Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Cân bằng Đông Tây ngàn năm thứ Ba

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Cân bằng Đông Tây ngàn năm thứ Ba

CÂN BẰNG ĐÔNG -TÂY
NGÀN NĂM THỨ BA

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Lý do dẫn tới đề tài

Trước hết

Diễn đàn Đối thoại Bahrain[1] vào sáng thứ Sáu 4/11/2022. Diễn đàn: “Đông và Tây vì sự cùng tồn tại của con người”. Tên Bahrain có nghĩa: ‘hai biển’. Đó là vùng nước ngọt của các suối nước dưới biển và vùng nước lợ của Vịnh. Và, thật không may, Đông và Tây ngày càng giống như hai vùng biển đối nghịch nhau. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng phản đối chiến tranh, kêu gọi tự do tôn giáo thực sự, nhìn nhận quyền của phụ nữ, bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em và nói về khái niệm quyền công dân. Đức Thánh Cha cũng lưu ý rằng chúng ta đang sống trong thời đại được kết nối chưa từng có, nhưng lại chia rẽ nhiều hơn là đoàn kết.

Thứ đến

Hội nghị Công giáo quốc tế về sự hiện diện của giáo dân trong đời sống công cộng, được tổ chức ở Bogota của Colombia trong hai ngày, 05 và 06/11. Cuộc gặp gỡ sẽ thảo luận về “Giáo dân và củng cố đức tin”[2]. Và thúc đẩy sự tham gia của giáo dân vào đời sống công cộng với “đức tin của Giáo hội và giáo lý Công giáo, được biểu lộ hoặc soi sáng bởi Sách Thánh, Truyền thống và Huấn quyền của Giáo hội”. Đồng thời cố gắng thức tỉnh các giáo dân để họ “đáp ứng những hoàn cảnh mà thiên niên kỷ thứ Ba đặt ra cho chúng ta”. Với những thách đố của thời đại, như sự vô thần, sự đổ vỡ của các gia đình, ly dị, phá thai, sự chán nản của người trẻ, và dường như là sự chiến thắng của tính ích kỷ, của việc tìm kiếm niềm vui và sở hữu, và tệ nạn xã hội lan rộng”.

Hai sự kiện trên cho thấy, hướng đi của Giáo hội, thực hiện sự cân bằng Đông-Tây ngàn thứ Ba.

Dẫn nhập

Theo bản đồ, 1275, thế giới đã có ba lần gặp nhau nhau. Lần thứ nhất ở “Đồng bằng”. Lần thứ hai ở “Cao Nguyên”. Lần thứ ba ở “Biển”, từ năm 2000+1. Người ta gọi là nền văn minh Đông-Tây gặp nhau ở Châu Á Thái Bình Dương. Việt Nam ở ngã tư Đông Nam Á, hầu hết nằm trên Biển. Nên là điểm dừng, nơi hội tụ của hai nền văn hóa và văn minh Đông Tây. Đức Thánh cha Phanxico, trong dịp viếng thăm Bahrain. Nơi hội tụ hai vùng biển - Đông và Tây[3]. Tên Bahrain có nghĩa là “hai vùng biển”. Ngài nhắc lại một câu nói cổ xưa, “Điều mà đất đai chia cắt thì biển hợp lại”. Từ bầu trời, nó dường như nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là một gia đình duy nhất. Tương tự, chúng ta có thể nhìn thấy: “Điều mà thế giới Đông Tây chia cắt, nay hội tụ tại Việt Nam”. Hơn nữa, Việt Nam đang quyết tâm là TOP 5 trong thời đại bùng nổ cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0. Trong tầm nhìn thiên niên kỷ mới, tôi xin chia sẻ mục vụ về đề tài: “Cân bằng Đông-Tây ngàn năm thứ Ba”.

Nhận thức

Thiên Chúa sáng tạo: “Một thế giới và một nhân loại”. Công đồng Vat. II, cùng với Chúa Thánh Thần, nhìn về ngàn năm thứ Ba, qua công thức mục vụ đại kết: “Cả …Cả…”: “Cả Đông cả Tây”. “Cả Nữ cả Nam”. Hài hòa con người với thiên nhiên. Hài hòa vật chất với tinh thần. Hài hòa tinh thần với tâm linh. Hài hòa tiểu vũ trụ với đại vũ trụ. Đức Giáo hoàng Phanxicô quyết tâm xây dựng ngôi nhà chung và thực hành lối sống tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội. Ngài ký kết hiệp ước với những người trẻ, xây dựng nền kinh tế toàn cầu, kinh thế Phúc âm, kinh tế Phanxicô, nhắm tới thiện ích chung, mưu cầu hạnh phúc con người và độ thế giới tới Hòa bình.

Đào luyện

Trước hết là cầu nguyện: “Đức tin-cá vị”

Chính chúa Giêsu đã cầu xin: “Xin cho chúng nên một”. Để cầu nguyện, Đức Thánh Cha: “Một tôn giáo cưỡng ép thì không thể đưa một người vào tương quan có ý nghĩa với Thiên Chúa”. Người không giao thế giới cho những nô lệ, nhưng giao cho những sinh vật tự do, những người mà Người hoàn toàn tôn trọng. Vì vậy, chúng ta hãy cam kết đảm bảo rằng sự tự do của các thụ tạo phản ánh quyền tự do tối cao của Đấng Tạo Hóa, đảm bảo rằng những nơi thờ phượng luôn được bảo vệ và tôn trọng ở mọi nơi, và việc cầu nguyện được ủng hộ và không bao giờ bị cản trở. Việc cầu nguyện, điều chạm đến trái tim con người. Do đó, “cầu nguyện là điều cần thiết để thanh tẩy chúng ta khỏi tính ích kỷ, tư duy khép kín, tự quy chiếu, giả dối và bất công. Những người cầu nguyện nhận được sự bình an trong lòng; họ không trở thành con mồi cho một chủ nghĩa ngoại giáo hạ giá con người thành những gì họ bán, mua hoặc giải trí, nhưng ngược lại, khám phá lại phẩm giá vô hạn được ban cho mỗi người[4].

Thứ đến là giáo dục

“Nếu sự ngu dốt là kẻ thù của hòa bình, thì giáo dục là bạn của sự phát triển, với điều kiện là nền giáo dục thực sự phù hợp với nam giới và nữ giới như những sinh vật năng động và có tương quan”. Đức Thánh Cha khuyến khích sự hiểu biết lẫn nhau, khoan dung và thực sự phải nhường chỗ cho người khác, cho họ quyền và cơ hội. Đức Thánh Cha nhấn mạnh ưu tiên giáo dục phụ nữ. Bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em. Giáo dục quyền công dân[5].

Sau cùng là cùng hành động - lên án và chống chiến tranh tôn giáo

Vương quốc Bahrain: “ Bất cứ khi nào sự thù hận, bạo lực và bất hòa được rao giảng, danh của Thiên Chúa sẽ bị bôi nhọ. Đức Thánh Cha: “Tất cả những người theo tôn giáo đều bác bỏ những điều này vì chúng hoàn toàn không chính đáng. Hơn nữa, theo Đức Thánh Cha, “Tôn giáo là hòa bình thì chưa đủ, chúng ta cần phải lên án và cô lập những thủ phạm của bạo lực lạm dụng danh nghĩa của tôn giáo. Chúng ta cần phải chống lại chủ nghĩa cực đoan dù chúng ta khoan dung. Phản đối chạy đua vũ trang, chiến tranh thương mại, nhưng ủng hộ tình huynh đệ, đối thoại và hòa bình, mở rộng trái tim”[6].

Kết luận

Với thuyết “Thời vận” - thời cơ đến, vận thuận theo. Dân tộc Việt Nam, Trời trao ban sứ mệnh: loan báo Tin mừng, phổ biến các giá trị truyền thống đạo đức cho toàn thế giới. Dân Tộc Việt Nam trong đó có các tín ngưỡng, tôn giáo, cách riêng, Giáo hội Việt Nam: “Chủ nhân, nhà truyền giáo bằng chứng tá “Tin-Yêu” qua con đường đối thoại và hòa giải, góp phần xây dựng nền văn minh mới, kiến tạo một thể thế giới, và một nhân loại: “Đông-Tây” cân bằng hòa hợp. Việt Nam, Rồng Châu Á xuất hiện như một mệnh Trời. Nơi hội tụ: “Đối thoại Đông và Tây vì sự chung sống của nhân loại. Với mục đích xây dựng những nhịp cầu đối thoại, thúc đẩy sự chung sống toàn cầu và tình huynh đệ con người. Vai trò các tôn giáo và học giả trong việc đối diện với những thách thức của thời đại, đối thoại liên tôn đạt đến hòa bình thế giới”[7].

Những đề xuất

1. Đế cao tính cộng đồng, tạo nên sức mạnh tổng hợp và đồng bộ: Hiệp hành nhiều người cùng đi. 2. Phát huy vai trò cá nhân, tạo nên bản lĩnh, sáng tạo. Chim đầu đàn. Với đức tin-cá vị, bản thân, xác tín, biến tài năng thành mãnh lực-đạt đích. Phòng và chống lại cá nhân chủ nghĩa, cực đoan, vì tất cả đều không hợp thời và không tốt.

3. Hài hòa, nhưng quyết đoán. Cảnh giác tính do dự, sợ thất bại.

Thời nay, phát triển cường thịnh, không bao giờ mất độc lập, chủ quyền. Tuy nhiên, luôn cảnh giác bài học lịch sử: bảo thủ, chậm quyết đoán, bỏ lỡ cơ hội. Nên chăng, cần một hội nghị hiệp hành, hiệp thông, tham gia, sứ vụ Dân tộc Việt Nam, ngàn năm thứ Ba, trực tuyến, trưng cầu dân ý, công khai minh bạch về số mệnh thịnh vượng của Dân tộc chúng ta./.

Truyền thông TGP/SG tháng Mười Một 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)


[1] Phanxicô, Diễn đàn Đối thoại Bahrain, thứ Sáu 4/11/2022

[2] Hội nghị Công giáo Quốc tế 2022, quy tụ người Công giáo từ khắp nơi trên thế giới muốn sống theo Tin Mừng. Ngọc Yến - Vatican News

[3] Phanxico, Tại Diễn đàn Đối thoại Bahrain, thứ Sáu 4/11/22

[4] Ibid.,

[5] Ibid.,

[6] Phanxico, Tại Diễn đàn Đối thoại Bahrain vào sáng Thứ Sáu 4/11/22

[7] ĐHY Parolin: Cuộc viếng thăm của ĐTC đến Bahrain là dấu hiệu của hiệp nhất, đối thoại, Đông và Tây vì sự chung sống của nhân loại, trong thời điểm có thể nói là bi thảm của lịch sử nhân loại, Trước hết là sự thanh tẩy, nghĩa là, luôn có sự cám dỗ để lôi kéo tôn giáo và đôi khi sử dụng nó cho các mục đích không phải tôn giáo, và do đó cho mục đích quyền lực, áp bức. Vì vậy Đức Thánh Cha mời gọi cuộc thanh tẩy sâu sắc này. Tiếp đến là việc các tôn giáo có thể hợp tác với nhau để xóa bỏ mọi hiểu lầm, để tôn giáo luôn trở thành một nhân tố hòa giải, hòa bình, gắn kết và hòa hợp. Ngọc Yến - Vatican News.

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top