Caritas Hy Lạp kêu gọi giải pháp cho vấn đề người tị nạn

Caritas Hy Lạp kêu gọi giải pháp cho vấn đề người tị nạn

Caritas Hy Lạp kêu gọi giải pháp cho vấn đề người tị nạn

Dân chúng tại hai đảo đã biểu tình chống lại dự án mở thêm các trại tị nạn hoặc trung tâm tiếp đón người di dân và tị nạn đại đây.

Bà Maria Alverti, Giám đốc Caritas Hy Lạp, cho biết chính phủ nước này muốn xây dựng những trung tâm mới để thay thế các trại tị nạn hiện nay ở hai đảo Lesbo và Chios là những nơi chỉ cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vài cây số và là mục tiêu mà nhiều người dân tìm tới, với hy vọng từ đây sẽ vào các nước thuộc Liên hiệp Âu Châu để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thách đố của chính phủ Hy Lạp thuộc đảng trung hữu hiện nay là quản lý làn sóng người di dân và tị nạn, đồng thời đối phó với sự bất mãn ngày càng gia tăng của dân chúng ở hai hải đảo vừa nói. Hiện thời hàng chục cảnh sát được gửi tới hai đảo và chính quyền tại hai đảo cũng tuyên bố đình công 24 tiếng đồng hồ. Dân chúng tổ chức các cuộc biểu tình phản đối. 43 nhân viên cảnh sát ở đảo Lesbo bị thương và 11 cảnh sát viên khác bị thương ở đảo Chios. Dân chúng tràn vào một khách sạn được dùng làm nơi trú ngụ cho các cảnh sát chống bạo động. Có 12 người bị bắt vì bị tình nghi tham gia cuộc tấn công trụ sở cảnh sát.

Ba Hồng y kêu gọi can thiệp

Ngày 20/02 vừa qua, ba vị Hồng y đã gửi thư tới các Hội đồng Giám mục Liên hiệp Âu Châu, trong đó có Đức Hồng y Jean Claude Hollerich, Tổng giám mục Luxemburg, Chủ tịch Ủy ban Giám mục Liên hiệp Âu châu, đã gửi thư tới tất cả các Hội đồng Giám mục trong Liên hiệp Âu châu xin can thiệp với các chính phủ liên hệ để giúp tái định cư tại các nước Âu châu những người tị nạn tại đảo Lesbo.

Bà Giám đốc Caritas Hy Lạp cho biết dân chúng tại hai đảo Lesbo và Chios biểu tình phản đối vì theo họ việc mở thêm các trại tiếp cư sẽ làm gia tăng số người tị nạn tại hai đảo đó. Đảo Lesbo có khả năng đón nhận 3000 ngàn người di dân và tị nạn, nhưng con số hiện nay lên tới 20 ngàn người. Trại Moria ở đảo này, hiện có 1.500 người, nhưng hàng ngàn người khác sống trong các lều tạm trụ quanh trại trong nhưng điều kiện rất thê thảm. Phụ nữ và trẻ em ở trong tình trạng bất an.

Bà giám đốc Maria Alverti cho biết, một khía cạnh khác cần giải quyết, đó là đơn xin tị nạn của những người di dân: họ chờ đợi từ tháng này sang tháng khác để được phỏng vấn và tình trạng này tạo nên sự bất mãn lớn nơi những người xin tị nạn.

Ngoài ra chính phủ Hy Lạp đã thỉnh cầu các nước Âu châu khác giúp tái định cư 2.000 trẻ vị thành niên không có người lớn đi kèm, nhưng chỉ có 1 nước đáp lại yêu cầu đó.

Diễn biến mới nhất

Trong những ngày qua, chiến cuộc tại vùng Idlib ở Siria gia tăng cường độ: 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ phiến quân tại đây đã bị tử trận vì không quân Siria, với sự hỗ trợ của Nga oanh kích. Chính phủ Thổ mở cửa biên giới cho những người Siria tị nạn tràn vào lãnh thổ Hy Lạp, nhưng những người này bị các lực lượng an ninh Hy Lạp dùng lựu đạn cay để ngăn chặn.

(Tổng hợp 29-2-2020)
G. Trần Đức Anh, O.P.

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top