trí và ý chí”, thể hiện qua phương pháp “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”. Hầu đạt tới: Đức tin-Cá vị”. Đức tin-cá vị được phiên dịch qua:Đức ái-Samari”. Rồi truyền giáo qua con đường đối thoại và hòa giải, bằng “Chứng tá”: đời sống bản thân “hiền lành và khiêm nhường”; đời sống mục vụ “liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ”, một cách vô vị lợi. Và loan báo Tin mừng, theo gương mẹ “Maria-Kitô”, chia sẻ cho người thiện chí trở thành “Hữu-Kitô”. Có Chúa Kitô và là bạn hữu của Chúa Kitô.  Phương pháp này bao hàm cả khoa sư phạm: “Tiệm tiến và được lặp đi lặp lại”.  Cuối cùng dẫn tới mục tiêu: “Giêsu Kitô”. Có nghĩa là: “Nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô”, nên một, nên thánh.

Kết luận

Tâm linh

Một linh mục giảng thuyết tại Lộ Đức, Pháp. Chiều nào cũng có mộc bác nông dân dự lễ. Một hôm, hai bên hẹn găp nhau tại nhà bác nông dân. Họ trò chuyện mấy tiếng đồng hồ. Trước khi ra về, cha hỏi: “Bác học những điều này ở đâu? Bác trả lời: “Từ Chúa Giêsu Thánh Thể”. Quả thực, cha giảng thuyết nói: “Những điều bác nông dân trao đổi như những tư tưởng của một nhà thần học”. Hàng giáo dân đích thực nhờ Chúa Giêsu Thánh Thể sai Thánh Thần dậy. Chúng tôi sẽ trình bày về việc chầu Thánh Thể để đón nhận Thánh Thần và trờ thành người có đức tin-cá vị.

Khoa học

Chúng ta vẫn tiếp tục theo các lớp Thần học Giáo dân, tại các trung tâm nục vụ, nếu có điều kiện. Hoặc tại Học viện Công giáo Việt Nam, với chương trình “Thần học Mục vụ”: cử nhân, cao học, tiến sĩ. Thời nay, còn có thể nâng cao trình độ, nhờ khoa học kỹ thuật số, như sử dụng Google, YouTube, Robot, App, … và các nhà chuyên môn của mỗi giáo phận và văn phòng tòa thánh trả lời.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm hiện nay, “Thiên - địa - nhân”  hợp nhất. Đại vũ trụ: Thượng Đế, gặp tiểu vũ trụ: Con người. Khoa học giải thích: năng lượng chuyển hóa lẫn nhau. Vào lúc 3 giờ tới 5 giờ sáng là những giờ Vàng. Hàng giáo dân đích thực: đạo đức, khôn ngoan, có tinh thần tông đồ thực thụ, được Chúa mời gọi, thức giấc, sẽ ghi chép tất cả những gì Chúa Thánh Thần soi sáng. Rồi sau đó sẽ sắp xếp tổng hợp. Kinh nghiệm, thường có những tác phẩm độc đáo, hay lạ, xuất sắc và có nhiều sáng tạo mục vụ.

Cảnh giác

Ngoài ra luôn cảnh giác ba thù: Ma qủi, thế gian, xác thịt. Nhất là thời đại văn minh Biển, nếu chúng ta không cảnh giác, đào luyện “Yêu thương” bản lĩnh, đẳng cấp, khiêm hạ, rất dễ bị vật chất mê hoặc: “Tiền bạc vào Đạo đức ra”. Dần dần suy yếu, mờ nhạt đức tin, dẫn tới “Mất gia đình, Giáo hội và cả Dân tộc”.

Truyền thông TGP/SG, tháng Tám, 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

[1] Công  đồng Vat. II, sắc lệnh truyền giáo , 21

[2] Tông đồ: Nguyên ngữ: Apostle “Người được sai đi để truyền giảng Phúc âm,”. Nghĩa dân gian: Tông là tông truyền; đồ: vẽ, tô lại. Tông đồ có nghĩa là vẽ, tô, đồ lại Chúa Kitô thời các tông đồ để cho con người biết Chúa Giêsu, Giáo hội và Lời của Người.

[3] Thánh Bonaventura,“Bánh của các Thiên Thần”, Tác gi  Philip Kosloski-Aleteia.org, 15/07/22. C.ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung.

 

[4] Giáo hoàng Phanxico, Tông hiến THĐGM/TG, 7-8-2022

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top