Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Chầu Thánh Thể - Đào luyện Đức tin - Cá vị
HIỆP HÀNH
CHẦU THÁNH THỂ
ĐÀO LUYỆN ĐỨC TIN-CÁ VỊ
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
Dẫn nhập
Chầu Thánh Thể là ước nguyện của hai thánh. Thánh giáo hoàng G.P. II và Thánh Têrêsa Calcutta. Mẹ Thánh Têrêsa nói rõ hình thức ước nguyện chầu của Mẹ: “Ngối thinh lặng trước Thánh Thể”. Chân phước Giáo hoàng GP. I: “So sánh như người vợ nhìn chồng và chồng nhìn vợ, thế là đủ rồi, không cần nói gì”. Đức Giáo hoàng Phanxico Assisi khuyên người không tin: “Cứ kiên nhẫn ngồi đó, Chúa sẽ cho con hiểu Người là ai và yêu con thế nào”. Hướng đi này, rất phù hợp với Biểu tượng (Logotype) của Thượng hội đồng Giám mục thế giới 2023. Và văn hóa Việt Nam: “Lưỡng Long chầu Nguyệt”. Hai con rồng chầu mặt trăng. Sau đây, tôi xin chia sẻ ít điều về: “Hiệp hành, Chầu Thánh Thể-Đào luyện Đức tin-cá vị”.
Nhận thức
Bắt nguồn từ phòng tiệc ly. Sau khi Chúa Giêsu sống lại về trời, Ngài hứa sai Thánh Thần. Các tông đồ cùng với Đức Mẹ, ẩn mình trong phòng kín: Hiệp thông cầu nguyện; khao khát, mong mỏi, chờ đón lễ Ngũ Tuần. Đúng ngày đó, Chúa Thánh Thần hiện xuống, qua hình “Lưỡi lửa và Gió”. Các Tông đồ, nhận ra thời điểm, can đảm tiến về phía trước, loan báo tin mừng Phục sinh, “Nhân danh Chúa Giêsu”, trao ban cho con người niềm tin và hy vọng để đứng dậy, hân hoan, cùng hiệp hành tiến về phía trước.
Giải thích.
Hai biểu tượng: “Lửa và Gió”. Lửa[1]: biểu hiện, tình yêu, ân sủng, hoán đổi[2], gươm và sự cưỡng bách. Gió: biểu tượng của sức mạnh “Thần linh huyền diệu”; biểu hiện sự canh tân: “Luồng gió canh tân”, dịu dàng, nhưng mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng. Lưỡng Long chầu Nguyệt. Lưỡng Long là hai con Rồng: Ám chỉ Dân tộc Việt Nam là con Rồng Cháu Tiên. Hai con: Đoàn kết. Mặt trăng biểu hiện của lòng nhân ái. Nhân ái là gốc của đạo đức. Chầu là hướng về, ngưỡng mộ, yêu mến, khao khát, mong ước Đạt Đức. Như thế, Dân tộc Việt nam, luôn đoàn kết, cùng nhau hướng về Đạo Đức. Dân tộc chúng ta luôn lấy Đức làm trọng: “Đức thắng số; có đức mặc sức mà ăn; đức trọng qủi thần kinh”.
Logo, biểu tượng của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới 2023. Bó cây diễn tả Giáo hội hiệp hành cùng nhau tiến bước theo Chúa Kitô. Hai bàn tay vươn lên, biểu hiện hướng về, chiêm ngắm, khát khao, ước mong, và đạt tới Chúa Giêsu Thánh Thể: “Đấng Cứu Độ duy nhất”.
Đào luyện
Chúa Giêsu đào luyện Phêrô, tông đồ trưởng.
Phúc âm cho biết, Chúa Giêsu Phục sinh, cùng với vác tông đồ dùng bữa. Sau đó, Người gọi Phêrô gặp riêng và đào luyện Ông. Phương thức đào luyện Phêrô là mô hình đào luyện các tông đồ và Giáo hội. Người là một nhà giáo dục đại tài. Giáo dục, ngoài yếu tố tâm linh Người chú trọng tới khoa học. Nên Người áp dụng khoa sư phạm và có mục tiêu. Sau khi dùng bữa: ăn rồi, ám chỉ: “Có thực mới vực được đạo”. Tạo nên “Thân-tâm” hài hòa. Người biến phương thức đào luyện đức tin cộng đồng trở thành phương thức đào luyện “Đức tin-cá vị”, khi gặp riêng Phêrô. Sư phạm là tiệm tiến, lặp đi lặp lại và đụng chạm tới toàn diện cơ năng chủ yếu của con người: “Tâm-trí và ý chí”. Người hỏi Phêrô ba lần: “Con có yêu mến Thầy không”? Yêu là Tâm. Phêrô trả lời: “Thầy biết con yêu mến Thầy”. Biết là Trí. Lần thứ ba: “Con có yêu mến Thầy không”? Phêrô bức xúc trả lời: “Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết con yêu mến thầy”. Chúa Giêsu thấy tâm và trí của Phêrô quyện lại thành ý chí quyết theo Thầy. Lúc ấy Người mời gọi: “Hãy theo Thầy”. Đó là mục tiêu. Sau mỗi lần trả lời, Chúa Giêsu đều trao trách nhiệm mục tử: “Hãy chăn dắt đàn chiên của Ngài là Giáo hội, là toàn thể nhân loại”.
Chúa Giêsu đào luyện Phaolô, tông đồ dân ngoại.
Ông đã từng bắt bớ các Kitô hữu của Chúa Giêsu. Đang lúc trên đường thi hành lệnh truy bắt, Ông đã ngã ngựa và bị mù mắt. Trong biến cố này, Ông đã gặp và đối thoại trực tiếp, cách thiêng liêng với Chúa Giêsu. Và từ giây phút gặp Chúa, Ông đã vâng theo mệnh lệnh của Người. Cuối cùng Ông đã sáng mắt. Sau này Ông xác nhận: “Ông đã dược Chúa Giêsu dạy bảo mọi sự”. Chúa chủ động đào luyện Phaolô, trở thành tông đồ, cũng một phương thức, như Phêrô: “Bản thân, đạt đức tin-cá vị”.
Phêrô, Phaolô: Hai tông đồ cột trụ của Hội thánh. Cả hai đều được Chúa Giêsu đào luyện, theo phương thức: “Gặp gỡ, cá vị, bản thân, xác tín”. Đạt “Đức tin-cá vị” mới có thể kiên trì vượt qua mọi thử thách, gian nguy, thậm chí các ngài sẵn sàng lấy cái chết làm chứng Đức tin cho Chúa và đem lại nguồn sống cho con người.
Chúng ta, trên con đường hiệp hành, hiệp thông, sứ vụ, thì sao? Cùng với Chúa Thánh Thần trở về nguồn, đưa ra giải pháp, đáp trả thời đại, đem lại nguồn sức sống mới cho con người và thế giới. Sau đây là phương thức: Đào luyện Đức tin-cá vị trước Thánh Thể.
Áp dụng
Cần thực hiện một phòng chầu Thánh Thể trong gia đình, như tôi đã có dịp trình bày. Hầu có thể gặp gỡ bản thân, thinh lặng với Chúa Giêsu. Xác tín: Đón nhận lời hứa của Chúa Cha nhân danh Người “Sai Thánh Thần”. Sau đây, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm về: “Đào luyện chầu Thánh Thể”. Ngồi thẳng, hai chân để bằng. Bàn tay là xúc giác. Nên dùng đầu ngón cái đụng vào đầu ngón trỏ, để tập trung giây thần kinh. Khoa học cho biết, chỉ 10 % giây thần kinh tập trung còn 90 % tản mạn, vì thế, linh đạo Tây phương có phương pháp: “Cầu nguyện tập trung”. Hai mắt nhắm, mở ¼, nhìn xuống đầu mũi. Ý thức việc mình làm: “Tôi biết tôi…”. “Hít-nín-thở” để điều hòa thân-tâm. Hít vào thì phình bụng; thở ra thì thóp bụng, ba lần. Cầu nguyện: “Xin Chúa Thêm đức tin cho con và xin cho con được gặp Chúa”, ba lần. Cảm nhận hai điều quan trọng: “Chúa đang nhìn con, vì con là hình ảnh của Chúa, nên con rất đẹp”. “Chúa đang yêu thương con, vì Chúa là Tình yêu, con là con của Người”, ba lần. Sau đó, nhận chìm sâu cái Tôi kiêu căng, tự phụ trong ánh nhìn dịu hiền và trong tình thương bao dung của Người, ba lần. Cái Tôi tự mãn, dần dần trở thành cát bụi và lâu ngày trở thành đất. Khi khiêm hạ tột cùng, Chúa Giêsu sẽ nhẹ nhàng bước bào tâm hồn con. Người ở đó. Và dần dần biến đổi con nên giống người, nên đồng hình đồng dạng, nên một, nên thánh. Cụ thể, nên người: “Hiền lành và khiêm nhường; biết sống kiên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ, qua con đường truyền giáo mới là đối thoại và hòa giải, bằng chứng tá, ba lần. Điều quan trọng là đón nhận Thánh Thần. Chúng ta tiếp tục xin: “Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con. Cùng với Mẹ Maria, con đón nhận Thánh Thần. Xin Thánh Thần ban ơn khôn ngoan, sức mạnh và tầm nhìn. Cho con ơn khôn ngoan để phục vụ Dân Chúa; cho con ơn sức mạnh để loan báo Tin vui và cho con tầm nhìn, cùng mọi người vươn tới tương lai”, ba lần. Xác tín Chúa Thánh Thần ở và đồng hành với con. Ngài là thầy dạy duy nhất và là Đấng làm cho con nhớ lại những gì Chúa Giêsu dạy. Kết thúc, “Hít-nín-thở”, ba lần. Cầu nguyện: “Xin Chúa cất bớt những trở ngại trong con để chương trình của Chúa được thực hiện”, ba lần. Cầu phúc lành: “Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha và Con và Thánh Thần xuống phúc lành cho con và toàn thế giới hôm nay”. Amen./. Mở mắt. Mắt rất sáng và tâm trí thoáng nhẹ, vui tươi.
Kết luận
Không phủ nhận các phương thức sống đạo trong quá khứ. Những phương thức sống đạo và truyền đạo đã ảnh hường lâu đời, hình thành nên đời sống Giáo hội hiện nay. Và đã đem lại hệ quả nhất định. Không thể một sớm một chiều mà có thể chuyển biến. Nhưng có nên chăng, cần thêm thực hành đổi mới phương thức đào luyện Đức tin bằng phương thức: "Chầu Thánh Thể". Dần dần biến đức tin truyền thống, cộng đồng trở thành đức tin-cá vị, xác tín, bàn thân, sống động. Nhất là đào luyện thiếu nhi và giới trẻ. Không có đức tin cá vị này, với nền văn minh Biển. Nhiều hứa hẹn, nhưng đầy sóng gió, bão táp, có lúc sóng thần. Nhưng Giáo hội vẫn trụ nổi và có thể lướt trên sóng, dù có lúc chìm xuống, những rồi vẫn trồi lên, vượt qua. Chúa Giêsu đã từng trách cứ các Tông đồ: "Sao con kém lòng tin". Và ngài đã dùng quyền năng mà ngăm đe sóng gió, biển liền im lặng như tờ. Khó có con đường nào khác, ngoài Phúc âm/.
Học viện Công giáo Việt Nam, tháng Tám 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
bài liên quan mới nhất
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành hoàn vũ - Nền văn minh biển & phụ nữ
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành toàn châu lục: Văn hóa - Khoa học -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Đào luyện tín hữu giáo dân trong thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tín hữu Giáo dân thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Người lãnh đạo tài khủng hoảng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ Đức tin tròn đầy và trong sáng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ cử hành Phụng vụ thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ nên Thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Chầu Thánh Thể -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện
bài liên quan đọc nhiều
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Gia đình Hiệp Hành
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo hội hiệp thông và tăng trưởng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe người nghèo, bệnh tật, đau khổ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Hiệp Hành -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Một thoáng bên thềm Thượng Hội đồng 2023 -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành 2023 - Như không có hồi kết -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Văn hóa 'nói dối đạo đức' -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ con người Việt Nam -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tiến trình tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, 2023