Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (4)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (bản dịch Việt ngữ chính thức của Dòng Tên VN) (2)
WGPSG - Đây là bài phỏng vấn quy mô và công phu nhất từ trước tới nay của báo La Civiltà Cattolica. La Civiltà Cattolica cộng tác với nhiều tờ báo khác của dòng Tên trên toàn thế giới như America, Thingking Faith… để thực hiện cuộc phỏng vấn. Ban biên tập của những tờ báo trên gửi các câu hỏi về cho linh mục Antonio Spadaro, S.J. -Tổng biên tập tờ La Civiltà Cattolica- để vị này đúc kết lại và thực hiện cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha. Cha Antonio đã được gặp Đức Phanxicô 3 lần tại Casa Santa Marta để tiến hành cuộc phỏng vấn.
WGPSG đang đăng dần dần từng phần của bài phỏng vấn rất có giá trị này.
Kinh nghiệm cai quản trong Hội Thánh
Loại kinh nghiệm cai quản nào, lúc còn làm bề trên rồi bề trên giám tỉnh Dòng Tên, đã giúp việc đào luyện Cha Bergoglio được chín mùi? Phong cách cai quản của Dòng Tên hệ ở việc bề trên phải đưa ra quyết định, nhưng là sau khi đã tham khảo rộng rãi các cố vấn chính thức của mình. Bởi thế, tôi hỏi Đức Thánh Cha: “Đức Thánh Cha có nghĩ rằng kinh nghiệm cai quản của ngài trong quá khứ có thể giúp ngài trong việc cai quản Hội Thánh hoàn vũ hiện nay không?”. Sau khi dừng lại một chút để suy nghĩ, nét mặt trở nên nghiêm trọng nhưng điềm tĩnh, ngài đáp:
“Trong kinh nghiệm của mình khi làm bề trên ở trong Dòng, nói thực ra, tôi không luôn hành xử theo cách đó, nghĩa là không luôn thực hiện việc tham khảo cần thiết. Đây là điều không tốt. Ngay từ đầu, phong cách cai quản của tôi với tư cách là Giê-su hữu đã phạm nhiều sai lầm. Đó là thời điểm khó khăn đối với Dòng: trọn cả một thế hệ Dòng Tên đã biến mất. Vì thế, tôi trở thành giám tỉnh lúc còn rất trẻ. Lúc ấy tôi mới 36 tuổi đầu: quả là điên rồ. Tôi phải đương đầu với nhiều trạng huống khó khăn, và tôi đưa ra các quyết định đột ngột và tự mình. Đúng thế, nhưng tôi phải thêm điều này: khi ủy thác cho ai điều gì, tôi hoàn toàn tin tưởng người ấy. Người ấy phải làm một sai phạm thực sự nghiêm trọng mới khiến tôi quở trách họ. Nhưng dù sao, cuối cùng người ta cũng chán nản vì lối tự quyền.
Cách quyết định tự quyền và vội vã khiến tôi mắc nhiều vấn đề nghiêm trọng và bị kết án là siêu bảo thủ. Khi ở Cordova tôi sống một thời kỳ khủng hoảng nội tâm nghiêm trọng. Điều chắc chắn là tôi không bao giờ giống như chân phước Imelda , nhưng tôi cũng không bao giờ là người cánh hữu cả. Chính cách ra quyết định tự quyền của tôi đã gây ra nhiều vấn đề.”
“Tôi nói điều này từ kinh nghiệm sống và bởi vì tôi muốn làm rõ điều gì gây nguy hại. Với thời gian, tôi đã học được nhiều điều. Chúa đã cho phép tôi học cách cai quản ngang qua cả những sai lầm và tội lỗi của tôi. Vì thế, khi làm Tổng Giám Mục Buenos Aires, tôi đã họp với sáu vị giám mục phụ tá hai tuần một lần, và với hội đồng linh mục nhiều lần trong năm. Họ đặt câu hỏi và chúng tôi tự do thảo luận. Điều này giúp tôi rất nhiều trong việc ra các quyết định tốt nhất. Nhưng bây giờ, tôi nghe một vài người nói với tôi: “Đừng tham vấn quá nhiều, ngài hãy tự mình quyết định”. Trái lại, tôi tin rằng, tham vấn là điều rất quan trọng.”
“Chẳng hạn, các cuộc họp Cơ Mật Viện (Hồng Y), Thượng Hội Đồng (giám mục) đều là những nơi quan trọng để thực hiện việc tham vấn thực sự và tích cực này. Tuy nhiên, chúng ta phải tạo cho các cơ chế này một hình thức ít cứng rắn hơn. Tôi muốn tham vấn thực sự chứ không phải chiếu lệ. Nhóm tham vấn gồm 8 Hồng Y, tức nhóm tham vấn ‘từ bên ngoài’ này, không phải chỉ do quyết định của riêng tôi, mà là kết quả do ý muốn của các Hồng Y, được phát biểu trong các phiên họp toàn thể trước mật nghị bầu giáo hoàng. Và tôi muốn đây là tham vấn thực sự, chứ không phải chiếu lệ”.
Suy nghĩ với Hội Thánh
Tôi hỏi Đức Phanxicô: “Đối với ngài, ý nghĩa chính xác của thuật ngữ 'Cảm nghĩ với Hội Thánh' là gì, một khái niệm mà Thánh I-nhã đã nói tới trong Linh Thao?" Dùng một hình ảnh, không ngập ngừng, Đức Phanxicô trả lời như sau:
“Hình ảnh về Hội Thánh mà tôi rất thích là hình ảnh dân Thiên Chúa trung tín và thánh thiện. Đây là định nghĩa mà tôi thường dùng, và hình ảnh đó cũng có trong Hiến Chế Tín Lý về Hội Thánh của Công Đồng Vatican II nữa (số 12). Việc thuộc về một dân có giá trị thần học rất mạnh mẽ. Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã cứu độ một dân. Không có một căn tính trọn vẹn nếu không thuộc về một dân. Không ai được cứu độ một mình, như một cá nhân đơn độc, nhưng Thiên Chúa lôi kéo ta khi nhìn vào một hệ thống tương quan phức tạp xảy ra trong cộng đoàn nhân loại. Chính Thiên Chúa đã đi vào sự năng động dân tộc này.
“Dân là một chủ thể. Và Hội Thánh là dân của Thiên Chúa trong cuộc hành trình xuyên qua lịch sử, với niềm vui và nỗi buồn. Do đó, cảm nghĩ với Hội Thánh đối với tôi là ở dân này. Và mọi tín hữu, xét như toàn thể, đều là vô ngộ trong khi tin, và biểu lộ tính vô ngộ trong khi tin này (infallibilitas in credendo) ngang qua cảm thức siêu nhiên nơi đức tin của cả một dân đang cùng nhau tiến bước. Đây là điều mà hôm nay tôi hiểu về ‘cảm nghĩ với Hội Thánh’, điều vốn được Thánh I-nhã nói tới. Khi cuộc đối thoại giữa dân với các giám mục và với Đức Giáo Hoàng đi theo đường này và chân thực, thì nó được Chúa Thánh Thần trợ giúp. Do đó, việc cảm nghĩ với Hội Thánh này không phải chỉ liên quan tới các thần học gia mà thôi.”
Với Đức Mẹ cũng thế: nếu muốn biết Đức Mẹ là ai, bạn hãy hỏi các thần học gia; nếu muốn biết phải yêu mến Mẹ ra sao, bạn nên hỏi người giáo dân. Ngược lại, Đức Maria yêu mến Chúa Giêsu bằng trái tim dân tộc như ta đọc trong Kinh Magnificat. Cho nên, ta cũng không nên nghĩ rằng ‘cảm nghĩ với Hội Thánh’ chỉ có nghĩa là cảm nghĩ với phẩm trật của Hội Thánh”.
Dừng lại ít giây, để tránh hiểu lầm, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới điểm sau: “Và, dĩ nhiên, ta phải hết sức cẩn trọng để không nghĩ rằng tính vô ngộ của mọi tín hữu mà tôi nói tới, dưới ánh sáng Vatican II, là một hình thức của chủ nghĩa mị dân. Không phải thế; đó là kinh nghiệm của ‘mẹ thánh là Hội Thánh có phẩm trật,’ như chính Thánh I-nhã đã gọi thế, một Hội Thánh hiểu như dân Chúa, mục tử và dân chúng cùng với nhau. Hội Thánh là toàn thể dân Thiên Chúa.”
“Tôi thấy sự thánh thiện của dân Thiên Chúa, sự thánh thiện trong đời sống thường nhật”.
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Có một ‘giai cấp trung lưu của sự thánh thiện’, mà tất cả chúng ta có thể là thành phần, sự thánh thiện mà Malègue từng đề cập đến”. Đức Thánh Cha có ý nói tới Joseph Malègue, một nhà văn Pháp (1876–1940) mà ngài yêu thích, đặc biệt là bộ sách ba cuốn còn dở dang của ông, tựa là Những Hòn Đá Đen, Các Giai Cấp Trung Lưu Của Sự Cứu Độ (Pierres noires. Les Classes Moyennes du salut). Một số nhà phê bình người Pháp gọi ông là “ông Proust công giáo”.
ĐTC nói tiếp “Tôi thấy sự thánh thiện này trong sự kiên nhẫn của Dân Chúa: một người phụ nữ đang nuôi nấng đưa con, một người đàn ông đang lao nhọc để mang về nhà tấm bánh, những người bệnh, những vị linh mục già nua đã chịu nhiều thương tích nhưng vẫn có nụ cười vì đã phụng sự Thiên Chúa, các nữ tu làm việc chăm chỉ và sống sự thánh thiện tàng ẩn. Đối với tôi, đây là sự thánh thiện chung. Tôi thường nối kết thánh thiện với kiên nhẫn, không chỉ kiên nhẫn hiểu như chịu đựng [hypomoné, một từ Hy lạp trong Tân ước], tức là đón nhận các biến cố và hoàn cảnh trong cuộc sống, nhưng mà còn hiểu như là sự kiên trì tiến tới, ngày này qua ngày khác. Đây chính là sự thánh thiện của Hội Thánh chiến đấu mà thánh I-nhã đã đề cập. Đây là sự thánh thiện của cha mẹ tôi: bố tôi, mẹ tôi, bà ngoại Rosa, những người làm cho tôi rất hạnh phúc. Trong cuốn sách nguyện của mình, tôi giữ chúc thư của bà ngoại Rosa, và tôi thường đọc nó. Đối với tôi, chúc thư này là một lời nguyện. Bà là một vị thánh đã chịu nhiều đau khổ, nhưng với tinh thần thiêng liêng, bà luôn đi tới với sự can đảm.”
“Hội Thánh này, Hội Thánh mà chúng ta nên cùng cảm thức với, vốn là mái nhà của mọi người, chứ không phải là một ngôi nguyện đường bé nhỏ chỉ dành cho một nhóm nhỏ người được chọn. Chúng ta không được phép thu hẹp lòng của Hội Thánh hoàn vũ thành một cái tổ để bảo vệ sự tầm thường của chúng ta. Và Hội Thánh là Mẹ, Hội Thánh trổ sinh hoa trái. Phải như thế.”
“Hội Thánh này, Hội Thánh mà ta nên suy nghĩ với, vốn là nhà của mọi người, không phải là ngôi nhà nguyện nhỏ bé chỉ chứa một nhóm người nhỏ gồm những người được tuyển chọn. Ta đừng thu gọn lòng của Hội Thánh hoàn vũ này thành một cái tổ để bảo vệ tính tầm thường của mình. Và Hội Thánh là Mẹ; Hội Thánh sẵn sàng sinh hoa trái. Phải như thế. Cha thấy đấy, khi biết được được các hành vi tiêu cực nơi các thừa tác viên của Hội Thánh hay nơi các tu sĩ nam nữ, điều đầu tiên nảy sinh trong tâm trí tôi là “đây là một cậu trai già” hay “đây là một cô gái già”. Họ không phải là người cha hay người mẹ theo nghĩa họ không có khả năng trao ban sự sống thiêng liêng. Thay vào đó, chẳng hạn, khi tôi đọc về đời sống của các nhà truyền giáo Salêdiêng tại Patagonia, tôi thấy đó là chuyện một đời sống viên mãn và phát sinh hoa trái.”
“Một ví dụ khác diễn ra trong những ngày gần đây mà tôi thấy rất được chú ý trên báo chí: cuộc điện thoại mà tôi đã gọi cho chàng trai trẻ đã viết cho tôi một lá thư. Tôi gọi cho anh vì lá thư ấy quá đẹp và đơn sơ. Đối với tôi, đây là một hành vi sinh hoa trái. Tôi nhận ra rằng, anh ta là một chàng trai đang lớn, rằng anh xem tôi như một người cha, và rằng lá thư đó kể về một điều gì đó về đời anh với người cha. Người cha này không thể nói “Cha không quan tâm”. Điều sinh hoa trái như vậy làm tôi rất hạnh phúc.”
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (9)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (8)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (7)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (6)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (5)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (3)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (2)
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô (1)
Còn tiếp
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô