Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 14 Thường niên năm C
Lc 10,1-12.17-20
"Anh em hãy ra đi" (Lc10,3).
Chúng con yêu quí,
Chúng ta vừa nghe một bài Tin Mừng do thánh sử Luca thuật lại.
1. Qua bài Tin Mừng này, chúng ta thấy bên cạnh 12 người được Chúa tuyển chọn cách đặc biệt mà Chúa gọi là Tông Đồ, còn có một số những người khác không phải là tông đồ nhưng cũng được Chúa sai đi để cùng với Chúa loan báo Tin Mừng cho mọi người.
Tin Mừng không cho chúng ta biết chính xác số môn đệ này là bao nhiêu nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay thánh sử Luca nói tới con số 72.
Tại sao lại chỉ có 72 thôi? Hình như có một điều gì đó phải nói thêm cho rõ về vấn đề này. Cha học Kinh Thánh cha thấy trong sách Sáng Thế Ký là cuốn sách đầu tiên trong toàn bộ Kinh Thánh, cha thấy đoạn 10 trong sách đó khi nói về số dân trên mặt đất sau trận lụt Đại Hồng Thuỷ kinh khiếp thời ông Nôe là 72. Như vậy có thể nói con số 72 là số dân của cả loài người thời đó. Như vậy khi nói đến con số 72 có lẽ thánh Luca đã ngầm cho mọi người hiểu rằng đó là cả loài người. Tại sao thánh Luca làm thế? Thưa vì việc truyền giáo là việc quan trọng có liên hện đến cả loài người nên cả loài người đều có bổn phận phải truyền giáo. Cả loài người có nghĩa là tất cả mọi người đều có bổn phận phải truyền giáo. Truyền giáo không còn phải là bổn phận của những người được tuyển chọn như các tông đồ thuở xưa hay như các Giám Mục, linh mục ngày nay mà là bổn phận của mọi người.
Chính vì thế mà Công đồng Vaticano II đã phải nhấn mạnh: "Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo" (TG 2). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng quả quyết: "Không một ai trong những người tin vào Đức Kitô, không một tổ chức nào trong Giáo Hội được miễn khỏi nhiệm vụ cao cả này: Đó là loan báo Đức Kitô cho mọi dân tộc" (Sứ vụ Đấng Cứu Độ, 3).
Cha đọc trong sách Sách Giáo Lý Mới (1270 2472), cha thấy Sách Giáo Lý Chung cũng nói: “Được tái sinh làm con Thiên Chúa, những người đã được rửa tội có bổn phận phải tuyên xưng trước mặt mọi người đức tin mà họ nhận lãnh từ Thiên Chúa qua Hội Thánh” (x.LG 10), tham dự vào hoạt động tông đồ và truyền giáo của Dân Thiên Chúa (x.LG 17; AG 7,23). Như vậy mọi người chúng ta đều có bổn phận trong cánh đồng truyền giáo của Chúa.
2. Nhưng cha hỏi chúng con: một người giáo dân bình thường như chúng con có thể truyền giáo không và nếu có thì bằng cách nào đây?
Chắc chắn chúng ta không thể làm việc truyền giáo như các tông đồ thuở xưa hay như các Giám mục, linh mục tu sĩ ngày nay nhưng chắc chắn Chúa cũng muốn cho chúng ta phải truyền giáo theo cách của chúng ta.
Thế chúng ta có thể tuyền giáo bằng cách nào?
Cha đọc lại Tin Mừng cha thấy trước khi bảo các môn đệ đi truyền giáo Chúa đòi các ngài phải cầu nguyện trước. Chúa Giêsu không bảo các môn đệ lên đường ngay, nhưng Chúa dạy phải cầu nguyện trước. Cầu nguyện là nền tảng của việc truyền giáo. Vì truyền giáo khởi sự từ ý định của Thiên chúa. Ơn hoán cải tâm hồn là ơn Chúa ban. Nên cầu nguyện chính là truyền giáo và kết quả của việc truyền giáo bằng cầu nguyện sẽ rất sâu xa. Ta hãy noi gương thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu. Vị Thánh sống âm thầm, suốt đời chôn vùi trong 4 bức tường Dòng Kín, thế mà chỉ nhờ lời cầu nguyện, thánh nữ đã đem được nhiều linh hồn về với Chúa không kém thánh Phanxicô Xaviê, người suốt đời bôn ba khắp nơi để rao giảng Tin Mừng.
Tiếp đến cha thấy có rất nhiều cách để chúng ta có thể đem Chúa đến cho những người khác. Có rất nhiều cách nhưng cách phù hợp với chúng ta nhất là cố gắng sống cuộc đời phục vụ yêu thương như Chúa Giêsu đãn sống. Cha tưởng đây là cách tốt nhất chúng con có thể làm và làm ngay được.
Một lần kia các nhà truyền giáo Công giáo hỏi ý kiến ông Gandhi. Ông Gandhi là người mà dân tộc Ấn độ coi ông như một vị thánh sống. Họ hỏi ông về việc họ phải làm gì để các người theo đạo Hinđu chấp nhận bài giảng trên núi của Đức Giêsu. Ông Ganđhi trả lời: "Các ông hãy nghĩ về bí quyết của những bông hoa hồng. Mọi người đều yêu thích chúng, vì ngoài vẻ đẹp và màu sắc sặc sỡ, hoa còn tỏa ra mùi thơm thoang thoảng như diệu kỳ của nó. Vậy các ông hãy "tỏa hương thơm!"
Đúng thế chúng con! "Tỏa hương thơm!"là làm sao?Thưa là sống thật tốt như Chúa Giêsu đã sống để qua đó mọi người sẽ biết được Chúa Giêsu sống như thế nào mà bắt chước noi theo làm cho cuộc sống con người càng ngày càng hạnh húc và tốt đẹp hơn.
Đây là câu chuyện do nhà văn George Bemard Shaw ghi lại:
Đó là một buổi tối lạnh lẽo, rét buốt ở miền bắc Virginia cách đây đã nhiều năm. Bộ râu của ông lão cứng ngắc trong cái lạnh của mùa đông khi ông đợi có ai đó giúp ông sang sông. Sự chờ đợi dường như vô tận. Có thể ông tê cóng và cứng đờ bởi những cơng ló bấc giá lạnh.
Bỗng ông nghe thấy tiếng ngựa phi nhịp nhàng đang đến gần men theo con đường đầy sướng giá. Ông lo lắng nhìn khi một nhóm chàng trai phi ngựa rẽ qua khúc quanh. Ông đã để cho người đầu tiên chạy qua mà chẳng hề gọi. Sau đấy, một người khác đi qua, rồi một người nữa. Lúc này, tuyết đã rơi, trông ông lão giống như một bức tượng bằng tuyết. Ông đã thấy người kỵ sĩ cuối cùng. Khi người này đến gần, ông già ra dấu với người kỵ sĩ rồi nói:
- Chào cậu, cậu có phiền đưa già này sang bên kia sông được không? Chẳng có lối nào để đi bộ được cả.
Người kỵ sĩ ngồi trên ngựa đáp:
- Được chứ, thưa bác. Bác nhảy lên đây nào.
Thấy ông lão không thể nhấc nổi cơ thể đã gần như đông cứng khỏi mặt đất, chàng trai nhảy xuống và giúp ông leo lên lưng ngựa. Chàng kỵ sĩ không chỉ đưa ông già qua sông mà còn mang ông đến nơi ông định đến cách đó vài dặm nữa.
Khi đến gần một mái nhà tranh nhỏ xíu ấm cúng, chàng kỵ sĩ tò mò hỏi:
- Thưa bác, cháu thấy bác đã để nhiều người cưỡi ngựa khác chạy qua mà không nhờ lấy một ai để giúp qua sông. Khi cháu đến thì bác nhờ cháu ngay lập tức. Cháu thắc mắc không hiểu tại sao, vào một buổi tối mùa đông lạnh giá như thế này, bác lại đợi và nhờ người cuối cùng. Nếu cháu từ chối không giúp bác thì sao?
Ông lão từ từ leo xuống ngựa, nhìn thẳng vào mắt chàng trai, đáp:
- Bác đã ngồi đấy một lúc rồi. Bác nghĩ bác biết cách nhìn người, ông tiếp tục. Bác nhìn vào mắt những chàng trai kia và ngay lập tức bác thấy họ chẳng quan tâm gì đến tình cảnh của bác cả. Nhờ họ giúp cũng không ích gì. Nhưng khi nhìn vào mắt cháu, lòng tốt và sự thương người hiện lên rất rõ. Bác biết rằng thái độ dịu dàng của cháu sẽ mở ra cho bác cơ hội được giúp đỡ lúc bác cần.
Những lời ấm lòng đó của ông lão làm người kỵ sĩ hết sức cảm động.
- Cháu hết sức cám ơn những gì bác vừa nói - anh nói với ông lão - Có lẽ sẽ chẳng bao giờ cháu quá bận rộn với chuyện riêng của mình mà không đáp lại những gì người khác cần bằng lòng nhiệt thành cả.
Hạnh phúc là nước hoa- bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vãi vài giọt lên chính mình .
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 29 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 28 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 27 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 26 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 25 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật truyền giáo
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B - Chúa nhật Chúa chiên lành -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống