Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Cánh chim đầu đàn

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Cánh chim đầu đàn

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Cánh chim đầu đàn

CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Câu chuyện. Tội tổ tông là tội của người lãnh đạo. Lập luận này, đã được Cha giáo thần học Giuse Thân Văn Tường đánh giá cao. Theo văn hóa Việt Nam: đó là “Tội qui vu trưởng”. Từ đó, trong mục vụ, tôi chú tâm đào luyện, chăm sóc những người đứng đầu. Như những chim đầu đàn. 

Dẫn nhập. Chim đầu đàn, bay dẫn đàn chim theo hình chữ V. Theo khoa học chứng minh, cánh chim đầu đàn và cả đàn tạo ra luồng không khí loãng, nên đàn chim bay rất nhẹ với tốc độ lẹ. Chúng có bản năng đồng trách nhiệm và tính đồng đội rất rõ. Chúng đổi vị trí lãnh đạo khi cần thiết. Khi hữu sự, chúng biết chăm sóc nhau, rất tận tình và chu đáo. Sau đó, lại biết đường bay tìm lại theo đàn cũ. Đó là hình tượng người lãnh đạo trong văn hóa Việt Nam: Mẹ Âu Cơ, Họ Hồng Bàng - Chim nước lớn.  Sau đây, tôi xin chia sẻ ít điều mục vụ về “Cánh chim đầu đàn - Người bay đầu-Người lãnh đạo”.

Nhận thức.Theo Kinh thánh, lãnh đạo, dù trong đạo hay ngoài đời, đều là ơn gọi. Chúa Giêsu xác nhận: “Quyền từ tên ban xuống”. Thiên Chúa tuyển chọn Môsê, “Người lãnh đạo tôi tớ”, để lãnh đạo Dân Chúa ra khỏi Ai Cập, tiến về miền đất hứa. Bấy giờ ông Mô-sê chăn chiên cho bố vợ là Gít-rô, tư tế Ma-đi-an. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: “Mô-sê ! Mô-sê !” Ông thưa: “Dạ, tôi đây!” Người phán: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tuôn chảy sữa và mật, bây giờ, ngươi hãy đi ! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập.” Ông Mô-sê thưa với Thiên Chúa: “Con là ai mà dám đến với Pha-ra-ô và đưa con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập?” Người phán: “Ta sẽ ở với ngươi. Và đây là dấu cho ngươi biết là Ta đã sai ngươi: khi ngươi đưa dân ra khỏi Ai-cập, các ngươi sẽ thờ phượng Thiên Chúa trên núi này.” Tiếp đến, Chúa Giêsu đặt Phêrô là người đứng đầu: “Con là đá, trên đá này, Thầy sẽ xây dựng Hội thánh của Thầy”. Và theo Công đồng: “Lãnh đạo là liên kết các phần tử của giáo hội”. Chúng ta thấy, sau lễ Ngũ Tuần, Đức Mẹ, các tông đồ, đón nhận “Lửa và Gió”, biểu tượng Thánh Thần, nên người lãnh đạo, tất yếu phải có Chúa Thánh Thần và trở thành người Loan báo Tin mừng. Kinh nghiệm lịch sử: “Mọi sự tăng trưởng hay sa sút; tiến hay lùi; thịnh hay suy; giàu hay nghèo; thành công hay thất bại…đều tùy thuộc lãnh đạo. Lãnh đạo làm nên sự khác biệt và quyết định thành công của cộng đoàn. Vì thế, phải liên tục xây dựng, chỉnh đốn chăm sóc, và bảo vệ hàng ngũ lãnh đạo, như con ngươi mắt mình.

Đào luyện. Theo văn hóa Việt Nam, chim đầu đàn: bay đầu, hứng gió, tạo nên luồng gió mới. Ứng với câu: “Có cứng mới đứng đầu gió”. Đối mặt và lướt qua gió, bão, cuồng phong, tạo nên đường bay đúng hướng, an toàn và thuận lợi cho cả đàn. Bản năng đồng trách nhiệm. Đảm nhận chim đầu đàn một cách vô tư khi cần thiết. Bản năng yêu thương phục vụ anh em đồng đội, khi đau yếu hoặc bị đả thương, một cách tự phát và chân tình. Thời nay, lãnh đạo chỉ huy chuyển thành lãnh đạo hiệp thông. Lãnh đạo Uy-quyền đổi thành lãnh đạo: “Uy-đức”. Không có uy thì người ta không sợ; thiếu đức thì thiên hạ không phục. Theo công thức mục vụ: “Cả…cả…” thì cần cả hai cùng một lúc. Đức ví như gốc, uy như ngọn. Có đức mà thiếu uy thì cây không nở hoa kết trái. Có uy mà thiếu đức thì không thu phục được nhân tâm. Cơ chế lãnh đạo hiệp thông là dùng uy đức, giáo hóa, xây dựng trật tự, theo mục tiêu, như các phần của một cây: “Gốc, thân, ngọn”; theo như cơ thể một người: “Đầu, mình, chân tay”. Nếu theo mô hình đào luyện Công đồng, thì đôi cánh chim đầu đàn, ví như: “Linh đạo, mục vụ”. Linh đạo là mến Chúa, mục vụ là yêu người. Mến Chúa là căn, yêu người là cốt. Linh đạo là căn, mục vụ là cốt, căn cốt gặp nhau mới trở thành người: “Loan báo tin mừng”. Loan báo tin mừng là giúp người ta nhận biết, yêu mến Chúa như chính mình và yêu người, như anh em. Cả hai cánh như hai mái chèo, phải vỗ đều và chèo đồng bộ mới tạo nên sức mạnh tổng hợp, đẩy thân mình và con thuyền, là giáo hội tại gia và giáo hội Chúa Kitô, “hiệp hành, hiệp thông, sứ vụ” như mũi tên, lướt tới. Sau đây là những tố chất chim đầu đàn- bay đầu - người lãnh đạo. 

1. Tầm nhìn. Chim đầu đàn bay đầu, dẫn hướng đi đâu? Phải có tầm nhìn đúng. Trong hình chụp minh họa, tôi thấy chúng bay về hướng mặt trời. Tìm nơi ở ấm áp mà lại có nhiều lương thực. Tương tự như thế, Thiên Chúa dẫn dắt, qua Môsê, như chim đầu đàn. Dân Chúa “Xuất hành” từ đất nước Ai cập, tượng trưng nơi làm thân nô lệ, tới miền tự do, đất hứa. Nơi chảy sữa và mật ong. Đến lượt Giáo hội, “Hiệp hành” từ thực tại trần thế, về nước Trời, nơi hạnh phúc vĩnh hằng. Giáo hội hôm nay, học hỏi nhiều điều nơi Dân Chúa Xuất hành. Vượt qua thử thách: Biển Đỏ, sa mạc, chết chóc, đói khát, thèm thuồng. Có lúc bất trung. Tuy nhiên họ vẫn biết lắng nghe Tiếng Chúa qua vị lãnh đạo, Môisê và các Tiên tri. Lịch sử Dân Chúa hôm nay, biết Lắng nghe Thánh Thần, lắng nghe nhau, cùng nhau vượt qua biển đỏ, sa mạc, thử thách và Satan. Với phương thức: Tích hợp; Cả…Cả…Tập trung đức tin vào Thánh Thể và hành động bác ái-Samari.

2. Khôn ngoan: Nhìn xa trông rộng. Thấu biết con người thời nay: Bất định, vô cảm và vô tín. Nên đề ra phương thức chiến lược: “Thực thi lòng thương xót và chăm sóc môi trường tự nhiên và xã hội”.  Tình yêu là chân lý. Yêu tới cùng sẽ hóa giải bất định, vô cảm và vô tín. Trở về với con người và môi trường chính là gặp gỡ Thiên, vì con người và môi trường thể hiện trật tự lạ lùng của Đấng Tạo Hóa.

3. Can đảm. Thời đổi mới. Trong mục vụ đổi mới có hai qui luật vàng: “Luật thời điểm và luật can đảm”. Người lãnh đạo, cả trong đạo cả ngoài đời, thời đổi mới này, là những người: “Xác tín vào ơn gọi lãnh đạo; tin có Thiên Chúa ở cùng và được Ngài bảo vệ”. Giáo hội hiệp hành. Cần trang bị ba nhân đức: “Tin-cậy-mến”. Đặc biệt là “Đức tin-cá vị”, xác tín, sống động, bản thân. Thiếu đức tin này, sẽ không thể lay động tâm con người hiện tại và không trụ nổi trong nền văn minh Biển, tràn sóng gió, bão táp, sóng thần Satan, nhưng cũng ngập tràn triển vọng. Phương thức giúp đạt tới đức tin này là phương pháp “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”, bao gồm tâm, trí và ý chí, cả thân, cả tinh thần và tâm linh, tập trung và Chúa Giêsu Thánh Thể. Đón nhận Thánh Thần, biết lắng nghe Ngài và lắng nghe nhau, cùng nắm tay nhau tiến về miền đất Hứa. 

Kết luận. 

Việc lắng nghe nhau giữa Tòa Thánh và các Giám mục, cũng như các Bề trên Tổng quyền, là một khía cạnh thiết yếu của con đường hiệp hành mà chúng ta đã bắt đầu. Nhưng những người thánh hiến được kêu gọi để cống hiến và đóng góp quan trọng trong tiến trình này. Một đóng góp từ việc quen thực hành tình huynh đệ và chia sẻ trong đời sống cộng đoàn và trong việc dấn thân tông đồ. Tu sĩ và liên tu sĩ là như thế, thì hàng giáo phẩm tất nhiên phải tuyệt vời hơn thế. Và giáo dân sẽ noi theo. Noi gương Thánh Giuse, người được Thiên Chúa chọn, đứng đầu thánh gia. Ngài cùng với Thánh Thần, chu toàn trách nhiệm bảo vệ gia đình và đặc biệt Đấng Cứu thế. Rồi đến kinh nghiệm Cựu ước: Adam-Eva. Mặc dầu biết Eva phạm tội, nhưng Chúa hỏi Adam trước, vì “Tội qui vu trưởng”. Sau đó Ngài hỏi Eva. Cả hai đều thiếu trách nhiệm, và đổ lỗi. Tội nguyên tổ là tội của người lãnh đạo. Hậu quả: Nguyên tổ bị loại ra khỏi vườn địa đàng. Cũng vậy, Môisê và Aharon không được vào Đất hứa, vì tội không tin và vì gánh tội bất trung của Dân. Đến lượt Thánh Phêrô, Ông cũng có nhiều khuyết điểm đáng ân hận, nhưng khi trở lại, Ông theo lệnh Chúa: “Củng cố đức tin của anh em”. Nhưng, Ông cảm thấy không xứng đáng được chết như Thầy, nên đã xin chịu đóng đinh ngược./.

Tuyền thông TGP.SG, tháng 12.2021
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top