Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Công đồng Vat. II - Rửa tội cho thế giới

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Công đồng Vat. II - Rửa tội cho thế giới

HIỆP HÀNH
RỬA TỘI CHO THẾ GIỚI

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập

Công đồng Vat. II là Công đồng mục vụ. Mục vụ là chăm sóc con người, Giáo hội và thế giới. Các Nghị phụ xác định: “Từ khởi sự cho tới hoàn thành, nhất là các nghị quyết của Công đồng đều do Chúa Thánh Thần hướng dẫn”. Công đồng còn là hướng đi của thời đại, nhất là Hiến chế Mục vụ Giáo hội trong thế giới hôm nay. Sau đây, tôi xin chia sẻ một thoáng “Hiệp hành Công đồng Vat. II- Rửa tội cho thế giới”.

Nội dung

Công đồng khai mạc 1962 và kết thúc 1965. Gồm 18 văn kiện: bốn Hiến chế, chín Sắc lệnh, ba Tuyên ngôn và hai Sứ điệp: Mở đầu và kết thức. Sứ điệp bế mạc, Công đồng gởi bảy thư cho bẩy đối tượng tiêu biểu, quan trọng và đặc biệt trong thế giới. Thư đầu tiên: Gửi các nhà cầm quyền, do đức hồng y A. Líenart tuyên đọc[1]. Và thư cuối cùng: Gửi giới trẻ, do Đức Hồng y G. Agagianian tuyên đọc.

Căn bản Công đồng tập trung vào Chúa Kitô và Lời của Người; Cốt lõi Công đồng tập trung vào con người và môi trường. Và trọng điểm của Công đồng là tập trung vào bản chất của Giáo hội: Loan báo Tin mừng, qua con đường đối thoại và hòa giải.

Để thực hiện ba tập trung trên đây, Công đồng đưa ra những nguyên tắc mục vụ, có tính bao trùm, chi phối Giáo hội và toàn thể nhân loại. Những nguyên tắc mục vụ lớn, đó là: “Cả… Cả…”; “Ân sủng và thực tại”; “Hiệp nhất trong dị biệt”; “Thống nhất trong những điều chính, tự do trong những điều phụ, bác ái trong hết mọi sự”. Và tất cả bắt đầu từ định nghĩa. Ví dụ, định nghĩa về con người: “Cả hồn cả xác”; về “Giáo hội Chúa Kitô là một mầu nhiệm, là thực tại thiêng liêng”; về “Thế giới là tạo vật do Thiên Chúa tạo dựng, yêu thương và bảo trì. Được Đức Kitô giải thoát để tiến tới sự viên mãn. Và con người nhận lãnh sứ mệnh chinh phục trái đất và cai quản trong công bình và thánh thiện.”  Trên con đường hiệp hành, Công đồng đưa ra ba trở ngại về con người thời nay: “Bất định, vô cảm và vô tín”. Bất định, có nghĩa là mọi sự đều tương đối, con người vô thường, không có gì vĩnh viên, cái gì cũng có thể thay đổi, thậm chí ngay cả trong hôn nhân. Vô cảm, có nghĩa phải hợp lý, có lý là được, căn cứ vào vật chất, cứ có tiền là được, không đặt nặng tình cảm; đầu, lý trí to hơn quả tim, tình yêu. Con người làm chuẩn mực cho con người, thích, muốn là làm, ngay cả phá thai, đồng tình luyến ái, thai nghiệm. Vô tín, có nghĩa là chỉ tin những gì có thể chứng minh được bằng khoa học. Trong mục vụ, trở ngải nào cũng có giải pháp. Các Nghị phụ, các nhà làm mục vụ là cùng với Chúa Thánh Thần đưa ra những giải pháp, đáp ứng nhu cầu thời đại. Hầu đem lại cho con người và thế giới nguồn sinh lực mới. Công đồng đưa ra hai giải pháp, mang tính chiến lược, toàn cầu và mang tính triết lý nhân sinh. Giải pháp thứ nhất là về Lòng tin. Nhân loại tin vào lòng thương xót Chúa, qua tình yêu và lòng xót thương của Giáo hội. Yêu thương con người và thế giới cho tới cùng như Chúa Giêsu, vâng theo ý Chúa Cha, yêu thương, chấp nhận hy sinh, chịu đau khổ và chịu chết trần trụi trên thập giá. Người đã sống lại và đang sống, đang cùng hiệp hành với Giáo hội, với nhân loại, với từng người cụ thể. Cũng như tình yêu thương của cha mẹ, nhất là của người mẹ. Yêu con, dù con thế nào, nó vẫn là con mình, cho tới cùng, vô vị lợi, không kể công. Con cái dần dần sẽ thức tỉnh, tin vào Cha mẹ. Có khi cha mẹ khuất bóng trên cõi đời này, niềm tin mới trỗi dậy! Giải pháp thư hai là về môi trường. Môi trường là thế giới, thiên nhiên, xã hội và môi trường sáng tạo. Trời, đất, con người là một thể thống nhất. Tất cả đều có liên quan tới con người. Khám phá ra con người, trái đắt và thiên nhiên sẽ nhận ra luật cân bằng, vô cùng trật tự. Sách giáo lý dậy: “Khám phá ra trời đất muôn vật trật tự lạ lùng, liền biết có Đức Chúa Trời”. Trong bài diễn văn bế mạc Công đồng, Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã khẳng định: “Phải biết con người nếu muốn biết Thiên Chúa”. Phá gãy luật cân bằng, trật tự này, sẽ gây hậu quả, đổ vỡ, vô cùng thiệt hại lớn lao cho con người. Xu hướng thế giới, đang trở về với con người, dù còn một số bộ phận vì lợi nhuận, thiếu lương tâm, hoặc lương tri mờ tối, đã có những khinh miệt, xúc phạm tới phẩm giá con người nhất là thai nhi, trẻ em và phụ nữ. Gần đây, Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết về quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người và Hội đồng Giám Mục Hoa kỳ rất ủng hộ. Bây giờ là lúc bắt đầu công việc xây dựng một nước Mỹ thời hậu Roe. Đó là thời gian để chữa lành vết thương và sửa chữa những chia rẽ xã hội; đó là thời gian để suy tư một cách có lý trí và đối thoại dân sự, đồng thời cùng nhau xây dựng một xã hội và một nền kinh tế hỗ trợ hôn nhân và gia đình, đồng thời là nơi mọi phụ nữ có sự hỗ trợ và nguồn lực cần thiết để đưa con mình đến với thế giới này trong tình yêu thương. Với tư cách là những nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng tôi cam kết tiếp tục phục vụ kế hoạch tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa dành cho con người, và hợp tác với đồng bào của chúng ta để thực hiện lời hứa của Hoa Kỳ là bảo đảm quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc cho tất cả mọi ngườ[2].

Ảnh hưởng

Theo Kinh thánh, con người là họa ảnh của Thiên Chúa Tình yêu. Trước Công đồng, vì ảnh hưởng thuyết Nhị nguyên, và theo óc phân tích khoa học của Tây phương, con người gồm hai phần: “là xác và hồn”. Có những chủ nghĩa nhấn mạnh tới thể chất, có những chủ trương nhấn mạnh tới hồn. Công đồng định nghĩa: “Là cả hồn cả xác”. Xác hồn là một thể thống nhất. Thân tâm hài hòa. Nói theo Phúc âm, gương Chúa Giêsu: “Cả thể chất, cả tinh thần cả tâm linh”. Định nghĩa này, qua đó, Công đồng hóa giải quan niệm về con người. Thay đổi triết lý về con người, thay đổi cách nhìn về sự thánh thiện của con người và cách phục vụ con người. Công đồng làm thay đổi không những trong giáo hội mà còn trong thế giới, các chủ nghĩa xét lại và từ đó làm thay đổi các thể chế xã hội. Có thể nói: “Công đồng Vat. II rửa tội cho thế giới”.

Lúc này, chúng ta càng cần xác tín: “Chúa có mặt trong lịch sử” loài người. Người điều khiển

thế giới qua Thần Khí. Thần khí chi phối, qua ngả văn hóa và cụ thể qua các qui luật tự nhiên, như luật cân bằng là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Ví dụ, theo bản đồ phát triển kinh tế Đông Tây, 1275, năm 2000 +1 bắt đầu nền văn minh ngàn năm thứ III. Được gọi là nền văn minh Biển; nền văn minh Đông-Tây, hòa hợp, gặp nhau ở Châu Á Thái Bình Dương. Việt Nam ở ngã tư Đông Nam Á, được coi là điểm dừng, nơi hội tụ của nền văn minh mới. Việt Nam do Trời và Đấng Tạo hóa an bài, nằm dài trên thềm Biển. Rất đúng với văn hóa “Phong-Thủy”: Sau sưng dựa núi, trước mật là biển, có tả thanh long, hữu bạch hổ. Ây là thời vận của Việt Nam chúng ta. Thời cơ đến vận thuận theo. Lúc này, Dân tộc Việt Nam làm gi cũng thắng lợi: “Thành ư quả quyết, bai ư do dự”.

Tầm nhìn. Thế giới bao gồm cả Đông cả Tây, là ngôi nhà chung, năm Châu là một nhà. Và cả nam cả nữ, một nhân loại, tứ hải giai huynh đệ, bốn bể đều là anh em.

Hành động. Từ tầm nhìn tiến tới: Đại kết. Hòa bình các tôn giáo. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy: Không thể có hòa bình nếu không có hòa bình giữa các tôn giáo. Vì thế, tuyệt đối tôn trọng cốt lõi của các tôn giáo. Nhưng cùng nhau  và giúp nhau sống tốt tôn giáo của mình. Không chinh phục, chiêu mộ tín đồ, nhưng chỉ là người làm chứng bằng cuộc sống, việc làm và bằng nội tâm về niềm tin và tình yêu, là những yếu tố căn bản làm nên hạnh phúc đích thực và vững bền cho con người. Giáo hội cùng nhau hiệp hành theo Đức Kitô, buông bỏ tất cả, chì giữ lại tin yêu. Sẵn sàng thực hành câu: “Của Caesar trả cho Caesar, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa”, thế giới trả về  cho nhân loại. Giáo hội chỉ xin làm đầy tớ, nô bộc, nữ tỳ, qùi gối rửa chân cho con người nhất là người nghèo, người đau khổ và người bị loại trừ. Vì người nghèo, là chìa khóa, kho tàng, cột thu lôi của Hội thánh và của nhân loại mở vào Nước Trời. Nhưng Giáo hội không quên chia sẻ kinh nghiệm ngàn đời: “Cho đi tất cả, sẽ nhận được tất cả; khi nhận tất cả, đó là một cạm bẫy, vì lòng tham vô đáy. Nhận tất là một cạm bẫy, cần cảnh giác, vì thế, nhận tất cả để rồi cho đi tất cả, mới là người trí huê, khôn ngoan, bảo đảm hạnh phúc và bình an.

Kết luận

Thiên niên kỷ mới là ngàn năm của Tâm linh. Công đồng Vat. II, sau 60 năm + 1, cùng với Chúa Thánh Thần, sống: “Hiệp hành, hiệp thông, tham gia, sứ vụ” sẽ là giải pháp đáp trả thời đại. Hóa giải lời nhận xét của Lubac đối với Giáo hội: “Đức tin, rơi vào chủ nghĩa hình thức và thói quen; một tôn giáo của các nghi lễ và lòng sùng kính, của đồ trang sức và niềm an ủi tầm thường; một Kitô giáo giáo sĩ trị, hình thức, buồn tẻ và cứng cỏi”[3]. Đối với thế giới, công thức mục vụ “Cả…Cả…” diễn tả tích hợp thế giới là một mái nhà chung; cả “Ân sủng và thực tại” trở thành triết lý giáo dục:“Tâm linh – Khoa học”. Tâm linh là văn hóa Đông phương; khoa học là văn hóa Tây phương, đáp ứng nền văn hóa-văn minh nhân loại đang đi về số Một: “Đông-Tây”, nhưng vẫn gữ nguyên gốc. Lẽ sống, đạo lý này, chi phối cả cuộc sống, cả cuộc đời con người và bảo đảm quyền sống, quyền tự do và mưu cầu Hạnh Phúc thật sự và vững bền cho cho tất cả nhân loại thời nay và muôn đời, muôn thế hệ mai sau”. “Công đồng Vat. II rửa tội cho thế giới”.

Đối với Đất Nước, Dân tộc Việt Nam, Công đồng bổ trợ cho nhân sinh quan vốn sẵn có trong tâm của mỗi người: “Bốn bể anh em sống chung trong một nhà”. Sứ mệnh của Việt Nam: đón nhận và là chứng tá, cho nền văn minh Đông-Tây, ngàn năm thứ Ba: Thiên niên kỷ của Tâm linh”. “Công đồng Vat. II rửa tội cho thế giới”./.

Truyền thông TGP/SG, tháng Bảy, 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

[1]Công đồng Vat. II, gửi các nhà cầm quyền, p. 880

[3] Bi kịch của Chủ nghĩa nhân văn vô thần, Milan 2017, 103-104

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top