Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành Đức tin Thánh Thể

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành Đức tin Thánh Thể

HIỆP HÀNH
ĐỨC TIN THÁNH THỀ

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập

THÁNH THỀ LÀM NÊN NHỮNG VỊ THÁNH[1]

Có một lãnh tụ người Do Thái không tin Chúa Giêsu ngự thật trong Bí tích Thánh Thể. Ông thách thức: “Nếu để con ngựa nhịn đói ba ngày, sau đó dẫn nó đến máng cỏ; cùng lúc đó, thánh Antôn Padova kiệu mình Thánh Chúa đến. Nếu con ngựa bỏ cỏ mà quay lại quì xuống thờ lạy Thánh Thể, thì ông tin. Thánh Anton thông báo tin đó cho cộng đoàn: Cầu nguyện và ăn chay ba ngày. Đến ngày thứ ba, hai bên gặp nhau ở quảng trường, trung tâm thành phố, trước sự chứng kiến của đông đảo tín hữu và dân thành phố. Quả nhiên, con ngựa bỏ cỏ, quay lại quì gối Thờ lạy Thánh Thể khi thánh Antôn kiệu Thánh Thể tới. Sau đó Ông và cả nhóm của ông đều tin.

Hiện nay, một số lớn (7/10) người Công Giáo Hoa Kỳ không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, và chỉ một phần tư (1/4) người Công Giáo dưới 40 tuổi tin vào học thuyết về sự biến bản thể, thành Mình Máu Thánh Chúa, khi bánh và rượu được truyền phép trong Thánh lễ. Biến bản thể nơi Bí Tích Thánh Thể: Có một không hai. Bí tích thánh Thề không thể lý luận để hiểu, nhưng là mầu nhiệm đức tin, để tin. Sau đây, tôi xin chia sẻ về: “Hiệp hành, Đức tin Thánh Thể”.

Nhận thức

Khi nói về Bánh Ban sự sống, không những một số đông người Do thái phản đối mà còn có cả một số môn đệ nữa: “Lời này chói tai quá, ai mà chịu nổi”. Một số các môn đệ rút lui. Thấy vậy, Chúa Giêsu liền hỏi nhóm mười hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi sao? Simon Phêrô đại diện nhóm, tuyên xưng đức tin: “Bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đòi”[2]. Thánh Thể là trung tâm và là tuyệt đỉnh của các bí tích. Các bí tích đều qui hướng và gắn liền với bí tíchThánh Thể. Thánh Thể là lương thực cho Giáo Hội lữ hành. Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể. Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Giáo Hội. Công đồng Vatican II xác định: “Nguồn gốc và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu”. Thực vậy, Thánh Thể là “chóp đỉnh” của hành trình gia nhập Kitô giáo, nhưng cũng là chóp đỉnh của hoạt động tông đồ. Thánh Thể cũng là “nguồn mạch” của mọi sinh hoạt trong đời sống Giáo Hội, vì Thánh Thể là lương thực cần thiết cho sự sống và sứ mạng của Giáo hội. Bởi vậy, bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tuyệt đỉnh của toàn thể công việc rao giảng Tin Mừng: trong khi các người dự tòng được dẫn đưa dần dần đến việc tham dự bí tích Thánh Thể, thì các tin hữu, những người đã mang ấn tích Rửa tội và Thêm sức, sẽ được kết hiệp trọn vẹn với Thân thể Chúa Kitô, nhờ bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể vừa là lương thực cho đời sống đức tin và đức ái của người tín hữu, vừa là bảo chứng cho niềm hy vọng được thông phần vào sự phục sinh vinh hiển của Chúa Kitô: “Người còn lấy chính Mình Máu Người nuôi họ, cho họ tham dự vào cuộc sống vinh hiển của Người”. Bí tích Thánh Thể còn đưa ta vào hiệp thông với Giáo Hội các thánh trên trời: “Khi cử hành Hy tế tạ ơn, chúng ta kết hợp rất mật thiết với việc thờ phượng của Giáo Hội trên trời, vì hiệp cùng Giáo Hội, chúng ta kính nhớ trước hết Đức Maria vinh hiển, trọn đời đồng trinh, sau là thánh Giuse, các thánh tông đồ và tử đạo cùng toàn thể các thánh”[3]. “Thật vậy, đức bác ái mục tử trước hết phát xuất từ Hy Tế Thánh Thể; do đó, Hy tế Thánh Thể là trung tâm và là cội rễ của toànthể đời sống linh mục; cho nên linh mục phải cố gắng sống thực trong tâm hồn điều mình đã làm trên bàn tế lễ”Mầu nhiệm Thánh Thể dường như thấm nhập vào trong tất cả các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II. Nhưng có lẽ điều mà Công đồng ước mong hơn cả đó là mầu nhiệm Thánh Thể thấm nhập và toả chiếu trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội cũng như của mọi thành phần Dân Chúa[4].

Để đáp lại ước muốn của Công đồng trong bối cảnh nhiều người không tin vào bí tích Thánh Thể, các giám mục Hoa Kỳ, tổ chức một cuộc Phục hưng Thánh Thể Quốc gia nhằm thấm nhuần sự hiểu biết sâu sắc hơn về Bí tích Thánh Thể. Sáng kiến hồi sinh đức tin và lòng yêu mến Thánh Thể sẽ bao gồm việc phát triển các tài liệu giảng dạy mới, đào tạo cho các lãnh đạo giáo phận và giáo xứ, ra mắt trang web dành riêng cho việc phục hồi lòng yêu mến Thánh Thể, và triển khai một nhóm đặc biệt gồm 50 linh mục, những vị sẽ đi khắp đất nước để rao giảng về Bí tích Thánh Thể. Chiến dịch sẽ chính thức khởi động vào ngày 19/6/2022 vào ngày lễ Mình Thánh Chúa. Chân phước Carlo Acutis, một thanh niên Công giáo người Ý đã sử dụng tài năng máy tính của mình để chia sẻ nội dung trực tuyến về các phép lạ Thánh Thể, sẽ là thánh quan thầy cho năm đầu tiên của sáng kiến. Đại hội Thánh Thể Quốc gia sẽ diễn ra tại Indianapolis từ ngày 17-21/7/2024. Đức cha Andrew H. Cozzens, mới được bổ nhiệm cho giáo phận Crookston, bang Minnesota, một trong những nhà tổ chức, cho biết rằng Đại hội này sẽ là đại hội đầu tiên thuộc loại hình này ở Hoa Kỳ trong gần 50 năm. Đại hội Thánh Thể cuối cùng của Hoa Kỳ đã diễn ra ở Philadelphia vào năm 1976. Trước đây, các sự kiện Thánh Thể quốc gia như vậy được tổ chức mười năm một lần. Đức cha Cozzens nói: “Mục tiêu là đưa mọi người đến gặp gỡ cá vị, thân mật, xác tín, hơn với Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể để cuộc sống của họ có thể được biến đổi”. Đức cha cho biết, sáng kiến kéo dài ba năm, vì các giám mục muốn nó sẽ có ảnh hưởng đến Giáo hội, ở mọi cấp độ, dành cho các giáo xứ, giáo phận và toàn quốc nói chung[5]. Sự kiện gây chú ý nhất là dịp lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, 19/6/2022, chúng ta không chỉ có niềm vui cử hành mầu nhiệm, nhưng còn có dịp ca ngợi Người và ca hát trên các đường phố của thành phố. Những cuộc rước Thánh Thể, thực hiện vào cuối thánh lễ, thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với tất cả các hành trình Chúa đã cho chúng ta thực hiện qua các sa mạc của nghèo đói, để đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nô lệ, qua việc nuôi dưỡng chúng ta với tình yêu của Ngài qua Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa[6].

Tại Hoa Kỳ

Các cuộc rước Mình Thánh Chúa nhân ngày lễ Corpus Christi, trong bối cảnh Phục hưng Thánh Thể Quốc gia. Một số lượng lớn chưa từng có người Công Giáo rước kiệu Thánh Thể vào Ngày lễ Mình Thánh Chúa. Quang cảnh gợi nhớ đến một ngày lễ ở Âu Châu thời Trung cổ, trong đó đức tin được chia sẻ công khai trước công chúng[7]. Tất cả những người Công Giáo được mời gọi vào một cuộc gặp gỡ mới với Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể, đặc biệt là những người Công Giáo không hiểu hết quyền năng của Bí tích Thánh Thể. Đây là thời điểm để đừng xấu hổ về Tin Mừng nhưng để loan báo Tin Mừng từ những mái nhà. Ở Detroit, một cuộc rước dài hơn bình thường đến hai dặm đã diễn ra vào ngày Chúa Nhật 19 tháng Sáu, sau Thánh lễ 1 giờ chiều tại Nhà thờ Chính tòa, và kết thúc tại Đại Chủng viện Thánh Tâm, nơi Tổng Giáo phận đào tạo chức tư tế.

Tại Việt Nam

Sau Thánh lễ trọng thể kính Mình Máu Thánh Chúa, ngày 19/6/2022, Đức TGM Giuse đã long trọng chủ sự cuộc cung nghinh Mình Thánh Chúa xung quanh 5 tuyến phố của quận Hoàn Kiếm- thành phố Hà Nội: Nhà thờ – Hàng Trống – Lê Thái Tổ – Tràng Thi – Nhà Chung. Trải qua dòng thời gian, kể từ sau cuộc cung nghinh Thánh Thể vào năm 1954 do Đức Khâm sứ Toà thánh chủ sự, mãi đến hôm nay, sau gần 70 năm, cuộc cung nghinh linh thiêng quy tụ cả vạn tín hữu mới được tái hiện.

Gần đây, những vị thánh nổi tiếng về Thánh thể: Thánh giáo hoàng G.P. II. Thánh Teresa Calcutta. Chân phước Carlo Acutis. Và một số Đại hội Thánh Thể. Đặc biệt 2024, đại hội Thánh Thể toàn quốc tại Hoa kỳ.

Đào luyện

Theo Chân phước Giáo hoàng Gioan Phalô I[8], Ngài so sánh như trong gia đình mừng bổn mạng người cha. Người con bé nhất, đọc thuộc lòng một bài thơ; người thứ hai, đọc một bài diễn văn; người thứ ba, dâng một bó hoa cẩm chướng đỏ; sau cùng là bà vợ. Bà nhìn chồng và chồng nhìn bà, không có gì khác. Đó là bốn loại cầu nguyện. Ngài giải thích: Khẩu nguyện; suy niệm; tâm tình và cao cấp: “Tôi đặt mình trước mặt Chúa và tôi không nói gì”. Đó là phương thức đào luyện tâm linh, tập trung vào Bí tích thánh Thể: “Con nhìn Chúa, Chúa nhìn con. Con yêu mến Chúa. Xin Chúa biến đổi con nên giống Chúa…”. Phương thức này được thực hiện trong phòng đào luyện tâm linh. Nguồn gốc từ phòng tiệc ly, sau khi Chúa Giêsu về trời. Gọi là phương pháp “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”.  Đặc điểm, tích hợp:“Tâm linh-Khoa học”. Tâm linh: hình thức đơng giản, dùng Logo 2023, tương thích với văn hóa “Lưỡng Long chầu Nhật”. Hình thức phong phú hơn: Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Abba. Chúa Thánh Thần cách tân, hình chim bồ câu ngậm cành Oliu, báo hiệu mùa xuân mới. Bảy ngọn lửa. Thánh giá với tượng chịu nạn. Quả tim, tượng trưng cho Tình Yêu Thánh Thể. Có Đức Mẹ, hướng về Thánh Thể, người phụ nữ đầu tiên chầu Thánh Thể. Khoa học: Tích hợp văn hóa đông-tây: Tình và lý, tĩnh và động, có sư phạm, có nhạc không lời, có ánh sáng huyền linh, mờ ảo, tập trung vào Thánh Thể thiêng liêng. Và sách “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”. Đạt mục tiêu: “Đức tin-Cá vị”.

Hy vọng, mỗi gia đình, có điều kiện, dành một phòng đào luyên tâm linh. Mội tuần một giờ, cả gia đình tập trung, ngồi thinh lặng trước Thánh Thể thiêng liêng. Hệ quả: Hướng về mặt trời, sức nóng mặt trời đúc luyện thành nhựa sống, nuôi sống toàn thân cây. Mặt trời làm da sạm nắng, Thánh Thể làm chúng tra trở nên những vị thánh[9]. Mẹ thánh Têrêsa Calcutta: “Xin các linh mục mở cửa Nhà Tạm, chầu Thánh Thể”. Thánh Giáo hoàng G.P. II, lập “Hội Giáo dân chầu Thánh Thể, 1991”. Mục đích: “Toàn thể Giáo Hội chầu thánh Thể”. Chân phước Eymard, Đấng sáng lập dòng Thánh Thể, xác tín: “Có Thánh Thể là có tất cả”. Đức Hồng y đáng kính,  FX. Nguyễn Văn Thuận, sau khi trải nghiệm bản thân, đã thâm tín chia sẻ: “Còn Thánh Thể là còn tất cả”. Kinh nghiệm cùa Cha cố Pet. Hoàng Xuân Nghiêm: “Quây quần bên Thánh Thể, không thiếu bất kỳ sự gì, ngay cả ơn gọi”. Hai giáo phận Kansas và Miami, có nhiều ơn gọi linh mục mục nhất nước Mỹ, lý do: Chầu Thánh Thể ngày đêm và có trường trung học trong giáo xứ.

Hệ quả chầu Thánh Thể:“Mọi sự đang thay đổi sau khi việc tôn thờ Thánh Thể lan rộng”.
Hậu quả chầu Thánh Thể. Nhiều người dị ứng, hắt hơi. Bỏ ra ngoài. Một số vị không kiềm chế được những tư tưởng, hành động trong quá khứ nổi lên, khiến không thể ngồi thinh lặng trước Thánh Thể. Một số khác, thích đọc kinh, theo thói quen của văn hóa tính cộng đồng.

Giải pháp. Theo Chân phước Giáo hoàng G.P I. Gồm ba bước: Tôn thờ và Yêu mến Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Nếu nổi lên những ý tường và các hành vi khuyết điểm quá khứ, chúng ta: “Xin Chúa Giêsu thương xót con”. Nếu chúng  trồi lên mạnh mẽ, không thể cưỡng lại được, chúng ta kêu nài: “Xin Chúa Giêsu cứu con”[10]. Và sau cùng, nếu cần, chúng ta có thể thêm kinh nghiệm của Thánh Hieronimo, do Chúa Giêsu dậy: “Hãy dâng tội của con cho Ta”. Và lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxico: “Hãy kiên nhẫn, ngồi đó, Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ cho con biết, Người yêu thương con thế nào”!

Năm biện pháp để chiến đấu với ma quỷ[11].
1. “Con đường chính là cầu nguyện. Và trong lãnh vực này, việc tôn thờ Thánh Thể và các hình thức khác nhau của lòng sùng kính Đức Mẹ ”. Và: “Mọi sự đang thay đổi sau khi việc tôn thờ Thánh Thể lan rộng”.
2. "Dạy giáo lý đầy đủ về hành động của ma quỷ và cách đối đầu với chúng."
3. “Cơ hội để chia sẻ các vấn đề về ma qủy học có thể nảy sinh trong cuộc đối thoại.”
4. “Cử hành lễ trừ tà khi cần thiết, “luôn tôn trọng các quy tắc của Giáo hội”.
5. "Đào tạo các linh mục và tu sĩ liên quan đến sức khỏe tâm thần và cuộc chiến chống lại ma quỉ.

Kết luận

Thánh thể làm nên những vị Thánh. Câu chuyện: Trong lớp giáo lý, dì phước hỏi: Thánh là gì? Có nhiều câu trả lời rất hay. Đặc biệt, có em trả lời: “Thánh là người được ánh sáng mặt trời chiếu qua”. Tại sao? Sáng hôm qua, khi em theo mẹ đi chợ, ngang qua nhà thờ chính tòa, ghé vào viếng Chúa. Mẹ em chỉ lên tường, có những hình các Thánh. Lúc đó có ánh mặt trời chiếu qua, trông rất rõ và rất đẹp. Mẹ em: “Thánh là những người có ánh sáng mặt trời chiếu qua”. Hôm nay, Thánh là những người có Thánh Thể chiếu qua.

Khẩn thiết, tiến hành chương trình chầu “Thánh Thể-cá vị”. Ngồi thinh lặng trước Biểu tượng Thánh thể (Logo THĐGMTG 2023) cách thiêng liêng, trong từng gia đình, nếu có điều kiện. Với phương pháp: “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”, bao gồm “tâm linh-khoa học”. Và vì Đức tin là một ân huệ, nên muốn có Đức tin, chúng ta cần kiên trì cầu xin. Theo kinh nghiệm, nên dùng ba lời nguyện tắt sau đây: “Xin Chúa thêm đức tin cho con. Xin cho con được gặp Chúa. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể giải quyết (…) Amen./.

Truyền thông, TGP/SG, tháng Tám 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

[1] Chân phước Carlo Acutis

[2] Ga 6, 60-69

[3] Sách Lễ Rôma, Lễ Quy

[4] Công đồng Vaticanô II

[5] Vatican News, CNA 17/11/2021

[6] Đức Thánh Cha Phanxico, bài giảng của ngài hôm 4 tháng 6 năm 2015 rằng: 2020 - VietCatholic Network - Designed by J.B. Đặng Minh An 

[7] Các cuộc rước Mình Thánh Chúa tại Hoa Kỳ, Larger than usual Corpus Christi processions to usher in National Eucharistic Revival. Hàng triệu người ở Âu Châu rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa

[8] Chân phước Giáo hoàng Gp. I, Người Samaritanô nhânhậu, linh đạo của công đồng Vat. II, Nxb Tôn Giáo, 2015, p. 462

[9] Chân phước Acutis

[10] Chân phước Giáo hoàng Gp. I, Người Samaritanô nhânhậu, linh đạo của công đồng Vat. II, Nxb Tôn Giáo, 2015

[11] Đức Hồng Y tương lai Marengo, ngày 21/07/22, vị giám mục truyền giáo vừa được Đức Phanxicô nâng lên hàng Hồng Y cho một đất nước chỉ có 1,500 người Công Giáo. Ngoài việc lập kỷ lục về tuổi tác, vị giám mục trẻ tuổi này còn là một nhà trừ tà trong hơn 20 năm! Vị tân Hồng Y trẻ nhất của Giáo hội cũng là một nhà trừ quỷ: Giám mục Giorgio Marengo, 4

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top