Tân Phúc Âm hoá là đặt Thiên Chúa ở trung tâm đời sống Kitô hữu

Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XIII được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI triệu tập, sẽ diễn ra tại Rôma từ ngày 7 đến 28-10-2012 với chủ đề "Tân Phúc Âm hoá để truyền bá Đức Tin Kitô giáo". Ban Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục đã công bố bản Đề cương (Lineamenta) vào đầu năm nay; đây thực sự là một cuốn cẩm nang về việc tân Phúc Âm hoá và một quảng diễn thật hữu ích và sâu sắc. Như đã biết, ý tưởng này không mới: tân Phúc Âm hoá chính là chủ đề xuyên suốt của cả triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II.
Đức Gioan Phaolô II thật chí lý khi giải thích cho chúng ta điều ngài muốn nói qua việc đặt tính từ “mới” (tân) trước thuật ngữ truyền thống “Phúc Âm hoá”: mới trong nhiệt huyết, mới trong phương pháp, mới trong cách diễn tả. Để hiểu đúng đắn nội dung Lineamenta, cần có chìa khoá thích hợp khi đọc bản văn này. Trên thực tế, kiểu nói “tân Phúc Âm hoá” đã trở nên phổ biến - thậm chí còn bị lạm dụng - đến mức chúng ta có nguy cơ làm sai lệch ý nghĩa của nó, hoặc tệ hơn, coi nó như một khẩu hiệu vô nghĩa. Cốt lõi của vấn đề tân Phúc Âm hoá là đặt Thiên Chúa ở trung tâm đời sống của chúng ta.
Cả các phong trào của Giáo Hội và các cộng đoàn mới cũng được kêu gọi xét lại ơn gọi và sứ mệnh của mình theo viễn tượng này, nghĩa là nghiêm túc phản tỉnh về căn tính của mình. Không còn nghi ngờ gì nữa, những thực tại mới của Giáo Hội đã cho thấy có thể khơi lên mối quan tâm về truyền giáo vốn có nơi nhiều người, đặc biệt là các giáo dân, mối quan tâm mà thậm chí họ không biết rằng mình đang có.
Hiểu biết tiền đề này là tuyệt đối cần thiết đối với chủ đề tân Phúc Âm hoá, để không khai thác các yếu tố đặc sủng mà Chúa Thánh Thần ban tặng trong Giáo Hội ngày nay. Chúng ta thường quá mong đợi nơi các đặc sủng ấy “các phương thức” đẹp đẽ dọn sẵn cho việc tân Phúc Âm hoá thay vì chúng ta nên cầu xin ơn ấy để luôn là cộng tác viên của Chúa Thánh Thần hầu trở nên người Kitô hữu đích thực.
Trên thực tế, lời kêu gọi tân Phúc Âm hoá đòi hỏi một cách thức mới trở nên người Kitô hữu, một cách thức mới trở nên Giáo Hội, “mới” ở đây tức là mô hình theo Tin Mừng như thấy trong sách Công vụ các Tông đồ, là sức mạnh của Chúa Thánh Thần đổi mới toàn thể cộng đồng Kitô giáo.
Hồng y Stanisław Ryłko,
Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Giáo dân
(Nguồn: OR, trong news.va, 2-08-2011)
Phan Vinh chuyển dịch
bài liên quan mới nhất

- Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới
-
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV -
“Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng -
Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới -
Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen - các Hồng y chưa bầu được Giáo hoàng
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y