Sứ điệp của Đức giáo hoàng Phanxicô gửi ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Nhân đạo Thế giới lần thứ nhất
WHĐ (25.05.2016) – Từ ngày 23 đến 24 tháng Năm 2016, tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nhân đạo Thế giới lần thứ nhất. Phái đoàn của Toà Thánh Vatican tham dự Hội nghị này do Đức hồng y Quốc vụ khanh Toà Thánh Pietro Parolin dẫn đầu. Tại Hội nghị, Đức hồng y Parolin đã đọc Sứ điệp của Đức giáo hoàng Phanxicô gửi ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc như sau:
***
Kính thưa ngài Ban Ki-moon
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc,
Tôi xin chào tất cả những người đang tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhân đạo Thế giới lần đầu tiên này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cùng với những người tổ chức Hội nghị này, và xin chào ngài Tổng thư ký, là người đã triệu tập Hội nghị. Đây là một bước ngoặt đối với cuộc sống của hàng triệu người cần được bảo vệ, chăm sóc và giúp đỡ, và cho những ai đang tìm kiếm một tương lai xứng đáng.
Tôi hy vọng rằng những nỗ lực của quý vị sẽ đóng góp một cách thực tế để làm vơi bớt nỗi khổ đau của hàng triệu người ấy, để cho những thành quả của Hội nghị thượng đỉnh được thể hiện bằng một tình liên đới chân thành, thực sự tôn trọng quyền lợi và phẩm giá của những người đau khổ vì các xung đột, bạo lực, đàn áp và thiên tai. Trong bối cảnh này, các nạn nhân là những người dễ bị tổn thương nhất, những người sống trong những hoàn cảnh cùng khốn và bị bóc lột.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng hiện nay có nhiều nhóm lợi ích ngăn cản việc giải quyết các xung đột, và các chiến lược quân sự, kinh tế và địa chính trị đang khiến cho con người và các dân tộc phải di cư và áp đặt vị thần tiền tài, vị thần quyền lực. Đồng thời, những nỗ lực nhân đạo thường bị những bó buộc về thương mại và ý thức hệ chi phối.
Vì thế, điều cần thiết hiện nay là phải tái dấn thân để bảo vệ mỗi con người trong cuộc sống thường ngày của họ và bảo vệ phẩm giá và quyền lợi, an ninh và nhu cầu chung của họ. Đồng thời, cần phải bảo tồn tự do và bản sắc xã hội và văn hoá của các dân tộc; cũng như cần phải thúc đẩy hợp tác, đối thoại, và nhất là hoà bình mà không được dẫn đến tình trạng cô lập.
Tinh thần “không bỏ rơi một ai” và “làm hết sức mình” đòi chúng ta không được bỏ cuộc và phải chịu trách nhiệm về các quyết định và hành động của mình liên quan đến chính các nạn nhân. Trước hết, cá nhân chúng ta phải làm điều này, rồi sau đó cùng nhau, kết hợp sức mạnh và sáng kiến của chúng ta, tôn trọng lẫn nhau trong những kỹ năng khác nhau và lĩnh vực chuyên môn của chúng ta, không phân biệt đối xử nhưng đón nhận nhau. Nói cách khác: sẽ không có gia đình nào không có một mái nhà, không có người tị nạn nào không được đón tiếp, không có người nào không có nhân phẩm, không có người nào bị tổn thương mà không được chăm sóc, không có trẻ em nào không có tuổi thơ, không có người trẻ nào -nam hay nữ- không có tương lai, không có người cao niên nào không được hưởng một tuổi già xứng đáng.
Mong sao đây cũng là cơ hội để nhận ra công việc của những người phục vụ tha nhân và đóng góp vào việc xoa dịu những đau thương của các nạn nhân của chiến tranh và thiên tai, của những người tị nạn và những người chăm sóc cho xã hội, nhất là nhờ biết dũng cảm chọn lựa những gì có lợi cho hoà bình, sự tôn trọng, chữa lành và tha thứ. Đây là phương cách cứu vớt cuộc sống của con người.
Chúng ta không yêu thích một khái niệm, một ý tưởng; chúng ta yêu quý con người. Sự hy sinh quên mình, hy sinh thực sự, phát sinh từ lòng yêu thương… khuôn mặt của những con người -nam cũng như nữ, trẻ em cũng như người già-, của các dân tộc và các cộng đồng ..., những khuôn mặt và những cái tên đong đầy trái tim của chúng ta.
Hôm nay tôi xin đưa ra một thách đố cho Hội nghị thượng đỉnh này: chúng ta hãy nghe tiếng kêu của các nạn nhân và những người đau khổ. Hãy để họ dạy cho chúng ta một bài học về tình nhân loại. Hãy thay đổi lối sống của chúng ta, thay đổi chính sách, những lựa chọn kinh tế của chúng ta, thay đổi thái độ và lối cư xử trịch thượng của chúng ta về văn hoá.
Khi học hỏi từ các nạn nhân và những người đau khổ, chúng ta mới có thể xây dựng một thế giới nhân đạo hơn.
Tôi đoan chắc sẽ cầu nguyện cho quý vị, và xin Chúa ban cho tất cả những người hiện diện phúc lành khôn ngoan, mạnh mẽ và bình an.
Vatican, ngày 21 tháng Năm, 2016
Phanxicô, giáo hoàng
Minh Đức chuyển ngữ
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô