Dạy trẻ thưởng thức nghệ thuật điện ảnh khi xem phim
TGPSG / CE -- Hầu hết chúng ta đều xem phim, nhưng để làm gì? Phim ảnh thường chỉ được xem như trò tiêu khiển nhẹ nhàng, dù có thể là nguy hiểm. Chúng ta thường xem phim khi cần thư giãn, hoặc thậm chí để thoát khỏi những lo lắng. Có lúc ta tự nhủ: 'Tôi thấy như đang ở trong phim', đó là khi ta muốn xem lại vài giờ, hoặc là xem một bộ phim có giá trị đã thấy trước đây, hay một thứ gì đó tương tự, mà không phải gắng sức nhiều - tóm lại, ta muốn được thư giãn.
Tôi không đòi hỏi các bộ phim phải có giá trị như các tác phẩm vĩ đại của Mozart, Bach, Rembrandt và Turner, nhưng tôi muốn đề xuất rằng: nếu ta xếp phim ảnh vào lĩnh vực tiêu khiển thì thật là sai lầm, sai lầm khi phủ nhận một thế giới của cái đẹp và giáo dục, được gửi đến cho những người mà chúng ta hy vọng sẽ hướng dẫn họ đến được với Chân Thiện Mỹ.
Thánh Gioan Phaolô II đã tuyên bố ‘Nhận định chung của Giáo hội về loại hình nghệ thuật này, cũng như tất cả các nghệ thuật chân chính, là tích cực và đầy hy vọng. Chúng tôi thấy rằng những kiệt tác của nghệ thuật làm phim thách đố tinh thần con người, nó có khả năng đào sâu những chủ đề có ý nghĩa và quan trọng theo quan điểm đạo đức và thiêng liêng.'
Tolstoy, một người không chuyên về nghệ thuật làm phim, đã xem phim ảnh là một bước tiến tuyệt vời vượt ra khỏi rạp hát, vượt qua những khó khăn về nhịp độ vốn có của sân khấu, và cho phép sự hòa quyện giữa cảm xúc và trải nghiệm theo cách thức mới mẻ và mạnh mẽ. Sự pha trộn đầy nghệ thuật giữa cảm xúc và trải nghiệm là chìa khóa tạo nên sức mạnh của phim ảnh.
Dạy trẻ thưởng thức phim
Nếu không biết đánh giá cao về điều tốt đẹp mà phim ảnh mang lại thì sẽ không thể có được niềm ước muốn kiên trì và hữu hiệu để giới thiệu về phim ảnh với trẻ em.
Và nhiều người trong chúng ta, với tư cách là những người cha, cần có suy nghĩ rõ ràng hơn về việc giữ cho con mình không trở thành những người tiêu thụ các phim rác rưởi một cách thụ động.
Hơn nữa, trong thực tế, trẻ em vẫn xem phim cho dù chúng ta có giới thiệu hay không, và nếu không có sự hướng dẫn, các em sẽ chỉ xem những gì mà văn hóa đại chúng bày trước mắt chúng: TV lôi cuốn, phim hài tệ hại, những bộ phim xoàng xĩnh với ngân quỹ khủng… Do đó, chúng ta phải dành thời gian để xem xét điện ảnh và vị trí của nó trong việc nuôi dạy con cái của chúng ta. Nó đang cung cấp những gì?
Hiện nay, gần như tất cả nam nữ thanh niên đều thích xem phim, nên không khó để thuyết phục họ xem phim, nhưng sẽ khó khăn khi thuyết phục họ xem phim có giá trị. Phim bạo lực vô cớ hoặc phim khiêu dâm quá mức không phải là điều chúng ta muốn bàn đến ở đây, những phim đó không có chỗ đứng trong giáo dục hoặc trong đời sống của người Công giáo. Nhưng có một số người trẻ có thiện chí lại chiều theo xúc cảm vô độ thôi thúc họ xem những bộ phim 'có nhịp độ nhanh' với nhiều trò đùa cợt, nhiều tiếng súng đạn nổ và nhiều cảm xúc dâng trào, khiến họ có xu hướng tự mình tìm kiếm giải trí hơn là tìm nghệ thuật đẹp nơi phim ảnh.
Cùng với nỗ lực đánh thức tình yêu chân chính và cái đẹp trong tâm hồn trẻ trung của người trẻ, chúng ta phải đề xuất và cung cấp những gì người trẻ cần để hình thành cuộc sống của họ theo những gì họ bắt đầu yêu mến. Tuy nhiên, thật khó để hướng dẫn họ theo đuổi những điều tốt đẹp khi họ thiếu kinh nghiệm và đang phải khó khăn lắm mới xử lý được cảm xúc của mình một cách xứng hợp và có mục đích. Người trẻ có hai nhược điểm trong trải nghiệm của họ, họ thiếu kinh nghiệm và những kinh nghiệm họ có được lại thường không được suy ngẫm hoặc đánh giá. Tuy nhiên, trong những bộ phim hay, những trải nghiệm đã được trình bày bằng những đánh giá đầy cảm xúc, vì vậy nghệ thuật làm phim dường như được thiết kế riêng để hỗ trợ người trẻ hoàn thiện bản thân trong lĩnh vực này.
Thông cảm và đồng cảm trong phim
Khi nói đến việc tìm những bộ phim hay để trình chiếu, có rất nhiều danh sách được những người Công giáo, và cả Vatican đưa ra. Tôi sẽ không đưa ra một danh dách phim hay ở đây, nhưng tôi muốn đưa ra một phân định có thể giúp ích trong việc chọn phim cho con cái xem.
Xem phim là tham gia gián tiếp vào đời sống tình cảm của các nhân vật trong phim; và cách thức chúng ta xúc động khi xem phim sẽ rất quan trọng để phán xét những trải nghiệm gián tiếp ấy của chúng ta.
Chúng ta có thể tham gia theo cảm xúc vào cuộc sống của nhau theo hai cách. Và cũng có một sự phân biệt (thường bị lãng quên) giữa sự thông cảm (empathy: cảm nhận cho) và sự đồng cảm (sympathy: cảm nhận với), và những ‘thông cảm’ cùng với ‘đồng cảm’ mà một bộ phim gợi lên trong một cảnh phim có thể xác định hàm ý đạo đức của nó.
Cho dù hiếm hoi, nhưng rất có thể có một cảnh phim tự nhiên mang nét căng thẳng tình dục lại không khơi dậy được điều đó nơi người xem, để mặc dù nhân vật trong phim mong muốn điều gì đó đáng chê trách, nhưng không làm cho chúng ta mong muốn điều ấy (như trong phim Susanne Bier’s Brothers). Điều tương tự có thể được nhìn thấy thường xuyên hơn với những niềm đam mê khác, chẳng hạn như lòng tham (trong phim Kho báu của Sierra Madre), tham vọng tàn tệ (trong phim Ace in the Hole), sự đố kỵ (trong phim Blancanieves) và sự tức giận thiếu định hướng (trong phim In a Better World).
Nếu bạn xem một bộ phim và tự nghĩ rằng "xin đừng làm những gì bạn đang nghĩ", thì rất có thể bạn đang trải qua sự thông cảm (empathy); bạn đang yêu thương tội nhân nhưng không yêu thích tội lỗi của họ.
Thế nhưng, một cảnh phim bình thường, như một cô gái bước ra khỏi mặt biển, lại có thể là một dịp tội nặng nề (như trong phim Just Go with It) vì nó được miêu tả để gây sự đồng cảm.
Dầu vậy, sự đồng cảm cũng có chỗ đứng của nó, nhưng chỉ với những niềm say mê thích hợp với tình huống: chúng ta thực sự tức giận khi Liberty Valance trốn thoát sau khi giết người (The Man Who Shot Liberty Valance) và cùng với Thánh Vincent de Paul, chúng ta thương xót người nghèo (Monsieur Vincent).
Như vậy, có những cảnh phim mà ‘đồng cảm’ sẽ là đáng trách, nhưng ‘thông cảm’ thì sẽ giúp người xem hoàn thiện cảm xúc. Và cũng có những cảnh phim mà cả sự đồng cảm và thông cảm đều là thích đáng.
Vì vậy, cần phải xem xét cẩn thận để có thể biết được: cần phải đồng cảm hay thông cảm nơi từng cảnh phim. Sự đánh giá đúng đắn về trải nghiệm gián tiếp mà con cái chúng ta có được khi xem phim sẽ phụ thuộc vào đó.
Chúc bạn hạnh phúc khi xem phim!
Benedict Coughlin (Catholic Exchange)
Vi Hữu (TGPSG) chuyển ngữ
bài liên quan mới nhất
- Mở án phong chân phước cho Sơ Clare Crockett
-
Phim ngắn ‘Hãy cho tôi vào’: Tiếng cầu cứu nhức nhối -
Gặp gỡ vị linh mục đóng vai Chúa Giêsu trong phim ngắn ‘The Word’ của Ấn Độ -
Tình bạn trong phim ngắn “Sứ Mệnh 2” -
"Kinh Dâng Hiến": Hành trình trở về từ vực sâu -
Tình bạn với Chúa và với nhau trong Phim ngắn “Sứ mệnh 2” -
Giải tỏa nỗi niềm cùng với Đức Giêsu trong phim ngắn “Sứ Mệnh 1” -
Phim “Bức Tượng”: Hành trình dẫn đến niềm tin -
Cấu trúc phim “Cuộc Gọi” và hình ảnh Đức Mẹ -
Giới thiệu loạt phim ngắn ‘Những Nẻo Đường Phục Vụ’: Trailer ‘Sứ Mệnh’
bài liên quan đọc nhiều
- Trong sương mù của “vỏ kén vàng”
-
Sức mạnh của Điện ảnh: 10 bộ phim làm thay đổi thế giới -
Đạo đàm mùa Chay 2023 với Phim ảnh -
Thập niên 2010: Những bộ phim tốt nhất cho người Công Giáo xem để chiêm niệm -
Video hay nhất về sự sống trong bụng mẹ -
Phim “For Love Alone - Chỉ vì yêu thương” -
Tình bạn trong phim ngắn “Sứ Mệnh 2” -
Bộ phim 'Linh mục Stu' phát hành vào cuối tuần Phục Sinh 2022 -
Chuỗi Mân Côi và MV “Giêsu, Chúa bên con” -
Phim ngắn 2 phút mô tả sức mạnh từ gương sáng của người cha