Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Giải mã xung đột

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Giải mã xung đột

HIỆP HÀNH
GIẢI MÃ XUNG ĐỘT

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập

Thực thi “Hiệp hành”, Đức Giáo hoàng Phanxico đích thân đến một tòa đại sứ, bên cạnh tòa thánh và điện đàm với một vị Tổng thống, bày tỏ mối quan tâm của Ngài về xung đột giữa hai Nước. Sau một thời gian ngắn, căng thẳng chiến sự, đôi bên vào bàn đàm phán: “Đối thoại và hòa giải”. Biến cố này, khiến tôi nghĩ tới lối sống “Hiệp hành” không chỉ trong nội bộ của Giáo hội nhưng còn vươn tới thế giới, giữa các quốc gia. Giáo hội và Dân tộc Việt Nam có thể là mô hình không? Sau đây, tôi xin chia sẻ mục vụ về vấn đề: “Hiệp hành, giải mã xung đột”.

Nội dung

Trước hết, khẳng định tình trạng xung đột. Có ba loại xung đột: kiểu thụ động, công kích, và hành động. Loại hành động, diễn tả quyền hợp pháp của mình mà không vi phạm tới quyền lợi của người khác. Khi bạn đang xung đột với ai đó, cả hai cần lắng nghe và diễn tả khẳng định của nhau. Kinh nghiệm cho thấy, nhiều vấn đề được giải quyết một cách đơn giản nhờ diễn tả rõ ràng điều mà bạn đang cảm nghĩ và ước muốn. Sự hiểu lầm thường được đánh tan và vấn đề được giải quyết mau lẹ. Xung đột là điều không thể tránh. Mà cả hai lại đều muốn thắng. Vì thế, cả hai bên cần đàm phán. Đàm phán có trong mọi lãnh vực. Đàm phán là một kỹ năng giúp đạt được điều ước muốn nơi người khác mà không làm xa cách họ. Gồm bốn bước. Trước hết là chuẩn bị. Rồi tranh luận. Tiếp đến là trao đổi đề nghị. Sau cùng phân biệt cái gì đồng ý, cái gì không đồng ý, rồi cứ tiếp tục tranh luận, cho tới khi đạt thỏa thuận. Sau đây là những nguyên tắc đạo đức trong đàm phán. Phân biệt con người với vấn đề. Hiểu con người. Chú ý tới lợi ích của con người. Lập danh sách giải pháp. Đàm phán chọn lựa giải pháp tối ưu, một cách khôn ngoan trước những đối thủ đầy quyền lực mà lại kiên quyết không hợp tác và chơi không đẹp[1].

Thứ đến, Thiên Chúa có mặt trong lịch sử loài người. Và Ngài điều khiển bằng Thánh Thần, qua ngả văn hóa, theo qui luật tự nhiên: “Luật trật tự-Cân bằng”. Hoa trái của Thánh thần là sự “Cân Bằng”. Mà ẩn sâu dưới đáy xung đột là quyền lợi. Hòa giải cao cấp, với đáp án vừa lòng, là đáp ứng quyền lợi của đôi bên, theo nguyên tắc: “Đôi bên đều có lợi”. Chính Đức Thánh cha Pio XII xác định: “Xin…tiếp tục đàm phán. Bằng cách đàm phán với thiện chí và tôn trọng quyền lợi của nhau, họ sẽ thấy rằng thành công danh dự, không bao giờ bị loại trừ khỏi các cuộc đàm phán chân thành và tích cực[2].

Sau đây là ba chìa khóa giải mã xung đột. Tôi có thể tóm tắt: Một là “Biết người biết ta”, nghĩa là cần biết mục đích của nhau. Hai là biết rõ quyền lợi của đôi bên. Ba là nên biết về thời đại nhân loại đang sống. Đó là “Thời hòa bình”. Quả thực, Công đồng Vat. II nhận thức tiên tri về ngàn năm thứ III, rằng: “Thế giới Đông-Tây hòa hợp”. Nên cùng với Chúa Thánh Thần đề ra công thức mục vụ thời danh: “Cả…Cả…”. Áp dụng vào thế giới: “Cả Đông cả Tây”. Gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô, với hai thông điệp: “Laudato Si’ và Fratelli Tutti”, định hướng minh họa: “Ơn khôn ngoan, sức mạnh và tầm nhìn của Chúa Thánh Thần”; thực thi hướng đi của Công đồng Vat. II: “Tất cả sống chung trong một ngôi nhà và mọi người đều là Anh Em”. Như thuở ban đầu, Tạo hóa đã tạo dựng[1]: “Một thế giới và một nhân loại”. Hiện nay, thế giới Đông-Tây, cả hai đi về cái “Một”. Cả hai đi về cái “Một” mới dẫn tới Chân Lý toàn vẹn”: “Đó là Tình Yêu”. Tình yêu là chìa khóa vạn năng, có thể mở cả ổ khóa “Tội lỗi”. Và “Chân lý, sẽ giải thoát”[7]. Giải thoát bằng văn minh Tây, dùng khoa học, thực nghiệm, phân tích. Giải phóng bằng văn hóa Đông, dùng tâm linh, cảm nghiệm, tổng hợp. Lịch sử chứng minh: “Khoa học” không lý giải được toàn diện cuộc sống hạnh phúc và hòa bình cho thế giới, nhân loại. Với xu thế: “Tích hợp”. Có nghĩa là tổng hợp, dung hợp một thế giới, một ngôi nhà chung, một cách nhuần nhuyễn nhưng linh hoạt. Có nghĩa là chỉ có một “Cây Thế giới” nhưng vẫn giữa hai gốc: “Gốc Đông, gốc Tây”. Gốc Tây: “Du mục”. Gốc Đông: “Nông nghiệp”. Đúng với mệnh lệnh truyền giáo của Phúc âm: “Hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật”[2]. Điều này, cũng rất phù hợp với quan điểm nhân sinh quan Á Châu, chủ trương: “Bốn bể là Anh Em”.

Tóm tắt, thời đại hôm nay, Chúa Thánh Thần là Tình Yêu. Ngài dùng quyền năng, chuyển dịch Đông-Tây gặp nhau qua con đường văn hóa, và bằng qui luật cân bằng. Xu thế “Tích hợp”, hòa trộn văn hóa Đông với văn minh Tây. Tâm linh với Khoa học, phục vụ hạnh phúc và bình an cho thế giới và cho nhân loại. Nhận thức trên đây cho chúng ta thấy cái nhìn toàn diện về thế giới và tình huynh đệ, tình bằng hữu xã hội trong một thế giới đại đồng. Chiến tranh chỉ là cục bộ. Không thể có chiến tranh Đông-Tây. Biển Đông chỉ dậy sóng nhưng không thể có bão tố, sóng thần, phá hủy nền văn minh thiên niên kỷ thứ ba. Tất cả xung đột chỉ là cục bộ và vì quyền lợi.

Kết luận

Truyện kể, Đức Khổng Tử du ngoạn, gặp một em bé trên đường, đang dùng đất sét dựng một tòa thành, không chịu tránh xe cho Ngài đi qua. Em nói: “Xe tránh thành chứ thành không tránh xe bao giờ”. Đức Khổng Tử kinh ngạc, nên cho dừng xe, xuống gặp và nói chuyện với em. Thấy Hạng Thác là một đứa trẻ thông minh và khôn ngoan khác thường, nên Ông muốn chiêu dụ em cùng đi để xây dựng hòa bình thế giới. Em từ chối và nói: “Thế giới làm sao bình! Hòa bình, thì tôm tép làm sao sống? Khổng Tử khen: “Hậu sinh khả úy”[3]-Thế hệ sinh sau thật đáng kính phục! Cũng như trong thể thao, không có hận thù mà chỉ có phục thù. Chiến tranh không thể chấm dứt. Xung đột không thể ngừng. Trong mỗi con người đều diễn ra như vậy. Kinh nghiệm Thánh Phaolô: “Điều lành tôi muốn, tôi không làm, còn sự dữ tôi không muốn, tôi lại làm”[4]. Xung đột nội tâm: “Tội lỗi”. Cần hòa giải. Thánh Phaolô gọi: “Phúc âm là Tin mừng hòa giải”[5]. Thời đại hôm nay, không ai, nếu là nhà lãnh đạo anh minh, trí tuệ, tỉnh táo không bao giờ gây ra chiến tranh thế giới. Và thế giới không cho phép ai gây ra chiến tranh. Nếu có, chỉ là chiến tranh cục bộ, vì quyền lợi, vật chất, tinh thần và tâm linh. Lãnh đạo là bảo đảm cho con người được sống trong an toàn, an ninh toàn diện. Có nguy cơ mất cân bằng, sẽ có xung đột. Xung đột dẫn tới đàm phán, để lấy lại sự cân bằng về quyền lợi. Thời nay, Việt Nam: “Trọng tài đẳng cấp Quốc tế Biển Đông”, trong nền văn minh Biển của “Ngàn năm thứ Ba”. Tuân thủ “Triết lý Dân tộc” từ ngàn xưa: “Nước đôi”; “Lưỡng long chầu nguyệt”. Phong cách đu giây: “Nhún mình như thể nhún đu, càng nhún càng dẻo, càng đu càng mềm”. Việt Nam: “Đi giữa thế cân bằng “Đông-Tây”. Theo nguyên tắc hòa giải quốc tế: “Có lợi cho đôi bên”. Với tinh thần văn hóa sông nước: “Dĩ hòa vi quí”. Tất nhiên, mỗi bên phải biết mình mất gì và được gì. Nếu chỉ biết được mà không biết mất, thì không phải là hòa giải. Ngay cả khi hòa giải cho trẻ em, chúng cũng biết điều sơ đẳng đó. Vậy, Giáo hội và Dân tộc Việt Nam, có thể trở thành mô hình “Giải Mã” xung đột cho thế giới hôm nay không? Con đường Hiệp hành của Giáo hội, không chỉ trong nội bộ, mà còn vươn tới thế giới. Đúng theo Tin mừng: “Phúc thay người xây dựng hòa bình, vì họ được gọi là con Thiên Chúa”[6]./.

Truyền thông, TGP/SG, tháng Ba, 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

[1] Ibid., 121-153.

[2] Đức Giáo Hoàng Pius XII, 24 tháng 8 năm 1939

[3] Khổng Tử, Luận ngữ -Từ hãn

[4] Rom 7, 18-25

[5] 2 Cr 5, 14-62

[6] Mt 5, 9

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top