Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (6)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (bản dịch Việt ngữ chính thức của Dòng Tên VN) (2)
WGPSG - Đây là bài phỏng vấn quy mô và công phu nhất từ trước tới nay của báo La Civiltà Cattolica. La Civiltà Cattolica cộng tác với nhiều tờ báo khác của dòng Tên trên toàn thế giới như America, Thingking Faith… để thực hiện cuộc phỏng vấn. Ban biên tập của những tờ báo trên gửi các câu hỏi về cho linh mục Antonio Spadaro, S.J. -Tổng biên tập tờ La Civiltà Cattolica- để vị này đúc kết lại và thực hiện cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha. Cha Antonio đã được gặp Đức Phanxicô 3 lần tại Casa Santa Marta để tiến hành cuộc phỏng vấn.
WGPSG đang đăng dần dần từng phần của bài phỏng vấn rất có giá trị này.
Một giáo hoàng tu sĩ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ một dòng tu sau vị đan sĩ Camaldoli là giáo hoàng Grêgôriô XVI, được bầu chọn vào năm 1831, cách nay 182 năm. Tôi hỏi: “Đâu là vị trí riêng của các tu sĩ nam nữ trong Hội Thánh ngày nay?”
“Các tu sĩ nam nữ là những vị ngôn sứ”, Đức Giáo Hoàng nói. “Họ là những người đa chọn bước theo Đức Giê-su, bắt chước đời sống của Ngài trong sự vâng phục Thiên Chúa Cha, trong sự khó nghèo, đời sống cộng đoàn và khiết tịnh. Theo nghĩa này, những lời khấn không thể trở thành những bức tranh biếm họa; nếu không thì, chẳng hạn như, đời sống cộng đoàn trở thành địa ngục và đức khiết tịnh trở thành một lối sống của trai già, gái già. Lời khấn khiết tịnh phải là một lời khấn giúp trổ sinh nhiều hoa trái. Trong Hội Thánh, các tu sĩ được mời gọi trở thành ngôn sứ một cách cụ thể qua việc minh họa cho người khác thấy Đức Ki-tô đã sống thế nào trên trái đất này, và loan báo cho người khác biết nước Thiên Chúa sẽ như thế nào khi thành toàn. Một tu sĩ không bao giờ được phép từ bỏ vai trò ngôn sứ của mình. Điều này không có nghĩa là đối lập với phần phẩm trật trong Hội Thánh, dù chức năng ngôn sứ và cấu trúc phẩm trật không đồng nhất với nhau. Tôi đang nói về một đề nghị vốn rất tích cực, nhưng không được nhút nhát. Chúng ta hãy nghĩ đến những gì mà bao nhiêu bậc đại thánh ẩn tu, nam và nữ tu đã làm từ thời thánh An-tôn viện phụ đến bây giờ. Làm ngôn sứ đôi khi cũng có thể nghĩa là làm ầm ĩ. Tôi không biết phải diễn tả sao đây… Làm ngôn sứ thì tạo ra những tiếng ồn, náo động, một số người còn cho rằng đó là ‘một mớ lộn xộn.’ Nhưng trong thực tế, đặc sủng của ngôn sứ là làm men: ngôn sứ loan báo tinh thần của Tin Mừng.”
Các Bộ trong Giáo triều Rôma: Tính đại đồng, đại kết
Thấy đang đề cập tới phẩm trật, tôi hỏi Đức Giáo Hoàng: “Ngài nghĩ gì về các ban bộ trong giáo triều Rô-ma?”
“Các Bộ trong giáo triều Rô-ma là để trợ giúp cho giáo hoàng và các giám mục,” ngài nói. Chúng phải trợ giúp cả các Hội Thánh địa phương và các hội đồng giám mục. Chúng là phương tiện trợ giúp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi không hiểu đúng, chúng có nguy cơ trở thành cơ quan kiểm duyệt. Thật là kinh ngạc khi thấy những đơn tố giác vì thiếu sự chánh tín từ các nơi gửi về Rô-ma. Tôi nghĩ những trường hợp đó phải được các hội đồng giám mục điều tra kỹ lưỡng, với sự hỗ trợ đắc lực từ Rô-ma. Thực ra, những trường hợp đó nên được giải quyết ở tại chỗ thì hơn. Các Bộ ở Rô-ma là trung gian; chứ không phải là người môi giới hay cơ quan quản lý.”
Tôi nhắc lại cho ĐTC rằng ngày 29 tháng 6, trong buổi cử hành nghi thức làm phép và trao dây pallium cho 34 tổng giám mục, ngài đã nói về “tính đồng đoàn” như con đường dẫn Hội Thánh hiệp nhất đến việc “lớn lên trong sự hòa hợp với việc phục vụ của chức vụ giáo hoàng.” Vì thế, tôi hỏi: “Làm sao chúng ta có thể hòa hợp ưu quyền của Phê-rô với tính đồng đoàn? Đâu là những con đường khả thi cả trong viễn cảnh hiệp nhất các tín hữu Ki-tô giáo?”
Đức Giáo Hoàng trả lời, “Chúng ta phải cùng bước đi: giáo dân, giám mục và giáo hoàng. Tính đồng đoàn của các giám mục phải được sống ở những cấp độ khác nhau. Có lẽ đã đến lúc phải thay đổi phương pháp của Thượng Hội Đồng Giám Mục, vì đối với tôi phương pháp hiện tại có vẻ tĩnh. Điều này cũng sẽ mang giá trị hiệp nhất các tín hữu Ki-tô giáo, đặc biệt là với anh em Chính Thống giáo. Chúng ta có thể học được từ họ nhiều hơn về ý nghĩa của tính đồng đoàn giữa các giám mục và truyền thống họp mặt của giám mục. Nỗ lực suy tư chung, nhìn về cách thức Hội Thánh quản trị trong những thế kỷ đầu, trước khi có sự rạn nứt giữa Đông và Tây, sẽ sinh được hoa trái theo thời gian. Trong tương quan liên đới với các tín hữu Ki-tô khác, điều quan trọng không chỉ là biết nhau rõ hơn, nhưng còn là nhận ra điều mà Thánh Thần đã gieo phía bên kia như là một ân huệ cho cả chúng ta. Tôi muốn tiếp tục cuộc thảo luận bắt đầu từ năm 2007 bởi Ủy Ban Hỗn Hợp, cuộc thảo luận đã dẫn đến việc ký kết Văn Kiện Ravenna. Phải tiếp tục con đường này.”
Tôi tìm hiểu xem Đức Giáo Hoàng nhìn tương lai của sự hiệp nhất Hội Thánh như thế nào. Ngài trả lời: “Chúng ta phải bước đi, hiệp nhất trong khác biệt: không có cách nào khác để nên một đâu. Đây là con đường của Chúa Giê-su.”
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (9)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (8)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (7)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (5)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (4)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (3)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (2)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (1)
Còn tiếp
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô