Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Thường niên năm A
Mt 5,13-16
Thiếu nhi chúng con yêu quí của cha.
Chúng con vừa nghe lại bài Tin Mừng rất quen thuộc.
Ai cho cha biết hôm nay Chúa nói với chúng ta về vấn đề gì nào ?
- Chúa bảo chúng con là muối cho đời là ánh sáng cho thế gian.
- Rất đúng! Chúng con giỏi, cha khen chúng con.
1. Trước hết chúng ta nói với nhau về muối.
- Chúng con có biết muối để làm gì không ?
- Muối để ướp mặn, để giữ thức ăn khỏi ươn thối, không có muối đồ ăn sẽ mau hư và nhiều khi trở thành thối không còn dừng được nữa. Ngoài ra muối còn để ướp đồ ăn làm cho thức ăn trở thành có hương vị. Chúng con có thấy mấy người bệnh bác sĩ cấm ăn mặn bao giờ chưa ? Họ đã khó chịu như thế nào khi phải ăn lạt. Bản thân chúng con cũng vậy, khi phải ăn những món ăn thiếu đậm đà vì không có muối chúng con có thấy ngon không ?
Đó chúng con thấy muối có vai trò như thế. Bởi vậy khi Chúa “phong cho” chúng ta là muối, Chúa muốn chúng con phải làm gì ?
Là muối thì phải giữ cho thế gian này không bị hư đi, phải làm cho cuộc sống chúng ta đang sống có hương vị đậm đà hơn.
Khi dùng muối làm hình ảnh minh hoạ, chắc chắn Chúa cũng muốn cho chúng ta, các môn đệ của Chúa có những đặc tính của muối. Thử hỏi là Chúa muốn gì ? Thưa
Chúa muốn chúng ta, các môn đệ của Người hiện diện thật khiêm nhường như những hạt muối bé nhỏ.
Người muốn chúng ta các môn đệ của Người hiến thân mình cho nhân loại như những hạt muối hoà tan trong thực phẩm.
Nhưng để sự hiện diện bé nhỏ khiêm nhường mang yếu tố tích cực, các môn đệ phải giữ được vị mặn của muối. Vị mặn, đó là lòng yêu mến Chúa mặn nồng, là tình yêu tha nhân mặn mà, là sống tinh thần Tám Mối Phúc như Chúa đã dạy.
Một hôm Thánh Phanxicô Assisi gọi một tu sĩ trẻ đến và bảo :
- Này, ta đi giảng đạo nhé !
Hai cha con ra đi, sau khi rảo chân khắp phố, thánh nhân bảo thầy kia :
- Nào, ta trở về.
Thầy kia ngạc nhiên hỏi :
- Thưa cha, thế bao giờ cha mới đi giảng ?
- Giảng rồi thầy ạ!
- Lạ, chúng ta đã giảng chi đâu ?
- Này, chúng ta đã giảng bằng sự nghiêm trang tề chỉnh của chúng ta đó.
Người tu cần có tư cách. Cử chỉ, thái độ, cách ăn mặc, đi đứng, nói năng… tự nhiên nhìn vào người ta biết liền. Đạo chính là đời sống gương mẫu của mình, đâu cần phải tuyên truyền, quảng cáo. Nói hay nói khéo. Nói hay nói khéo mà lời nói không đi đôi với việc làm cũng vô ích.
2. Bây giờ cha nói về ánh sáng.
Chúng con có thấy ánh sáng không nào ?
- Có cha ?
- Vậy ánh sáng để làm gì nào ?
Ở một góc thế giới có một gã bóng tối cô đơn, lạnh lẽo ảm đạm, buồn bã. Chợt cũng nơi đó xuất hiện một tia sáng nhỏ còn sót lại. Tuy bé bỏng, nhưng nó là ánh sáng. Có ai đó đã để nó ở đó. Nó chỉ đứng đó và phát sáng.
Bóng tối hỏi tia sáng:
- Ngươi không nghĩ là ngươi sẽ có ích hơn nếu ngươi đứng ở nơi khác chứ không phải ở cái xó xỉnh bị Thiên Chúa bỏ rơi này sao ?
- Tại sao vậy ? Tôi chiếu sáng vì tôi là ánh sáng.
Và vì tôi chiếu sáng, nên tôi là ánh sáng. Tôi không chiếu sáng để người ta thấy tôi. Không. Tôi chiếu sáng bởi vì việc chiếu sáng và ánh sáng đem đến cho tôi niềm vui.
Khỉ bóng tối nghe điều này, nó nghiến răng ken két và đầy khí nộ muốn lùa ánh sáng đi nơi khác. Nhưng gã bóng tối khổng lồ không đủ sức chống lại tia sáng nhỏ bé này.(Willi Hoffsuemmer)
Lần kia, Solovies, một nhà triết học người Nga đến thăm một tu viện, và sau buổi kinh tối, ông đã say sưa đàm đạo với một tu sĩ kéo dài mãi tới đêm khuya. Khi hai người đã mệt mỏi, Solovies mới từ giã vị tu sĩ để đi về phòng mình, nhưng đi được mươi bước Solovies mới chợt tỉnh thấy mình đã đứng giữa hành lang với những cửa dày đóng kín, cửa phòng nào cũng y như nhau. Trong bóng tối dày đặc, triết gia không còn biết làm sao để về phòng mình nữa. Quay chân trở lại ông cũng không còn nhớ chắc phòng vị tu sĩ mình vừa đàm đạo ở đâu.
Đang tiến thoái lưỡng nan, Solovies chợt nhớ lại luật giữ thinh lặng một cách tuyệt đối trong đêm khuya. Vì thế ông không dám gõ cửa bất cứ phòng nào để nhờ một tu sĩ dẫn về phòng mình. Không còn sự chọn lựa nào khác hơn và với ý nghĩ: dầu sao cũng còn vài giờ nữa là trời sẽ sáng. Ông quyết định sẽ nghỉ lại ở hành lang, để giết thời gian, ông đi đi lại lại để suy nghĩ về những tư tưởng ông vừa mới trao đổi với vị tu sĩ. Thật, thức khuya mới biết đêm dài, nhưng cuối cùng vài giờ còn lại của đêm cũng chậm chạp qua đi. Nhờ ánh sáng yếu ớt của hừng đông triết gia nhận ra cửa phòng mình mà trong bóng tối của đêm khuya ông đã đi qua lại bao nhiêu lần không nhận ra. Nhưng rõ ràng hơn, nhờ những tia nắng yếu ớt giúp ông tìm lại phòng mình. Một tư tưởng vừa lóe ra trong trí óc của ông: “Đối với những người đi tìm chân lý cũng thế, suốt cuộc đời họ đi ngang qua nhiều lần cánh cửa của sự thật nhưng mắt họ như bị màn đêm che kín nên họ không nhận ra cho đến khi một tia nắng yếu ớt của mặt trời giúp họ nhận ra”.
Người Mẹ là ngọn lửa, con cái là ánh sáng. Nhìn sức sáng của ánh sáng, biết được sức mạnh của ngọn lửa. (Đ.Hồng Y.Mindszenty)
Ngày nọ, một người Tin Lành vào thăm nhà thương Hôtel Dieu ở Paris. Thời đó, người ta còn giao cho các nữ tu dòng Vinh Sơn chăm sóc các bệnh nhân. Giữa hàng ngàn bệnh nhân được chăm sóc trong nhà thương này, có một người tàn tật cực kỳ. Hầu như bị cuồng trí và cùng cực ngay từ nhỏ, anh nằm co rút như là một con sâu hơn là một con người. Anh nằm bất động, không tay không chân và mỗi khi có ai đến là anh ta la hét dễ sợ. Sự khổ đau và các cơn điên loạn đã làm anh dễ giận dữ. Hình dạng của anh làm người khách Tin Lành kinh sợ. Tuy nhiên, sự ngạc nhiên của ông trở thành sự thán phục khi thấy một nữ tu dòng Vinh Sơn quỳ cạnh “cục bột” này và săn sóc kẻ bất hạnh với tất cả tấm lòng ân cần của một người mẹ.
- Thưa Soeur, người khách Tin Lành này hỏi, làm sao Soeur có thể sống gần người tàn tật đáng ghê tởm này với sự thanh thoát như thế ?
- Đây là đứa con được nuông chiều nhất của nhà này, thưa ông -Bà Soeur trả lời- Chính vì tình trạng đáng thương của anh mà chúng tôi thương anh hơn các bệnh nhân khác. Chúng tôi làm dịu cơn phẫn nộ của anh bằng cách cầu nguyện và ca hát. Chúng tôi còn dạy cho anh ta cả việc cầu nguyện và cả ngày lẫn đêm không để cho anh làm việc một mình.
Không bao lâu sau đó, người Tin Lành này theo đạo Công Giáo.
Ánh sáng đã có tác dụng rồi đó chúng con.
Chúng con nghe tiếp một câu chuyện nhỏ nữa nhé:
Cách đây không lâu một phụ nữ Ấn độ giáo đã trở lại công giáo, sau một thời gian nghe rao giảng Lời Chúa. Bà chịu nhiều dèm pha, đay nghiến từ người chồng do việc bà trở lại đạo. Có lần Cha xứ hỏi bà:
- Khi chồng con nổi giận và hành hạ con, thì con làm gì ?
Bà đáp:
- Thưa Cha, con cố gắng nấu ăn ngon hơn. Khi ông than trách, con lau chùi nhà sạch hơn. Khi ông ăn nói cộc cằn, con trả lời ôn tồn nhỏ nhẹ. Con cố gắng chứng tỏ cho ông thấy khi con trở lại đạo, con phải là người vợ và người mẹ tốt hơn.
Một thời gian sau, ông xin trở lại đạo công giáo, không phải vì lời giảng của Cha xứ, nhưng chính nhờ gương sáng sống đạo của bà vợ đạo đức của ông.
Cha chúc chúng con trở thành ánh sáng cho mọi người.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 34 Thường niên - Lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 29 thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật truyền giáo
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B - Chúa nhật Chúa chiên lành -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B