Giáo xứ Gia Định: Thánh lễ mừng kính thánh Ignatio Loyola, bổn mạng linh mục Tổng Đại Diện

Giáo xứ Gia Định: Thánh lễ mừng kính thánh Ignatio Loyola, bổn mạng linh mục Tổng Đại Diện

Giáo xứ Gia Định: Thánh lễ mừng kính thánh Ignatio Loyola, bổn mạng linh mục Tổng Đại Diện

TGPSG -- “Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết sống quảng đại, biết phụng sự Chúa như Chúa đáng được phụng sự…”

Đó là lời nguyện của thánh Ignatio Loyola mà Linh mục Tổng Đại Diện đã nhắc  đến khi kết thúc bài giảng trong thánh lễ mừng kính thánh Ignatiô Loyola, quan thầy của ngài, cử hành lúc 17g30 ngày 31/07/2024, tại giáo xứ Gia Định. Đây cũng chính là điều mà Lm TĐD Ingatio đã chọn làm kim chỉ nam cho cuộc đời linh mục của mình.

Thánh lễ đồng tế có các linh mục bạn đến từ các giáo phận xa, các linh mục cùng cộng tác trong Tổng giáo phận, Lm Giuse Mai Thanh Tùng - Chánh xứ Gia Định, 2 linh mục phó xứ và các linh mục nguyên phó xứ cùng các linh mục xuất thân từ giáo xứ Gia Định.

Tham dự Thánh  lễ có rất đông giáo dân, các tu sĩ dòng Phaolô, dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, Thủ Thiêm, dòng Chúa Quan Phòng.

Đầu thánh lễ Lm TĐD giới thiệu với cộng đoàn đôi nét về Thánh Ignatio Loyola, Đấng sáng lập Dòng Tên Chúa Giêsu, là chiến sĩ can trường của Chúa Kitô, một người sống và chết cho Giáo hội. Trong thực tế, Dòng Tên Chúa Giêsu giúp ích rất nhiều cho Hội thánh…

Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Lời Chúa.

Chia sẻ trong bài giảng, Lm TĐD Ignatio kể về tiểu sử của thánh nhân:

Ngày lễ Hiện Xuống 19/05/1520, có 5000 quân Pháp bao vây thị trấn Pampeluna  của Tây Ban Nha. Với lực lượng đông như vậy, một thị trấn nhỏ dù phòng thủ đến đâu cũng khó cản bước tiến của đoàn quân xâm lược. Các vị lãnh đạo và dân chúng xin vị chỉ huy Pháp đầu hàng, nhưng một chốt phòng thủ quyết không đầu hàng, và chiến đấu tới cùng. Người chỉ huy lô cốt đó là Ignatio Loyola, một hiệp sĩ Tây Ban  Nha chỉ huy quân đội của hoàng gia.

Rất tức giận, ngày 20/05, quân Pháp xả đại bác thẳng vào lô cốt. Kết quả: mọi người chết hết trừ vị chỉ huy Ignatio Loyola, bị gãy chân và thương tích rất nặng nên được đưa về dưỡng bệnh ở quê nhà Loyola.

Dưỡng bệnh lâu ngày, nằm một chỗ, ngài chỉ có thể đọc sách. Bình thường ngài chỉ thích đọc tiểu thuyết. Khi đã đọc hết các sách trong nhà, Ignatio Loyola được giới thiệu hai quyển sách: CUỘC ĐỜI CỦA CHÚA GIÊSU và BÔNG HOA CÁC THÁNH, buộc lòng  ngài phải đọc thôi.

Qua sự việc này, ta thấy sự quan phòng của Thiên Chúa thật kỳ diệu lạ lẫm. Trong quyển hồi ký, ngài kể trước 30 tuổi, ngài không quan tâm gì đến việc đạo đức. Khi  gia nhập hiệp sĩ, ngài có mơ ước rất lớn, làm phò mã. Ước muốn chống cự tới cùng phải chăng là muốn tạo một sính lễ? Nhưng mà ý Chúa muốn thì khác. Khi đọc hai quyển CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU và BÔNG HOA CÁC THÁNH, học qua gương các thánh,  ngài cảm nhận một điều gì khác lạ. Ngài tự hỏi: Tại sao các thánh như thánh Phanxicô làm được điều này, còn tôi làm không được. Từ cảm nghiệm đó, Chúa  gọi ngài trở lại.

Bốn mươi ngày sau, quân đội Tây Ban Nha giải phóng thị trấn Pampeluna, nhưng đối với ngài là muộn rồi vì ngài đã chọn Chúa làm thủ lãnh của mình. Từ bỏ hiệp sĩ trở về với Chúa, ngài ăn mặc như một người ăn xin. Nhiều người chung quanh rất ngạc nhiên cho ngài bị khùng. Còn một điều đặc biệt: Chưa  học thần học mà dám dạy giáo lý…

Sau đó ngài đi học ở Đại học Sorbone ở Paris chung với các sinh viên trẻ như Phanxicô Xaviê. Việc Chúa làm thật lạ lùng: Từ việc được Chúa gọi ngài trở lại, chọn Chúa làm bạn đường, làm thủ lãnh, ngày 18/08/1534 ngài và một số anh em ng chí hướng, đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm Chúa Giêsu Sacré Coeur trên đồi Montmartre, cùng đi tu, sống chung với nhau để rồi phục vụ Giáo hội, đó là nền tảng đầu tiên của Dòng Tên Giêsu. Sau này tại Roma, dòng phát triển rất mạnh.

Dòng Tên Chúa Giêsu có nhiều điều đặc biệt:

Thánh Phanxicô Xaviê, vị tông đồ Á Châu bạn học ngày xưa của ngài, 10 năm đi truyền giáo ở n Độ rửa tội cho 100.000 người, sau đó sang Srilanka, Tích Lan, Nhật Bản, nhưng đến cửa ngõ Trung Quốc, ngài bị sốt rét ác tính, chết trong cô đơn, lúc còn trẻ.

Việt Nam không thể không kể đến công ơn các linh mục giáo sĩ đầu tiên đã để một kho tàng rất lớn là chữ quốc ngữ: Lm Alexande de Rhodes có công hoàn thiện chữ quốc ngữ, ngoài ra ngài còn xin Tòa Thánh thành lập các giáo phận Đàng Ngoài và giáo phận Đàng Trong lấy sông Gianh làm ranh giới và xin bổ nhiệm các Giám mục và lập hàng Giáo sĩ Việt Nam.

Thánh Ignatio là một chiến sĩ can trường, một hiệp sĩ hoàng gia quân đội Tây Ban Nha, khi trở thành người môn đệ được Chúa gọi trở lại, trở thành chiến sĩ của Chúa Kitô, ngài đã cố gắng loan báo Tin Mừng để giới thiệu Thiên Chúa cho rất nhiều người trên thế giới và để lại cho Việt Nam kho tàng chữ Quốc Ngữ…..

Thánh Ignatiô để lại cho Giáo Hội gương một vị thừa sai yêu mến Giáo Hội và sống chết với trách nhiệm của mình. Lời nguyện của ngài với bản dịch đầu tiên của Lm Nguyễn Văn Thãnh, giáo phận Vĩnh Long như là kim chỉ nam cho cuộc đời Lm Tổng Đại Diện “Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết sống quảng đại, biết phụng sự Chúa như Chúa đáng được phụng sự, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thương tích, biết làm việc mà không tìm an nghỉ, biết tận tụy phục vụ mà không trông chờ phần thưởng nào khác ngoài việc biết con đã làm theo thánh ý Chúa. Amen

Kết lễ, ngài cm ơn tất cả các linh mục đã đến cùng ngài dâng Thánh lễ. Ngài rất quý trọng tình huynh đệ của anh em linh mc, tình huynh đệ giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống mục vụ hàng ngày. Noi gương Lm cố chánh xứ Antôn và Đức cố Tổng giám mục Phaolô, đã dạy ngài sống tình nghĩa với tất cả mọi người. Chức tước, địa vị  bằng cấp rồi sẽ qua, tình nghĩa sẽ giúp mọi người nhớ đến ta qua những kinh nguyện. Ngài luôn nhớ câu Lm cố chánh xứ Antôn đã nói “Anh em linh mục mình mà không thương nhau thì ai thương mình.” Ngài cm ơn các linh mục bạn ở nhiều nơi rất xa, tận Cà Mau, đến đây dâng thánh lễ và các linh mục ở thành phố này. Ngài tin rằng tình huynh đệ giữa các linh mục sẽ bền cht mãi mãi.

Ngài cm ơn các nữ tu đã giúp ngài rất nhiều trong công tác mục vụ. Các nữ tu dòng Phaolô đã giúp việc dạy giáo lý và tạo điều kiện phòng ốc cho các lớp giáo lý. Riêng đối với bản thân ngài, ngài cám ơn các nữ tu dòng Phaolô đã giúp ngài vượt qua cơn hấp hối 64 năm trước, tại bệnh vin Saint Paul.  

Hiện nay, ngài không còn là chánh xứ Gia Định, không còn trách nhiệm nhưng tình nghĩa với giáo xứ rất nặng, vì đây là nơi ngài đã phục vụ sau khi thụ phong linh mục từ ngày 12/07/1975. Ngài rất quan tâm đến việc trùng tu nhà thờ Gia Định - 80 năm hiện diện từ năm 1944. Nhớ ơn cố Lm Phanxicô Xaviê Trần Công Mưu đã xây dựng nhà thờ Gia Định trong thời kỳ khó khăn, giữa thế chiến lần 2. Thế hệ đi sau nhớ ơn và có trách nhiệm trùng tu nhà thờ cổ kính này.

Ngài tỏ lòng biết ơn các ân nhân của giáo phận cũng như của giáo xứ Gia Định, với giám đốc dự án, với tập đoàn Monument ở Belgique và đội ngũ kỹ sư công nhân, đa số không công giáo nhưng làm việc sống chết với công việc nhà Chúa. Những gì tốt nhất, vật tư nhập từ Châu Âu, của nhà thờ Đức Bà cũng sẽ dành cho nhà thờ Gia Định. Vì sức khỏe, ngài không biết ngài sẽ có thể hoàn tất công việc này nhưng ngài sẽ cố gắng hết sức giúp Đức Tổng, giúp giáo phận.

Một lần nữa ngài cm ơn các linh mục, cm ơn ông bà anh chị em, các thiếu nhi, ca đoàn, những người thân yêu, trong Đại gia đình giáo xứ Gia Định cũng như các thành viên giáo xứ Chánh Tòa Đức Bà. Ngài xin Chúa chúc lành cho tất cả mọi người.

Mọi người ra về, trong cơn mưa to, vừa chấm dứt nhưng trong tâm tư âm vang lời bài hát “Xin Ngài dạy con biết sống quảng đại, biết sống phụng sự muôn người ở khắp nơi …”

Bài & Ảnh: Xuân Nguyên (TGPSG)

 

 

 

 

 

 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top