Tuyên bố của các Giám mục Công giáo tại Lima, trên đường tiến đến COP21 tại Paris
Dẫn nhập – từ Hội nghị COP20 đến COP21
Chúng tôi, các Giám mục Công giáo thuộc khắp năm châu đã cùng đến Lima nhân dịp Hội nghị lần thứ 20 các bên tham gia (COP20) để góp nỗ lực cùng các vị lãnh đạo thế giới đang mong muốn ký kết một thỏa thuận công bằng và có tính ràng buộc pháp lý về khí hậu, tại Paris, vào năm 2015.
Được thúc đẩy bởi lựa chọn hướng về người nghèo theo Phúc âm, chúng tôi vẫn thường giúp những cộng đồng dễ bị tác hại nhất và bị loại trừ nhiều nhất, nên chúng tôi hoàn toàn cảm nhận được sự biến đổi khí hậu đã tác hại trên họ ra sao. Thông điệp chúng tôi gửi đến các nhà lãnh đạo chính trị và tất cả các người thiện tâm xuất phát từ kinh nghiệm này của chúng tôi, cũng như từ sự đau khổ của các cộng đồng nghèo này.
Nhân loại được kêu gọi sống trên Trái Đất trong bình đẳng, công bình, phẩm giá, bình an và hài hòa, ngay giữa trật tự của Công trình tạo dựng. Nhân loại cũng được kêu gọi tôn trọng Công trình tạo dựng vì công trình này có một giá trị nội tại. Chúng tôi, các Giám mục Công giáo, nhìn nhận rằng bầu khí quyển, rừng nhiệt đới, đại dương và đất nông nghiệp thuộc về tài sản chung mà chúng ta phải chăm sóc.
Sự biến đổi khí hậu và sự công bằng về khí hậu ngày nay
Chúng tôi nhìn nhận rằng rất nhiều điều tốt lành được kiện toàn trên Trái Đất nhờ vào trí thông minh, kỹ thuật và kỹ xảo có trách nhiệm và chính đáng của nhân loại, dựa trên tình yêu và lòng ân cần của Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, nhiều thảm họa, như sự biến đổi khí hậu và những tác hại trên chính thiên nhiên, sự an toàn thực phẩm, sức khỏe và các cuộc di dân, đã làm cho nhiều người hơn trên thế giới phải chịu đau khổ.
Chúng tôi đáp lại việc chúng tôi xem như lời kêu gọi của Chúa phải hành động trước tình trạng khẩn cấp và nguy hại do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do trách nhiệm của hệ thống kinh tế toàn cầu đang thống trị hiện nay, và đây là một sáng tạo của con người. Nếu chúng ta xem xét một cách khách quan những tác hại của trật tự kinh tế và tài chánh hiện nay, một thứ trật tự dựa trên quyền tối thượng của thị trường và lợi nhuận, và đã không thành công trong việc đưa con người và lợi ích chung vào tâm điểm của các hoạt động kinh tế, đó là chúng ta nhìn nhận sự thất bại có tính hệ thống của trật tự này và sự cần thiết phải có một trật tự kinh tế và tài chính mới (x. ĐTC Phanxicô, Evangelii Gaudium 53-58).
Chúng tôi rất biết ơn khi nhận xét rằng, ngày nay, cũng có nhiều quốc gia, tôn giáo, nhóm xã hội dân sự và cá nhân thuộc mọi thành phần, xem thiên nhiên như một tài sản và bày tỏ những quan ngại về mặt đạo đức cho vấn đề này. Do đó, chúng tôi mong ước rằng diễn văn được nghe ở Hội nghị COP20 tại Lima được đào sâu hơn để Hội nghị COP21 có thể đưa ra những quyết định cụ thể giúp vượt qua được thách đố về khí hậu và xác định được những hướng đi mới bền vững.
Chúng tôi nhìn nhận rằng, dựa trên các nguyên tắc thật sự dân chủ, người nghèo và các nước nghèo rất đông và bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các tác hại của sự biến đổi khí hậu và họ cũng là những tác nhân để phát triển đất nước và sự sống của con người trên Trái Đất. Họ đem lại cho chúng ta một tiếng nói và một cảm giác hy vọng trong cơn khủng hoảng này, và nhất là trong khi khí hậu đang bị biến đổi. Chúng tôi hy vọng khi họ tham gia một cách thỏa đáng, đúng đắn và tích cực, các người quyết định sẽ phát triển những hệ thống đa dạng hơn nhằm thay thế những phương pháp hiện đại có tính phổ quát để tiếp cận các vấn đề kỹ thuật và công nghiệp như hiện nay.
Chúng tôi, với tư cách là Giám mục, kêu gọi tất cả các bên tham gia hãy
1. nghĩ đến không chỉ chiều kích kỹ thuật, nhưng đặc biệt là cả đến những chiều kích đạo đức và luân lý của sự biến đổi khí hậu, như được nói trong điều 3 của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). (Ghi chú: Công bằng, trách nhiệm chung nhưng khác biệt và khả năng riêng, nguyên tắc thận trọng, quyền được phát triển bền vững)
2. tìm ra một thỏa thuận quốc tế công bằng và có tính ràng buộc về mặt pháp lý, dựa trên các quyền con người phổ quát, và có thể áp dụng cho mọi người, tại Paris vào năm 2015.
3. giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5 độ Celcius so với mức độ tiền công nghiệp, để có thể che chở những cộng đồng ở tuyến đầu phải hứng chịu tác hại của sự biến đổi khí hậu, chẳng hạn như các dân hải đảo trên Thái Bình Dương hoặc ở các vùng ven biển.
4. đề ra những mô hình phát triển mới và những lối sống mới thích hợp với khí hậu và đưa được người dân ra khỏi cảnh nghèo khổ. Để đạt được điều này, phải nhất thiết chấm dứt thời đại năng lượng hóa thạch, giảm dần khí thải của năng lượng hóa thạch và chuyển dần sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo, đồng thời lo sao cho mọi người được quyền sử dụng một năng lượng bền vững.
5. lo sao để thoả thuận năm 2015 được thích nghi dễ dàng hầu có thể đáp ứng thỏa đáng các nhu cầu trước mắt của các cộng đồng dễ bị tác hại nhất và củng cố được các phương án của địa phương. Phải bảo đảm là 50% công quỹ sẽ được dùng để thỏa mãn nhu cầu thích nghi của những người dễ bị tác hại nhất.
6. nhìn nhận rằng các nhu cầu thích nghi tùy thuộc vào sự thành công của các biện pháp chúng ta sử dụng để làm nhẹ bớt. Những người chịu trách nhiệm về sự biến đổi khí hậu có trách nhiệm phải giúp những người dễ bị tác hại nhất thích nghi và kiểm soát những tổn thất và thiệt hại, và chia sẻ với họ những công nghệ và phương pháp cần thiết.
7. đưa ra những chỉ dẫn nói rõ các nước phải giữ lời cam kết về phần tài chánh bổ sung và có thể dự kiến được như thế nào, cũng như phải thiết lập những hệ thống kế toán vững vàng và trong sáng ra sao.
Lời cam kết của chúng tôi
Chúng tôi, các Giám mục Công giáo, tin rằng Công trình tạo dựng là một ơn ban sự sống, một ơn phải chia sẻ với tha nhân và tất cả chúng ta đều cần "lương thực hằng ngày" để bảo đảm việc nuôi dưỡng và an toàn thực phẩm cho chúng ta.
Chúng tôi, các Giám mục Công giáo, cam kết phát triển tinh thần "nhưng không" (x. Caritas in Veritate), để góp phần tạo nên một lối sống giải thoát chúng ta khỏi ước muốn chiếm đoạt và giúp chúng ta tôn trọng phẩm giá của con người và sự hài hòa của Công trình tạo dựng.
Chúng tôi, các Giám mục, muốn đi cùng tiến trình chính trị và tìm sự đối thoại để đưa tiếng nói của người nghèo đến tai các người quyết định.
Chúng tôi xác tín rằng mọi người đều có khả năng góp phần vào việc đấu tranh chống lại sự biến đổi khí hậu và chọn lựa một lối sống bền vững.
Chúng tôi, các Giám mục, kêu gọi tất cả các người Công giáo và các người thiện tâm hãy xem con đường tiến đến Paris như khởi điểm của một đời sống mới hài hòa với Công trình tạo dựng, đồng thời tôn trọng các biên giới toàn cầu.
________________________________
Các Giám Mục đã ký vào Tuyên Bố này:
Monsignor Salvador Piñeiro García-Calderón, Archbishop of Ayacucho,
Peru. President of the Bishops’ Conference of Peru
Monsignor Pedro Barreto Jimeno, Archbishop of Huancayo, Peru.
President of the Justice and Solidarity Department of the Latin American Bishops Conference (CELAM)
Monsignor Sithembele Antón Sipuka, Bishop of Umtata, South Africa. Representative of the Symposium of Episcopal Conferences of Africa and Madagascar (SECAM)
Monsignor Theotonius Gomes, Auxiliary Bishop of Dhaka (Emeritus), Bangladesh. Representative of the Federation of Asian Bishops Conferences (FABC)
Monsignor Marc Stenger, Bishop of Troyes, Representative of the Episcopal Conference of France
Monsignor Zanoni Demettino Castro, Archbishop of Feira de Santana, Brazil. Representative of the Bishops’ Conference of Brazil
Monsignor Richard Alarcón Urrutia, Bishop of Tarma, President of Caritas Peru
Monsignor Jaime Rodríguez, Bishop of Huánuco, Perú
Monsignor Alfredo Vizcarra, Bishop of the Apostolic Vicariate of San Francisco Javier de Jaén, Perú
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô