Sứ điệp Ngày Quốc tế Di dân 2016

Sứ điệp Ngày Quốc tế Di dân 2016

CÂU HỎI GỢI Ý HỌC HỎI VÀ CHIA SẺ
SỨ ĐIỆP NGÀY QUỐC TẾ DI DÂN 2016

1.      Chủ đề sứ điệp di dân 2016 của Đức Thánh Cha Phanxicô là “Người di dân và tị nạn chất vấn chúng ta. Lời giải đáp từ Tin Mừng của Lòng Thương Xót”. Bạn có suy nghĩ gì khi đọc chủ đề này?

2.      Cộng đoàn của nơi anh chị em ra đi có chuẩn bị những gì cho anh chị em di dân trở thành những chiến sĩ loan báo Tin mừng không?

3.      Theo sứ điệp ngày quốc tế di dân 2016 “Làm thế nào để sự hội nhập người di dân làm cho nhau được phong phú, mở ra những con đường tích cực cho cộng đoàn, và vượt thắng những nguy cơ phân biệt đối xử”?

4.      Theo Sứ Điệp của ĐTC nhân Ngày Quốc Tế Di Dân 2016: “Nơi gốc rễ của Tin Mừng về Lòng Thương Xót, sự gặp gỡ và sự đón nhận người khác diễn ra đồng thời với sự gặp gỡ và đón nhận Thiên Chúa: Đón nhận người khác có nghĩa là đón nhận chính Thiên Chúa!” Bạn cảm nghiệm thế nào về Lòng Thương Xót của Chúa trong chính cuộc sống mình và bạn sẽ làm gì để đem Lòng Thương Xót của Chúa cho tha nhân ?

ĐGH Phanxicô - Sứ điệp Ngày Thế Giới Người Di Dân và Tị Nạn

   Anh Chị Em thân mến,

   Trong Sắc Lệnh Về Năm Thánh Ngoại Thường Lòng Thương Xót, tôi đã nhấn mạnh rằng “Vào những lúc chúng ta được mời gọi để nhìn một cách chú tâm hơn nữa đến lòng thương xót để chúng ta có thể trở nên một dấu chỉ hữu hiệu hơn về hoạt động của Chúa Cha trong cuộc sống của chúng ta” (Misericordiae Vultus, 3). Tình yêu của Thiên Chúa có nghĩa là vươn ra chạm đến mỗi người và mọi người. Những người đón nhận cái ôm của Chúa Cha, về phần mình, lại trở nên quá nhiều cánh tay mở ra và ôm lấy khác, giúp cho mọi người cảm nghiệm được yêu thương như một người con và “như ở nhà” trong tư cách là một thành phần của gia đình nhân loại. Sự chăm sóc phụ tử của Thiên Chúa mở ra cho hết mọi người, giống như sự chăm sóc của một mục tử với đoàn chiên của mình, nhưng đặc biệt là quan tâm đến những nhu cầu của đoàn chiên đang bị tổn thương, mệt mỏi hay bệnh tật. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Chúa Cha đã cúi xuống để giúp đỡ những người này vượt thắng bởi sự nghèo nàn về thể lý và đạo đức; tình trạng của họ càng nghiêm trọng, thì lòng thương xót của Ngài càng được tỏ hiện cách mạnh mẽ hơn.

   Trong thời đại của chúng ta, tình trạng di dân đang phát triển trên toàn thế giới. Những người tị nạn và những người phải đi khỏi quê hương của họ thách đố các cá nhân và các cộng đồng, và lối sống truyền thống của họ; đôi khi họ phát bực với những chân trời văn hoá và xã hội mà họ gặp gỡ. Ngày càng gia tăng, các nạn nhân của tình trạng bạo lực và nghèo nàn, việc rời bỏ quê hương của họ, bị khai thác bởi các vụ buôn người trong suốt hành trình của họ đến giấc mơ về một tương lai tươi sáng hơn. Nếu họ sống sót thoát khỏi những vụ lạm dụng và gian khó của hành trình, thì họ sẽ đối diện với những sự hoài nghi và sợ hãi ngầm. Cuối cùng, họ thường gặp gỡ một sự thiếu thốn về những chính sách rõ ràng và thực tế của sự hỗ tương tôn trọng quyền và nghĩa vụ của tất cả. Ngày nay, nhiều hơn trong quá khứ, Tin Mừng của lòng thương xót đang đánh động các lương tâm, ngăn chặn chúng ta khỏi việc nhân danh nỗi khổ của người khác, và chỉ  ra con đường của việc đáp trả mà, vốn được bén rễ trong các nhân đức đối thần về niềm tin, cậy, và mến, tìm thấy một sự diễn tả thực tế trong các công việc của lòng thương xót thiêng liêng và thể lý.

   Dưới ánh sáng của những sự thật này, tôi đã chọn lựa chủ đề của Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn 2016: Người Di Dân và Tị Nạn đang thách đố chúng ta. Sự đáp trả của Tin Mừng Thương Xót. Các phong trào di dân giờ đây là một thực tại mang tính cấu trúc, và vấn đề chính của chúng ta phải giải quyết tình trạng khẩn thiết hiện tại bằng việc mang lại những chương trình nói lên những nguyên nhân của việc di dân và thay đổi điều kéo theo, bao gồm cả tác động của nó trên việc tô điểm cho các xã hội và dân tộc. Những câu chuyện bi thương của hàng triệu người nam nữ đang hằng ngày đối diện với cộng đồng quốc tế như là kết quả của một sự bùng nổ của những cuộc khủng hoảng nhân đạo không thể chấp nhận được ở nhiều nơi trên thế giới. Sự thờ ơ và thinh lặng dẫn đến sự đồng loã bất cứ khi nào chúng ta đứng nhìn khi người dân đang chết dần vì ngột ngạt, vì đói, vì bạo lực và chìm tàu. Bất luận là quy mô lớn hay nhỏ, nhg sự việc này luôn là những bi kịch, ngay cả khi chỉ có một mạng người bị thiệt mất.

   Những người di dân là anh chị em của chúng ta đang tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, thoát khỏi cảnh nghèo, đói, khai thác và sự phân phối bất công các nguồn tài nguyên của hành tinh vốn có ý nghĩa phải được chia sẻ bình đẳng cho hết mọi người. Chẳng phải là chúng ta đang muốn một cuộc sống tốt hơn, hợp lý và thịnh vượng hơn để chia sẻ với những người thân yêu của chúng ta sao?

   Ngay tại thời khắc này của lịch sử nhân loại, được đánh dấu bởi những phong trào di dân lớn lao, căn tính không còn là vấn đề thứ yếu nữa. Những người thực hiện việc di dân bị buộc phải thay đổi một số tính cách cố hữu nhất của họ và, bất luận là họ thích hay không, ngay cả những người đón tiếp họ cũng bược phải thay đổi. Chúng ta kinh nghiệm thế nào những thay đổi này không phải là những trở ngại cho sự phát triển đúng đắn, mà thay vào đó là những cơ hội cho một sự phát triển con người, xã hội và tinh thần đúng đắn, một sự phát triển vốn tôn trọng và cổ võ những giá trị vốn làm cho chúng ta trở nên nhân bản hơn và giúp chúng ta sống một mối quan hệ quân bình với Thiên Chúa, những người khác và công trình tạo dựng.

   Sự hiện diện của những người di dân và tị nạn thách đố các xã hội khác nhau đón nhận họ. Những xã hội này đang đối diện với những hoàn cảnh mới có thể tạo nên sự khó khăn nghiêm trọng trừ khi họ được động viên, quản lý và điều hành cách thích hợp. Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo sự hỗ tương ấy sẽ trở thành một sự làm cho phong phú lẫn nhau, mở ra những cách tiếp cận tích cực với các cộng đồng, và ngăn ngừa mối nguy về sự phân biệt, kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa quốc gia cực đoan hay hội chứng sợ người nước ngoài.

   Sự mạc khải Thánh Kinh mời gọi chúng ta đón tiếp người khách lạ; sự mạc khải này nói cho chúng ta biết rằng trong khi làm như thế, chúng ta mở các cánh cửa của chúng ta ra cho Thiên Chúa, và rằng ở nơi diện mạo của những người khác chúng ta thấy diện mạo của chính Đức Kitô. Nhiều tổ chức, hiệp hội, phong trào và các nhóm, các tổ chức cấp giáo phận, quốc gia và quốc tế đang kinh nghiệm được sự kì diệu và niềm vui của bữa tiệc của sự gặp gỡ, chia sẻ và liên đới. Họ đã nghe tiếng nói của Chúa Giêsu Kitô: “Hãy nhớ, ta đứng ở cửa và gõ” (Kh 3:20). Tuy nhiên vẫn tiếp tục có những cuộc tranh luận về những điều kiện và giới hạn cần được đặt ra cho việc đón nhận những người di dân, không chỉ về cấp độ các chính sách cấp quốc gia, mà con ở nơi một số cộng đoàn giáo xứ mà sự yên bình truyền thống của họ dường như đang bị đe doạ.

   Đối diện với những vấn đề này, làm thế nào Giáo Hội lại có thể thất bại để được thôi thúc bởi gương mẫu và lời của Chúa Giêsu Kitô? Câu trả lời của Tin Mừng là lòng thương xót.

   Trước hết, lòng thương xót là một quà tặng của Thiên Chúa là Cha đấng được mạc khải ở nơi Chúa Con. Lòng thương xót của Thiên Chúa làm gia tăng tâm tình tạ ơn hân hoan trước niềm hy vọng mở ra phía trước chúng ta mầu nhiệm của ơn cứu chuộc của chúng ta ngang qua máu của Đức Kitô. Lòng thương xót nuôi dưỡng và củng cố tình liên đới hướng đến người khác như một sự đáp trả cần thiết trước tình yêu ân sủng của Thiên Chúa, “đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5:5). Mỗi người chúng ta chịu trách nhiệm về người thân cận của mình: chúng ta là những người canh giữ anh chị em của chúng ta, bất cứ nơi nào họ sống. Mối bận tâm đến việc nuôi dưỡng những mối quan hệ tốt lành với người khác và khả năng vượt thắng sự thành kiến và sự sợ hãi là các thành phần thiết yếu cho việc cổ võ nền văn hoá gặp gỡ, mà torng đó chúng ta không chỉ được chuẩn bị để cho đi, mà còn là để lãnh nhận từ người khác. Lòng hiếu khách, thực ra, lớn lên từ cả việc cho đi lẫn việc lãnh nhận.

   Từ cách tiếp cận này, thật quan trọng để nhìn những người di dân không chỉ trên nền tảng của địa vị của họ như là hợp lệ hay bất hợp lệ, nhưng trên hết tất cả như là con người mà phẩm giá của họ cần được bảo vệ và những người có khả năng đóng góp cho sự tiến bộ và phúc lợi chung. Đây đặc biệt là trường hợp khi họ áp dụng một cách có trách nhiệm các quy định của mình đối với những người đón nhậ họ, tôn trọng cách biết ơn di sản vật chất và tinh thần của nước chủ nhà, tuân thủ luật pháp của đất nước này và trở giúp khi cần. Việc di dân không thể bị giảm thiểu xuống tới mức thuần tuý các khía cạnh chính trị và luật pháp của họ, những áp đặt kinh tế và việc sống chung cụ thể của nhiều nền văn hoá khác nhau trong cùng một lãnh địa. Tất cả những việc bảo vệ và cổ võ mang tính bổ trợ này cho con người nhân loại, cho nền văn hoá gặp gỡ, và sự hiệp nhất các dân tộc, nơi mà Tin Mừng của lòng thương xót thúc đẩy và khích lệ những cách canh tân và biến đổi toàn thể cộng đồng.

   Giáo Hội đứng về phía tất cả những người đang làm việc để bảo vệ quyền được sống có phẩm giá của mỗi người, trước hết và sau hết bằng việc thực thi quyền để không di cư và đóng góp cho sự pháp triển của đất nước gốc của một người. Tiến trình này phải bao gồm, ngay từ bên ngoài, sự cần thiết để trợ giúp những quốc gia mà những người di dân và tị nạn rời bỏ. Điều này cũng sẽ minh chứng rằng tình liên đới, sự hợp tác, sự độc lập quốc tế và sự phân phối bình đẳng các nguồn tài nguyên của trái đất là thiết yếu cho những nỗ lực mang tính quyết định, đặc biệt là ở những nơi mà các phong trào di dân khởi sự, để loại bỏ những bất quân bình vốn dẫn dắt con người, cách cá nhân hay tập thể, bỏ mặc môi trường tự nhiên và văn hoá của riêng họ. Trong bất kì trường hợp nào, thật cần thiết để ngăn chẳn lại, nếu có thể ngay từ những giai đoạn sớm nhất, cuộc li tán của những người tị nạn và những cuộc ra đi như là kết quả của sự nghèo, bạo lực và bách hại.

   Không ai có thể tuyên bố để thờ ơ trước sự đối diện với những hình thức mới của tình trạng nô lệ bị áp đặt bởi các tổ chức tội phạm mua bán người nam, người phụ nữ và trẻ em như là những người lao động ép buộc trong việc xây dựng, nông nghiệp, đánh bắt thuỷ sản hay trong các thị trường khác. Biết bao nhiêu người bé mọn vẫn đang bị buộc phải chiến đấu trong các đội quan như thể là những người lính trẻ con! Biết bao nhiêu nạn nhân của nạn buôn cơ phận người, ăn xin ép buộc và khai thác! Những người tị nạn ngày nay đang thoát khỏi những tội ác khác thường này, và họ kêu gọi Giáo Hội và cộng đồng nhân loại hãy đảm bảo rằng, trong cánh tay giơ ra của những người đón tiếp họ, họ có thể thấy diện mạo của Thiên Chúa, “Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an” (2 Cr 1:3).

   Anh chị em thân mến, là những người di dân và tị nạn! Trung tâm của Tin Mừng thương xót cuộc gặp gỡ và chấp nhận bởi người khác được đan xen với cuộc gặp gỡ và chấp nhận của chính Thiên Chúa. Đón tiếp người khác có nghĩa là đón tiếp Thiên Chúa bằng con người cụ thể! Đừng để cho bản thân các bạn bị cướp đi niềm hy vọng và niềm vui cuộc sống được sinh ra từ kinh nghiệm của các bạn về lòng thương xót của Thiên Chúa, như đã được thể hiện ở nơi con người mà bạn gặp gỡ trên hành trình của bạn! Tôi tín thác các bạn cho Mẹ Maria Đồng Trinh, Mẹ của những người di dân và tị nạn, và cho Thánh Giuse, Đấng đã kinh qua nỗi đắng cay của việc di dân đến Ai Cập. Tôi cũng xin phó thác những người đang đầu tư quá nhiều sức lực, thời gian và nguồn lực cho việc chăm sóc mục vụ và xã hội dành cho người di dân cho sự chuyển cầu của các Ngài. Tôi xin ban Phép Lành Toà Thánh của tôi cho tất cả mọi người.

Làm từ Vatican, 12/09/2015 - Lễ Kính Danh Thánh Đức Maria
PHANXICÔ, Giáo Hoàng - Joseph C. Pham chuyển ngữ từ ZENIT

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top