Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành Gia Đình Kitô Giáo - Ngàn năm thứ III
HIỆP HÀNH
GIA ĐÌNH KITÔ GIÁO
NGÀN NĂM THỨ III
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
Dẫn nhập
Gia đình Kitô giáo là một Giáo hội tại gia, nên là một cộng đoàn: Loan Tin mừng, đức tin, phượng tự và bác ái. Sau đại hội Gia đình lần lần thứ X vừa qua, có chuyển biến thế nào? Theo qui luật thiên nhiên: “Trăng khuyết rồi trăng lại đầy”. Tất cả ân sủng và thực tại là các suy tư, biện pháp chỉ là để chậm “Khuyết” lại. Và đồng thời để nuôi dưỡng, chứng tá, ngôi sao, neo tàu cho các gia đình thiện chí, đạo đức, nối kết, tin tưởng, hy vọng vào chân lý, lý tưởng, ý định của Thiên Chúa về gia đình. Nhưng nếu giải pháp đặt đúng Đấng làm chủ qui luật, sẽ cứu độ theo cách thức của Chúa, tin tưởng lạc quan, hy vọng nhẹ nhàng, nhưng mãnh liệt và tươi mới hơn. Sau đây, tôi xin chia sẻ mục vụ về gia đình Kitô hữu, ngàn năm thứ III, thời đại mới.
Nhận thức.
Qua Bí tích Rửa tội và Hôn phối, Thiên Chúa không bỏ mặc chúng ta một mình. Vì chúng ta muốn xây dựng hôn nhân trên tình yêu của Chúa Kitô, vốn vững chắc như đá tảng. Gia đình có một sứ mạng phải hoàn thành trên thế giới và Giáo hội phải dấn thân cho các gia đình. Đồng thời mời gọi các gia đình bước đi cùng nhau, như người Samaritanô nhân hậu: Đến gần, giúp nhau tiếp tục hành trình của mình. Vì “Gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng là phong cách của Thiên Chúa”.
Ân sủng và thực tại
Ân sủng. Bất chấp những nỗ lực cao quý nhất của con người, chúng ta vẫn không thể dựa vào bản thân được: “Không có Thầy các con không làm gì được”. Trong hôn nhân, Chúa Kitô hiến thân cho chúng ta và để chúng ta có sức mạnh hiến thân cho nhau. Vì thế, hãy can đảm! Đời sống gia đình không phải là một sứ mạng bất khả thi! Với ân sủng của Bí tích, Thiên Chúa biến nó thành một cuộc hành trình tuyệt vời để thực hiện với Ngài, không bao giờ đơn độc. Thiên Chúa đảm bảo sự hiện diện của Ngài trong hôn nhân và trong gia đình, không chỉ ngày cưới, nhưng suốt cuộc đời. Và Ngài nâng đỡ Hôn nhân mỗi ngày, trên con đường mưu cầu hạnh phú.Tin Mừng trình bày ba lời kêu gọi khác, được đại diện bởi ba môn đệ đầy nhiệt thành của Chúa Giêsu.
Người đầu tiên. Đừng tìm một ngôi nhà cố định, một hoàn cảnh an toàn, khi theo Chúa Giêsu, vì thầy "còn chẳng có nơi tựa đầu"[1]. Theo Chúa Giêsu có nghĩa là bắt đầu một "chuyến đi" không bao giờ kết thúc với Người qua những biến cố của cuộc đời. Điều này thật đúng đối với những cặp vợ chồng! Khi chấp nhận lời mời gọi hôn nhân và gia đình, cũng đã rời "tổ ấm" và bắt đầu một chuyến đi mà không thể biết trước chính xác nó sẽ dẫn đến đâu, và những tình huống mới, những sự kiện bất ngờ và ngạc nhiên. Đó là ý nghĩa của cuộc hành trình với Chúa. Đó là một hành trình khám phá sống động, không thể đoán trước và kỳ diệu. Chúng ta hãy nhớ rằng mỗi môn đệ của Chúa Giêsu đều tìm thấy sự nghỉ ngơi của mình trong việc thi hành ý muốn của Thiên Chúa mỗi ngày, bất cứ nơi nào Người muốn.
Môn đệ thứ hai. "Quay lại chôn cất người thân của mình đã chết". Điều này không liên quan gì đến việc không tuân giữ điều răn thứ tư; điều răn này vẫn luôn có giá trị. Đúng hơn, đó là lời kêu gọi phải tuân theo, trên hết, điều răn đầu tiên: kính mến Chúa trên hết mọi sự.
Người môn đệ thứ ba. Người được mời gọi theo Chúa Kitô một cách kiên quyết và với trọn tâm hồn, không "ngoảnh lại", thậm chí không từ biệt các thành viên trong gia đình mình.
Thực tại. Nhìn gia đình đang trong tình trạng như thể nhìn: “Trăng khuyết”, chúng ta không thể dửng dưng. Người ta đau khổ rất nhiều khi tội lỗi của con người khiến hôn nhân đổ vỡ. Nhưng, ngay cả giữa bão tố, Thiên Chúa vẫn nhìn thấy những gì trong tâm hồn. Và, Chúa quan phòng, có một nhóm giáo dân cống hiến cho gia đình: “Tha thứ chữa lành mọi vết thương, sự tha thứ là món quà tuôn trào từ ân sủng mà Chúa Kitô đổ đầy mọi gia đình khi chúng ta để cho Ngài hành động, khi chúng ta hướng về Ngài. Thật tuyệt vời, khi cha mẹ cử hành ngày lễ tha thứ với con cái của mình, bằng cách làm mới lại lời hứa hôn nhân khi cử hành thánh lễ. Chính cha mẹ hoang đàng, lạc lối, chứ không phải con cái! Nhưng điều đó cũng là một chứng tá tuyệt vời cho con cái. Quả thế, con cái, nhận thấy cha mẹ của mình không phải là những siêu anh hùng, họ không toàn năng, và nhất là họ không hoàn hảo. Và con cái của chúng ta, đã chứng kiến: “Sự khiêm tốn xin tha thứ cho nhau và sức mạnh mà cha mẹ đã nhận được từ Chúa để chỗi dậy khỏi sự sa ngã. Chúng thật sự cần điều đó! Thực ra, chính chúng cũng sẽ phạm phải những sai lầm trong cuộc sống và sẽ khám phá ra chúng không hoàn hảo. Nhưng chúng sẽ nhớ tất cả chúng là những tội nhân được tha thứ; chúng ta phải xin người khác tha thứ và chúng ta cũng phải tha thứ cho chính mình.
Các gia đình là những nơi đón tiếp: Bất hạnh. Một xã hội sẽ trở nên lạnh lùng và khó sống nếu không có các gia đình đón tiếp. Các gia đình đón tiếp và quảng đại này là một chút hơi ấm của xã hội. Một đứa trẻ khuyết tật, một người cao tuổi cần được chăm sóc, một người cha, một người mẹ không có ai nương tựa trong lúc khó khăn. Và điều đó mang lại hy vọng[2]. Thay vì sống như những hòn đảo nhỏ, chúng ta đã đặt mình phục vụ nhau. Đó là cách thực hiện quyền tự do trong gia đình. Gia đình là nơi gặp gỡ, chia sẻ, đi ra khỏi chính mình để chào đón người khác và ở bên cạnh họ. Gia đình là nơi đầu tiên chúng ta học cách yêu thương. Lời Chúa chỉ cho chúng ta con đường: đừng che chở cho con cái mình khỏi những khó khăn và đau khổ dù là nhỏ nhất, nhưng cố gắng truyền đạt cho chúng niềm đam mê sống, khơi dậy trong chúng khát vọng khám phá ơn gọi của mình và đón nhận sứ mạng vĩ đại mà Thiên Chúa dành cho chúng. Chúng ta hãy nghĩ về cậu bé Samuel, chàng thiếu niên Đavít hay chàng trai trẻ Giêrêmia; trên hết, chúng ta hãy nghĩ đến Đức Trinh Nữ Maria: “Cách tốt nhất để giúp người khác tiếp nối ơn gọi của họ là đón nhận ơn gọi của chính mình với tình yêu trung thành”. Đó là điều mà Chúa Giêsu làm: "Quyết định lên đường đi lên Giêrusalem"[3], dù biết rõ rằng ở đó Người sẽ bị kết án và bị giết. Trên đường đi Giêrusalem, Chúa Giêsu vấp phải sự từ chối của cư dân Samaria, điều này làm dấy lên phản ứng phẫn nộ của Giacôbê và Gioan, nhưng Người chấp nhận sự từ chối đó, vì đó là một phần ơn gọi của Người. Ngay từ đầu, Chúa đã bị từ chối, đầu tiên là ở Nadarét, bây giờ là ở Samaria, và Người sắp bị từ chối ở Giêrusalem. Chúa Giêsu đã chấp nhận tất cả, vì Người đã đến để gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Tương tự như vậy, không gì có thể khích lệ con cái hơn là nhìn xem cha mẹ của họ sống cuộc sống hôn nhân và gia đình như một sứ mạng, thể hiện lòng chung thủy và sự kiên nhẫn bất chấp khó khăn, lúc đau buồn và khi thử thách. Những gì Chúa Giêsu gặp phải tại Samaria diễn ra trong mọi ơn gọi Kitô hữu, kể cả ơn gọi gia đình. Có những lúc chúng ta phải gánh lấy sự phản kháng, chống đối, từ chối và hiểu lầm xuất phát từ trái tim con người, và với ân sủng của Chúa Kitô, hãy biến những điều này thành việc đón nhận người khác và thành tình yêu nhưng không.
Các gia đình được yêu cầu không có những ưu tiên khác, không được "ngoái lại đàng sau", nhớ nhung cuộc sống trước đây, sự tự do trước đây của mình, với những ảo tưởng lừa dối của nó. Sự sống trở nên "hóa thạch" khi nó không mở ra với sự mới mẻ của tiếng gọi của Chúa và tiếc nuối quá khứ. Khi Chúa Giêsu kêu gọi, cả trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, Người yêu cầu chúng ta tiếp tục nhìn về phía trước, và Người luôn đi trước chúng ta trên hành trình. Người luôn đi trước chúng ta trong tình yêu và sự phục vụ. Và những ai theo Người sẽ không phải thất vọng!
Đào luyện
Đức tin-cá vị. Biến đổi đức tin-truyền thống- cộng đồng trở thành đức tin-cá vị, bản thân, sống động và xác tín. Với phương thức: “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”. Tích hợp: “Tâm linh-Khoa học”; “Thân-tâm” hài hòa; “Đông-Tây hòa hợp”. Trong một không gian, tái hiện lại phòng tiệc ly, gọi là phòng đào luyện tâm linh. Chờ đón Chúa Thánh Thần: “Lửa và Gió”, nhẹ nhàng mà mãnh liệt; bất ngờ và lạ lùng! Mỗi gia đình, có điều kiện, nên dành một phòng nhỏ, qui tụ gia đình, mỗi tuần một giờ, ngồi thinh lặng trước Thánh Thể thiêng liêng như: “Biểu tượng Logo Thượng hội đồng Giám mục thế giới 2023”.
Đức ái- Samari. Theo chỉ thị của Chúa Giêsu: “Hãy cứ đi và làm như vậy”. Có nghĩa là sống “Liên đới-trách nhiệm và yêu thương phục vụ”, một cách vô vị lợi. “Liên đới trách nhiệm là đáp trả gia đình bất hạnh Cựu ước, Adm-Eva; yêu thương-phục vụ là thực thi Tân ước, gia đình Nazareth phúc đức.
Loan báo Tin mừng. Không chiêu dụ tín đồ nhưng bằng chứng tá hạnh phúc gia đình, “Tin-Yêu”, qua đời sống: “Hiền lành-khiêm nhường”; qua việc làm: “Yêu thương – phục vụ”; và qua chính “Đời sống nội tâm có chúa Giêsu”, theo gương Mẹ Maria, nhà truyền giáo đầu tiên cho gia đình thân nhân, họ hàng nhà mình. Chính chúa Giêsu truyền giáo: “Ân sủng, tình yêu, thay đổi thân tâm người thụ giáo, biến đổi đôi bên đều cảm nhận: “Hạnh phúc, hạnh phúc, hạnh phúc, hạnh phúc”.
Kết luận
"Tình yêu gia đình: ơn gọi và con đường nên thánh"[4]. Chủ đề này, khuyến khích các gia đình bắt đầu hành trình của tình yêu gia đình với niềm xác tín được canh tân, và chia sẻ với tất cả các thành viên trong gia đình niềm vui của lời kêu gọi này. Tình yêu thương chia sẻ với nhau luôn rộng mở, hướng ra bên ngoài, có khả năng "chạm" đến những người yếu đuối và bị thương tích, những người yếu đuối về thể xác và yếu đuối về tinh thần, và tất cả những người gặp trên đường đi. Vì tình yêu, bao gồm cả tình yêu gia đình, được thanh lọc và củng cố bất cứ khi nào nó được chia sẻ với người khác. Giáo hội ở với các gia đình. Vì Giáo hội được sinh ra từ một gia đình, Thánh Gia Nadarét, và được tạo thành phần lớn từ các gia đình. Xin Chúa giúp gia đình mỗi ngày kiên trì trong sự hiệp nhất, bình an và niềm vui, và tỏ cho mọi người chúng ta gặp gỡ biết rằng: “Thiên Chúa là tình yêu và sự hiệp thông của sự sống”[5].
Hãy trở thành những nhà truyền giáo trên mọi nẻo đường của thế giới! Đừng bước đi một mình! Hãy trở thành những người bạn đồng hành trên hành trình với người khác; hãy hân hoan loan báo về vẻ đẹp của gia đình! Hãy mang lại niềm hy vọng cho những người không có hy vọng. Hãy hành động như thể mọi thứ tùy thuộc vào anh chị em, cùng với nhận thức rằng mọi sự phải được phó thác cho Chúa. Hãy mở lòng đón nhận Đức Kitô. Hãy lắng nghe Người trong sự thinh lặng cầu nguyện. Hãy đồng hành với những người yếu đuối hơn. Hãy nâng đỡ những người cô đơn, người tị nạn, và bị bỏ rơi. Hãy là hạt giống của một thế giới huynh đệ hơn! Hãy là những gia đình có tấm lòng quảng đại! Hãy là khuôn mặt ân cần đón tiếp của Giáo hội! Xin Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, đến trợ giúp khi chúng ta không còn “rượu”; xin Mẹ là người đồng hành trong lúc im lặng và thử thách; xin Mẹ giúp gia đình bước đi cùng với Người Con Phục Sinh của Mẹ[6].
Truyền thông TGP/SG, tháng Bảy, 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
bài liên quan mới nhất
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành hoàn vũ - Nền văn minh biển & phụ nữ
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành toàn châu lục: Văn hóa - Khoa học -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Đào luyện tín hữu giáo dân trong thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tín hữu Giáo dân thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Người lãnh đạo tài khủng hoảng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ Đức tin tròn đầy và trong sáng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ cử hành Phụng vụ thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ nên Thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Chầu Thánh Thể -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện
bài liên quan đọc nhiều
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Gia đình Hiệp Hành
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo hội hiệp thông và tăng trưởng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe người nghèo, bệnh tật, đau khổ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Hiệp Hành -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Một thoáng bên thềm Thượng Hội đồng 2023 -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành 2023 - Như không có hồi kết -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Văn hóa 'nói dối đạo đức' -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ con người Việt Nam -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tiến trình tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, 2023